Cấp tín dụng online: Ngân hàng lúng túng, lo rủi ro

Hải Đường - 15/12/2021 19:47 (GMT+7)

(VNF) - Đại diện Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), bà Nguyễn Thị Phương cho biết các tổ chức tín dụng rất lúng túng và gặp khó khăn trong triển khai, hướng dẫn áp dụng các phương tiện điện tử trong việc cấp tín dụng để vừa đảm bảo tuân thủ pháp luật, vừa đáp ứng nhu cầu kinh doanh.

VNF
Toàn cảnh tọa đàm "Thực trạng giao dịch điện tử trong lĩnh vực ngân hàng hiện nay và kiến nghị hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về giao dịch điện tử trong lĩnh vực ngân hàng" do Hiệp hội Ngân hàng tổ chức

Ngân hàng là một trong những lĩnh vực triển khai hoạt động điện tử và xây dựng khuôn khổ pháp lý cho hoạt động ngân hàng điện tử sớm nhất nhất thông qua các quy định về nghiệp vụ thẻ, ATM, dịch vụ Internet Banking và Mobile Banking. Tuy nhiên, trong cuộc cách mạng 4.0, khi công nghệ ngày càng phát triển và đòi hỏi sự thích ứng linh hoạt, các tổ chức tín dụng đã nêu lên nhiều vướng mắc về pháp lý khi áp dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của ngân hàng.

Tại tọa đàm "Thực trạng giao dịch điện tử trong lĩnh vực ngân hàng hiện nay và kiến nghị hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về giao dịch điện tử trong lĩnh vực ngân hàng" do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức, đại diện của nhiều ngân hàng TMCP nói riêng cũng như các tổ chức tín dụng nói chung đã kiến nghị Ngân hàng Nhà nước sửa đổi các thông tư như Thông tư 07, Thông tư 13, Thông tư 35,…

Trong đó, một trong những vấn đề nổi cộm được nhiều đại diện ngân hàng TMCP đề cập là chữ ký điện tử.

Cụ thể, ông Nguyễn Thành Long, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), Chủ nhiệm Câu lạc bộ Pháp chế Ngân hàng cho rằng yêu cầu về chữ ký điện tử không rõ ràng, mang tính định tính dẫn đến các bên khó xác định được chữ ký đúng quy định và có giá trị pháp lý. Hay các quy định về điều kiện xác định chữ ký điện tử được xem là an toàn cũng là một trong các vướng mắc được đề cập đến.

Để khắc phục những vướng mắc này, ông Long kiến nghị Ngân hàng Nhà nước sửa đổi quy định về “chữ ký điện tử”; bỏ quy định yêu cầu các bên tham gia giao dịch phải có “chữ ký điện tử” theo quy định pháp luật giao dịch điện tử; sửa đổi quy định về “ký kết” thỏa thuận, hợp đồng” thành “giao kết” thỏa thuận, hợp đồng.

Ngoài ra, chữ ký điện tử cũng là một trong những vấn đề khi áp dụng công nghệ thông tin trong nghiệp vụ cấp tín dụng.

Theo đó, nhu cầu cung cấp dịch vụ tín dụng trên kênh số đối với các khoản vay tiêu chuẩn, có mục đích tiêu dùng là rất lớn, giúp khách hàng tiếp cận kênh tín dụng ngân hàng một cách thuận tiện, dễ dàng, giúp đẩy lùi tệ nạn “tín dụng đen”.

Tuy nhiên, quy định hiện hành chưa đáp ứng được nhu cầu của các khách hàng và tổ chức tín dụng do các vướng mắc về chữ ký điện tử; việc thẩm định, phê duyệt tự động các khoản vay tiêu chuẩn này.

Đại diện Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), bà Nguyễn Thị Phương cho biết các tổ chức tín dụng rất lúng túng và gặp khó khăn trong triển khai, hướng dẫn áp dụng các phương tiện điện tử trong việc cấp tín dụng để vừa đảm bảo tuân thủ pháp luật, vừa đáp ứng nhu cầu kinh doanh.

“Với khuôn khổ pháp lý như hiện tại, nếu các tổ chức tín dụng vẫn quyết tâm làm và mạnh dạn triển khai thì sẽ phải đối diện với rất nhiều rủi ro”, bà Phương cho biết.

Đại diện BIDV kiến nghị Ngân hàng Nhà nước sửa đổi Thông tư 07, Thông tư 13 để tạo hành lang pháp lý trong việc cấp tín dụng và ứng dụng công nghệ thông tin trong việc cấp tín dụng; cho phép tổ chức tín dụng sử dụng hệ thống công nghệ và xây dựng các tiêu chuẩn để hệ thống thẩm định, phê duyệt, giám sát sau đối với các khoản vay tiêu chuẩn, có giá trị nhỏ và được đảm bảo bằng sổ, thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng phát hành.  

Đại diện Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết đã tổng hợp thành 6 nhóm vấn đề cần được báo cáo Ngân hàng Nhà nước để có giải pháp tháo gỡ.

Thứ nhất là nhóm vấn đề về định danh, xác thực khách hàng, xác thực giao dịch. Thứ hai là nhóm về chữ ký điện tử, giao dịch điện tử, dữ liệu điện tử.

Thứ ba là nhóm về hoạt động nghiệp vụ ngân hàng điện tử, bao gồm nghiệp vụ cấp tín dụng, phát hành giấy tờ có giá, mở và sử dụng tài khoản thanh toán cho người nước ngoài là người cư trú, người không cư trú và sử dụng tài khoản liên quan đến quy định ngoại hối,…

Thứ tư là nhóm về vấn đề trích lập dự phòng và xử lý dự phòng rủi ro hoạt động công nghệ thông tin, ngân hàng điện tử. Thứ năm là nhóm về khai thác, sử dụng dữ liệu và cuối cùng là nhóm về cơ chế chính sách để thích ứng linh hoạt, an toàn đối với hoạt động ngân hàng điện tử.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

(VNF) - Ông Trần Thanh Mẫn hiện là Phó chủ tịch thường trực Quốc hội khoá XV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

(VNF) - Ngoài Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản cùng được Chính phủ trình Quốc hội cho phép thi hành từ ngày 1/7/2024, sớm hơn 6 tháng.

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

(VNF) - Trung ương đã thống nhất giới thiệu Đại tướng Tô Lâm, ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV để bầu giữ chức Chủ tịch nước.

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu gói tín dụng cho người mua, kéo dài thời gian vay lên 10 - 15 năm, lãi suất ưu đãi thấp hơn từ 3 - 5% so với vay thương mại.

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Tổng Bí thư cho biết, Trung ương thống nhất cao về phương án kiện toàn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội để Đảng đoàn Quốc hội giới thiệu với Quốc hội quyết định tại kỳ họp thứ 7 ngày 20/5

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

(VNF) - Phát Đạt đã vật lộn để trải qua một năm 2023 đầy thách thức. Và dường như, điều ấy đã để lại nỗi ám ảnh trong tâm trí của những người đứng đầu tập đoàn này khi năm 2024, mỗi toan tính bước đi của Phát Đạt đều thận trọng như người bước trên băng mỏng.

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

(VNF) - Choáng ngợp trước căn biệt thự rộng 1.000m2 của đại gia Quảng Ninh với những món đồ nội thất đắt đỏ, đặc biệt là hàng tùng cảnh hơn 800 năm tuổi đời. Biệt thự xây dựng với giá 500 tỷ đồng

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

(VNF) - Nhờ số hoá, mọi người có thể tham gia trực tiếp vào trồng rừng, cải tạo rừng. Đầu tư trồng rừng như vậy, theo tính toán, sẽ mang lại lợi ích gấp hàng trăm lần gửi tiền tiết kiệm ngân hàng.

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

(VNF) - Cục Quản lý thị trường TP. HCM đã kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn, qua đó tạm giữ 719 đơn vị sản phẩm không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

(VNF) - Theo nghiên cứu mới nhất, thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra còn tồi tệ hơn gấp 6 lần so với tưởng tượng trước đây.