Học thuật

Cấm vận là gì?

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu cấm vận (embargo) là gì?

Cấm vận là gì?

Chính sách, biện pháp cấm vận (embargo) là các quy định về cấm xuất, nhập khẩu một loại hàng hóa đặc biệt với một nước nào đó

Cấm vận là gì?

Chính sách, biện pháp cấm vận (embargo) là các quy định về cấm xuất, nhập khẩu một loại hàng hóa đặc biệt, ví dụ thiết bị quân sự, hoặc phong tỏa hoàn toàn hoạt động buôn bán với một nước nào đó. Chính sách cấm vận có thể do một nước, nhưng cũng có thể do nhiều nước hoặc tất cả các nước (thông qua Liên hợp quốc) áp đặt đối với một nước. Đây là một cách để trừng phạt nước đó nhằm làm thay đổi đường lối chính trị mà chính phủ của nó theo đuổi.

Trong những năm gần đây, Mỹ là nước thực hiện chính sách cấm vận nhiều nhất. Chẳng hạn, Mỹ đã thực hiện chính sách cấm vận đối với Việt Nam, Cu Ba, Libi, Irắc, v.v...Chính sách như vậy của Mỹ đã gây thiệt hại lớn cho các nước bị cấm vận (do khó xuất khẩu hàng hóa, nhập khẩu các vật tư, thiết bị, công nghệ cho sản xuất, không thể tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế)

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Một số chính sách cấm vận của Mỹ với các nước

Cấm vận Cuba (kể từ năm 1960) là cuộc chiến dài kỳ và không hiệu quả chống lại một hệ tư tưởng. Lệnh cấm vận áp đặt lên Cuba được bắt đầu từ năm 1960 với việc hủy bỏ hạn ngạch xuất khẩu đường từ Cuba sang Mỹ. Các công ty thuộc nước thứ ba (đặc biệt là các ngân hàng) có thể bị Mỹ cấm vận nếu như họ kinh doanh ở Cuba. Đây là một trong những chính sách cấm vận kéo dài nhất nhưng lại được đánh giá là ít hiệu quả nhất trên thế giới

Cấm vận Iran (kể từ 1979) kiểm soát tài chính giúp đẩy nhanh quá trình đàm phán hạt nhân. Khi Quốc hội Mỹ tranh luận về các lệnh cấm vận tài chính ngặt nghèo đối với Iran vào cuối năm 2011, một số ý kiến cho rằng chính sách này có thể khiến kinh tế thế giới gián đoạn. 

Cấm vận Triều Tiên (kể từ 2006) diễn ra trong bối cảnh Triều Tiên đẩy mạnh chương trình vũ khí hạt nhân trong suốt thập kỷ qua, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc áp đặt những biện pháp trừng phạt nghiêm khắc, đặc biệt là sau sự kiện Bình Nhưỡng thử bom hạt nhân lần thứ ba vào tháng 2/2013. Các tổ chức và quan chức Triều Tiên có liên quan đến chương trình này bị cấm thị thực và đóng băng tài khoản, trong khi các nước thành viên UN bị cấm nhập khẩu tất cả hàng hóa xa xỉ và vũ khí từ Triều Tiên. 

 

 

Tin mới lên