Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Từ tháng 8/2015, Giao hàng nhanh đã cho ra mắt ứng dụng gọi xe tải, xe chở hàng Ahamove. Ahamove khi đó có hình thức sử dụng tương tự các ứng dụng gọi xe khác như Uber, GrabTaxi, chỉ khác là dùng để gọi xe tải, xe ba gác hay các xe khác dành cho nhu cầu vận chuyển hàng hóa.
Để sử dụng ứng dụng này, người dùng cài app Ahamove lên các smartphone chạy Android hay iOS của mình. Đầu tiên, người dùng mở ứng dụng lên và chọn điểm đến, sau đó chọn loại xe, chọn thêm các dịch vụ kèm theo, từ đó ứng dụng sẽ tính toán số tiền cước chính xác cho hành trình này.
Ngay sau đó, tín hiệu từ ứng dụng sẽ phát đi, các tài xế trong khu vực bán kính 500m sẽ nhận được tín hiệu đầu tiên, kế đó là các lái xe trong phạm vi 1km-2km-7km. Những tài xế càng gần người gọi dịch vụ càng dễ nhận tín hiệu để đến nhận hàng; ngoài ra những tài xế đã được bình chọn yêu thích sẽ được ưu tiên nhận đơn đặt hàng. Như các ứng dụng khác, người dùng có thể quan sát lộ trình di chuyển và các thông tin của tài xế như tên, số điện thoại, biển số xe.
Khi mới ra đời, dịch vụ gọi xe tải của Ahamove được đánh giá rất cao, dịch vụ có thể giúp tận dụng các xe tải chưa hoạt động hết công suất tham gia vận chuyển hàng hóa để tăng năng suất, tăng thu nhập cho tài xế, giảm tải các xe chạy không trên đường. Lúc ra mắt, Ahamove đặt mục tiêu sẽ phát triển dịch vụ ra thị trường Hà Nội ngay sau TP. HCM.
Thế nhưng sau 3 năm thì Ahamove lại được biết đến như một ứng dụng giao hàng, giao hàng tạm ứng bằng xe máy khá thành công và phát triển rất mạnh ở Hà Nội và TP. HCM. Có thể nói ứng dụng giao hàng Ahamove đã vươn lên trở thành ứng dụng số 1 về giao hàng cho các shop bán hàng thương mại điện tử, giao các đơn hàng nhỏ lẻ cần giao một cách tức thời.
Câu hỏi đặt ra là tại sao Ahamove không mở rộng dịch vụ gọi xe tải như lúc ban đầu mới khởi nghiệp? Ông Trường Bomi, nhà sáng lập và CEO Ahamove cho biết hiện nay mô hình gọi xe tải theo nhu cầu vẫn được cung cấp ở TP. HCM, có khá nhiều phương tiện vận chuyển riêng tham gia cung cấp dịch vụ cho ứng dụng bao gồm cả xe tải nhẹ, xe ba gác.
Doanh thu của dịch vụ này ở thị trường TP. HCM đã mang lại lợi nhuận cho Ahamove, tuy nhiên Ahamove chưa thể mở rộng ra các thị trường khác do nhu cầu vận chuyển bằng xe tải nội đô không quá lớn trong khi đó lại khó khăn do không giải quyết được bài toán ứng tiền hàng.
Thông thường, khi tài xế được gọi đi giao hàng của các nhà bán hàng, nếu khách hàng có nhu cầu ứng trước tiền hàng hóa thì tài xế sẽ ứng trước tiền hàng và sau đó thu lại của người nhận khi giao hàng.
Tuy nhiên do hàng chuyển qua xe tải có giá trị tương đối lớn, có những xe hàng lên tới 8-10 triệu đồng tiền hàng hoặc có khi lên đến vài chục triệu đồng nên nhiều tài xế không đủ khả năng ứng trước tiền hàng. Còn nếu giao hàng rồi sau đó họ phải quay lại trả tiền cho người bán hàng thì có khi đoạn đường quay lại sẽ không thuận tiện cho lái xe.
“Dịch vụ xe tải gọi qua ứng dụng rất thích hợp, tiết kiệm cho những khách hàng có nhu cầu vận chuyển hàng hóa mà không cần ứng tiền vì giải được bài toán tiết kiệm chi phí, an toàn và được phục vụ với chất lượng tốt”, CEO Ahamove cho biết.
Theo ý kiến của một số người, ngành vận tải Việt Nam hoạt động chưa hết công suất vì hai lý do. Một là, có đến 70% xe tải chỉ chở hàng một chiều; hai là, xe tải chỉ hoạt động hết 30% công suất. Ví dụ mỗi tài xế xe ba gác trung bình có thể chạy 6-7 chuyến/ngày nhưng thực tế chỉ chạy được 2-3 chuyến, có khi không chạy chuyến nào. Có đến 93% lượng xe tải tại Việt Nam do cá nhân sở hữu nên việc kết nối họ để tối ưu năng suất vận tải là rất khó.
Hiện nay, cũng có một số doanh nghiệp khởi nghiệp đang có ý tưởng sẽ phát triển ứng dụng gọi xe tải chở hàng. Nếu như có thêm những ứng dụng gọi xe xe tải như Ahamove giúp tận dụng nguồn tài nguyên xe, tối ưu hóa năng suất xe tải giúp hạn chế tình trạng kẹt xe, gia tăng thu nhập cho tài xế, giá sản phẩm giảm do giá vận chuyển giảm…
Việc có thêm khách hàng trên đường vận chuyển cũng hỗ trợ cho thu nhập của tài xế tham gia vào ứng dụng. Tuy nhiên, việc Ahamove chưa thành công trong cung cấp ứng dụng gọi xe tải cũng là một kinh nghiệm cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.
Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới, chi phí về vận tải của Việt Nam lên đến 23-25% GDP. Trong khi đó, các nước trong khu vực như Thái Lan, Trung Quốc chỉ dao động 16-17%.
Tại Việt Nam, số liệu của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy cả nước có khoảng 600.000 xe tải các loại trong đó trên 93% số lượng xe tải thuộc sở hữu của cá nhân. Ngoài ra, hai phần ba lượng xe tải chỉ chở hàng một chiều, với tổng giá trị thị trường vận tải đường bộ lên đến 7 tỷ USD mỗi năm.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.