'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Khủng hoảng trong nội bộ doanh nghiệp không phải là một chủ đề quá mới lạ tại nhiều tập đoàn lớn. Thông thường, giải pháp của các CEO thường đi kèm với các chế độ phúc lợi cho nhân viên, chẳng hạn như một bữa trưa miễn phí, hay một chuyến đi đến Disneyland… Thế nhưng CEO Bjorn Gulden đã đưa ra một phương pháp quyết liệt và táo bạo hơn nhiều.
Chính thức nắm quyền lãnh đạo Adidas vào tháng 1/2023, ông Bjorn Gulden lập tức bị lôi vào một “cuộc chiến”. Gã khổng lồ kinh doanh đồ thể thao của Đức thời điểm bấy giờ đang quay cuồng xử lý những rắc rối liên quan đến hợp đồng hợp tác với nam rapper Kanye West, hay còn có biệt danh là Ye.
Theo đó, trong quá trình hai bên hợp tác phát triển bộ sưu tập mang tên Adidas Yeezy, nam rapper nổi tiếng đã vướng vào “làn sóng tẩy chay” gay gắt từ cộng đồng mạng do phát ngôn chống lại người Do Thái của anh trên mạng xã hội. Hành động này được cho là cố tình chia rẽ chủng tộc, khiến các nhãn hàng hợp tác với Ye, bao gồm Adidas, phải chịu hệ quả vô cùng nặng nề.
Khủng hoảng đã khiến 142 nhân viên tại Adidas mất việc, tổng công ty cũng không khá khẩm hơn khi hoàn toàn mắc kẹt với toàn bộ số giày Yeezy trị giá 320 triệu USD đã sản xuất xong. Người tiêu dùng xa lánh chàng rapper và không chấp nhận tất cả các sản phẩm kết hợp với Ye của Adidas.
Để bảo toàn danh tiếng công ty, Adidas đã phải lên tiếng thanh minh rằng hành động của Ye hoàn toàn đến từ cá nhân, và Adidas sẽ không dung thứ cho chủ nghĩa bài xích người Do Thái hay bất kỳ ngôn ngữ công kích mang tính thù địch nào khác.
Adidas cũng nhấn mạnh: “Những bình luận và hành động gần đây của Ye là không thể chấp nhận được, đầy hận thù và nguy hiểm, đồng thời chúng vi phạm các giá trị của công ty về sự đa dạng và hòa nhập, tôn trọng và công bằng lẫn nhau”.
Chính bởi những lý do này, Adidas đã cắt đứt quan hệ với Kanye West vào tháng 10/2022. Hợp đồng kết thúc, song những mâu thuẫn, hỗn loạn trong nội bộ tập đoàn vẫn chưa chấm dứt. Tận 1 năm sau vụ bê bối, các nhân viên của Adidas vẫn liên tục phàn nàn về sự thiếu minh bạch của công ty.
Điều này đã tạo ra một sức ép rất lớn với ông Gulden, người vừa về làm CEO cho tập đoàn ngay sau khi khủng hoảng vừa kết thúc. Ông vừa phải nghĩ cách tăng doanh số bán hàng cho hãng, vừa phải đảm bảo đưa động lực làm việc của các nhân viên quay trở lại, để họ tiếp tục cống hiến hết mình cho doanh nghiệp.
Chính vì vậy, ông quyết định cung cấp số điện thoại cá nhân của mình cho hơn 60.000 nhân viên Adidas, với mong muốn lắng nghe và giải đáp thắc mắc của từng người một. Theo nhiều luồng ý kiến, cách làm của ông Gulden như tự “lấy đá ghè chân”, biến khủng hoảng của cả một tập đoàn thành khủng hoảng của chính bản thân mình, và điều này sẽ chẳng giúp gì ngoài tạo thêm áp lực cho người dẫn dắt Adidas lúc bấy giờ.
“Một số người cho rằng tôi có vấn đề về đầu óc”, ông Gulden cho biết, đồng thời khẳng định quan điểm của bản thân là các lãnh đạo cần cởi mở với người lao động nếu muốn giải quyết bất cứ vấn đề gì trong công ty.
CEO Adidas chia sẻ có thời điểm ông nhận tới tận hơn 200 tin nhắn/tuần, bên cạnh giãi bày lo lắng còn là những đề xuất thay đổi để vực dậy công ty. Đáng ngạc nhiên, giải pháp này thực sự đã xoay chuyển hoàn toàn cục diện. Bằng việc cung cấp số điện thoại, ông Gulden đã thực sự giúp hãng thời trang thể thao đình đám hồi sinh.
Sau gần 1 năm tính từ thời điểm ông Gulden lên nắm quyền, Adidas đã bắt đầu quay trở lại và thậm chí là có lãi trong năm 2023. Cổ phiếu của công ty ghi nhận tăng 17,5% trong khi giá cổ phiếu của đối thủ cạnh tranh, Nike giảm 18%, thậm chí hãng này còn dự kiến cắt giảm hàng trăm nhân sự để tiết kiệm 2 tỷ USD.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.