CEO Asanzo: 'Sẽ tiếp tục ‘bình dân hoá công nghệ’, 63 tỉnh thành sẽ có trung tâm bảo hành'

Hà Hoàng - 10/06/2020 17:45 (GMT+7)

(VNF) - Chỉ sau 5 năm, thương hiệu Asanzo đã trở thành một cái tên quen thuộc với người tiêu dùng, với đa dạng các sản phẩm điện tử, điện lạnh, gia dụng như tivi, tủ lạnh, nồi cơm điện, máy lọc nước, smartphone phân phối rộng khắp cả nước… Bước sang năm thứ 6, theo CEO Phạm Văn Tam, đây là thời điểm thích hợp để Asanzo hướng tới những bước phát triển xa hơn.

VNF
Ông Phạm Văn Tam, CEO Asanzo.

Kim chỉ nam là người tiêu dùng thu nhập thấp

Chia sẻ với báo giới tại buổi ra mắt sản phẩm mới mới đây, ông Phạm Văn Tam, CEO Asanzo khẳng định với mục tiêu lấy người tiêu dùng làm kim chỉ nam để phát triển, những sản phẩm của Asanzo đã định hướng ngày càng rõ ràng hơn.

Trả lời câu hỏi về việc chọn người đại diện cho sản phẩm mới ra mắt, ông Tam nhấn mạnh: “Tôi không chọn ngôi sao hay những người nổi tiếng để đại diện cho Asanzo lần này bởi chính tôi là người đại diện cho Asanzo, đó là tâm huyết của tôi, là những chất đọng lại cho những việc tôi làm suốt thời gian qua”.

“Cũng qua đó, tôi muốn gửi thông điệp tới người tiêu dùng rằng tôi đã ‘đẻ’ ra Asanzo và tôi cũng sẽ chịu trách nhiệm về nó bởi chỉ những người làm ra sản phẩm mới có thể hiểu và chịu trách nhiệm về sản phẩm đó trước người tiêu dùng. Điều tôi mong muốn nhất vẫn là tạo công ăn việc làm cho người Việt Nam. Mục tiêu năm 2020 của chúng tôi và những năm sắp tới đây là sẽ tiếp tục phát triển các nhà máy. Có thể chưa hiện đại nhất nhưng chúng tôi sẽ phát triển nó không ngừng, không bỏ cuộc để Asanzo đi lên bằng những sản phẩm mới, công nghệ mới”, ông nói.

Được biết trước khi thành lập Asanzo, ông Phạm Văn Tam đã có một quãng thời gian dài “ngụp lặn” trong ngành điện tử gia dụng. Đi khắp mọi miền đất nước, ông Phạm Văn Tam đã có dịp hiểu, nhìn nhận sâu sắc về cuộc sống và nhu cầu của người dân ở thành thị sung túc đến miền quê nghèo khó.

Ông cũng nhận thấy những khách hàng bình dân ở Việt Nam chiếm số lượng đông đảo nhất, nhưng các sản phẩm điện tử gia dụng chất lượng tốt, giá phù hợp lại hiếm hoi trên thị trường. 

“Với kim chỉ nam là người tiêu dùng thu nhập thấp, nhất là người nông thôn, chúng tôi có phát triển và chúng tôi gắn bó. Xuất phát điểm của tôi cũng từ nông thôn, tôi hi vọng rằng qua đây người tiêu dùng có thể cảm nhận được tâm huyết của chúng tôi. Tâm huyết của chúng tôi là đem lại cho người tiêu dùng một giá trị thật sự”, ông Tam chia sẻ.

Asanzo ra đời từ việc sản xuất dòng TV LED đầu tiên nhằm phục vụ phân khúc bình dân, phân khúc mà các thương hiệu ngoại bỏ quên. Nói về định hướng của Asanzo trong thời gian tới, theo CEO Asanzo, trong năm 2020, công ty sẽ tiếp tục con đường đi từ bấy lâu nay, hoàn thành những kế hoạch còn dang dở.

“Mục tiêu của Asanzo cũng bao gồm việc hướng đến người dùng trẻ, các hộ gia đình có thu nhập trung bình khá và mong muốn lối sống hiện đại, tiện ích và tiết kiệm hơn”, ông Tam nói.

Ông Tam cũng khẳng định công ty sẽ phổ cập những công nghệ mới, hiện đại, thuộc dạng “xa xỉ” tới người tiêu dùng sao cho “bình dân hoá công nghệ” hiện đại, đắt tiền với giá thành tốt nhất, tiện dụng nhất để người dùng dù không biết chữ cũng có thể sử dụng.

“Với những sản phẩm chiến lược, thời gian trước tôi luôn muốn đa dạng hoá các sản phẩm, tuy nhiên hiện tại tôi cho rằng cần biết được cái nào là thế mạnh của mình, sản phẩm nào mình có thể làm tốt hơn để mình ưu tiên làm, không dàn trải những sản phẩm không phải thế mạnh, không phải là kỹ thuật giỏi. Chúng tôi sẽ cải tổ lại”, ông cho biết.

Cũng theo ông Phạm Văn Tam, tất cả các sản phẩm của Asanzo từ máy lạnh đến tivi luôn ưu tiên tính thẩm mỹ, trau chuốt công nghệ và đặt trọng tâm là sự tiện dụng cả về hướng dẫn sử dụng sao cho người dùng dù không biết chữ chỉ cần nhìn hình sẽ muốn mua, biết dùng sản phẩm một cách dễ dàng.

“Chúng tôi vẫn luôn cập nhật các công nghệ mới sao cho thế giới có, người Việt Nam cũng có, người tiêu dùng nghèo cũng có thể sử dụng được. Trước kia chúng tôi không theo con đường này, chúng tôi chỉ chú trọng về việc “giá rẻ”, nay chúng tôi đặt trọng vừa rẻ vừa chất lượng, vừa công nghệ mới nhất. Đó là định hướng của chúng tôi”, ông Tam cho hay.

Mục tiêu nâng cao tỷ lệ nội địa hoá

“Những yếu tố để chúng tôi định hướng bao gồm có môi trường. Mình làm gì cũng cần để ý môi trường xung quanh. Những khâu sản xuất sản phẩm liên quan đến túi nilon, rác thải nhựa chúng tôi sẽ loại bỏ dần để bảo vệ môi trường. Về yếu tố dây chuyền, vừa rồi Asanzo dự tính khai trương nhà máy tại quận 9, tất cả dây chuyền chúng tôi đầu tư hiện đang tập trung lại cho những nhà máy cũ, chúng tôi sẽ cần cải tổ lại.

Chúng tôi sẽ đầu tư lại nhà máy, dây chuyền nhà máy, cố gắng hoàn thiện, những model nào làm được chúng tôi sẽ làm. Chúng tôi cũng sẽ tìm kiếm hợp tác cùng các doanh nghiệp tại Việt Nam để nâng cao tỷ lệ nội địa hoá những sản phẩm của Asanzo.

Về bảo hành, nếu trước kia mọi khách hàng theo thói quen ghi chép bằng sổ, khi sổ bảo hành thất lạc khách hàng sẽ bị thiệt thì nay chúng tôi sẽ quản lý bảo hành qua QR Code để người tiêu dùng có thể bảo hành, sửa chữa lỗi tiện dụng, an toàn hơn…”, ông Phạm Văn Tam nói.

Tiếp tục nhấn mạnh về vấn đề chăm sóc người tiêu dùng, ông Tam chia sẻ tại Asanzo, nhiều nhân viên thắc mắc tại sao dịch Covid-19, công ty không đi làm từ thiện hay cứu trợ, tặng gạo,… như các doanh nghiệp khác?

“Tôi muốn nói rằng Asanzo sinh ra đã 5 năm, hiện tại đang ở năm thứ 6, đã có 5 triệu sản phẩm phục vụ người tiêu dùng. Tại sao chúng ta chỉ muốn làm những việc cứu “tức thì” mà không phải việc gì ý nghĩa hơn?

Những khách hàng của chúng tôi đa số là những người nghèo, những sản phẩm họ mua từ cách đây 3-4 năm, một số phụ kiện như điều khiển bị hỏng muốn mua mới phải trả vài trăm nghìn đồng. Do đó chúng tôi có chương trình đổi phụ kiện miễn phí để hỗ trợ người dân, những khách hàng cũ. Chúng tôi đã đến tận nơi, trên toàn quốc kiểm tra và thay miễn phí cho người dân”, ông Tam cho hay.

“Mỗi người, mỗi doanh nghiệp đều có một cách làm khác nhau để ủng hộ người dân và theo tôi làm cách nào, phương thức nào cũng được miễn sao kết quả tốt nhất cho người tiêu dùng”, ông nhấn mạnh.

Tiếp tục chia sẻ thêm về định hướng phát triển của Asanzo, ông nói: “Trong thời gian sắp tới, chúng tôi cũng định hướng mở thêm các trung tâm. Chúng tôi đang có 3 trung tâm tại 3 miền trên toàn quốc, mục tiêu của chúng tôi là mở các trung tâm bảo hành gần như là tại các tỉnh. Kế hoạch của Asanzo là 63 tỉnh thành đều có trung tâm bảo hành để phục vụ tối ưu nhất!”.

Cũng theo CEO Asanzo, đối với việc mở rộng mạng lưới từ mạng lưới ngoài, siêu thị đến các kênh truyền thống, công ty sẽ tập trung phát triển theo xu thế trên toàn cầu là thông qua kênh thương mại điện tử. Qua đó, Asanzo sẽ hỗ trợ sản phẩm tốt, kinh phí để các đơn vị thương mại điện tử có thể đưa những sản phẩm công ty tiếp cận tới đông đảo người tiêu dùng.

Cũng nằm trong chiến lược sắp tới, sếp Asanzo cho hay ngoài 2 sản phẩm tivi, điều hoà, công ty sẽ hướng thêm về sản phẩm đồ bếp, đồ gia đình, sức khoẻ cao cấp hơn như nồi chiên không dầu, bình siêu tốc,…

“Chúng tôi sẽ làm được như tôi hứa, không đùn đẩy trách nhiệm, sản phẩm bị lỗi cho người tiêu dùng để họ bị thiệt thòi”, ông Tam nói.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Ngân hàng Nhà nước bất ngờ dừng đấu thầu vàng miếng

Ngân hàng Nhà nước bất ngờ dừng đấu thầu vàng miếng

(VNF) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố dừng đấu thầu bán vàng miếng và sẽ triển khai phương án bình ổn thay thế trong thời gian sớm nhất.

Các nhà mạng dốc tiền đầu tư 5G, tính thu về tỷ USD

Các nhà mạng dốc tiền đầu tư 5G, tính thu về tỷ USD

(VNF) - Với những tính năng vượt trội như mạng băng thông rộng, tốc độ kết nối cao gấp khoảng 40 lần với 4G, độ trễ thấp, đáp ứng nhanh, mạng thông tin di động thế hệ thứ 5 (5G) được kỳ vọng sẽ là trụ cột, là cơ sở hạ tầng quan trọng giúp nền kinh tế số của Việt Nam “cất cánh” trong thời gian tới.

Lập bản đồ số về quy hoạch: Dễ dàng tra cứu mọi mảnh đất trước khi xuống tiền

Lập bản đồ số về quy hoạch: Dễ dàng tra cứu mọi mảnh đất trước khi xuống tiền

(VNF) - Phó giám đốc Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Nam Nguyễn Hưng khẳng định, việc số hoá và công khai các quy hoạch có ý nghĩa quan trọng, giúp nhà đầu tư (NĐT) hình dung được không gian phát triển của tỉnh, từ đó có thể nghiên cứu rót vốn vào các lĩnh vực giàu tiềm năng.

'Ngành bán dẫn là cốt lõi phát triển kinh tế số'

'Ngành bán dẫn là cốt lõi phát triển kinh tế số'

(VNF) - Thời gian qua, Việt Nam đã trở thành “cứ điểm” hấp dẫn cho các nhà sản xuất bán dẫn quốc tế, như Samsung, Intel và LG. Tuy nhiên, để tham gia sâu vào chuỗi cung ứng, cũng như gia tăng sức mạnh tự cường trong việc phát triển lĩnh vực này, cần một chiến lược dài hơi và sự quyết tâm của các doanh nghiệp trong nước.

Ngân hàng SCB đóng cửa 61 phòng giao dịch

Ngân hàng SCB đóng cửa 61 phòng giao dịch

(VNF) - Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) vừa tiếp tục chấm dứt hoạt động đối với một phòng giao dịch ở TP.HCM. SCB đã đóng cửa 61 phòng giao dịch tại các tỉnh, thành trên cả nước.

Chủ tịch TCBS: 'Việc gì máy làm được thì hãy để máy làm'

Chủ tịch TCBS: 'Việc gì máy làm được thì hãy để máy làm'

(VNF) - Với phương châm “việc gì máy làm được thì hãy để máy làm, chúng ta dành thời gian cho sáng tạo và cải tiến”, Chủ tịch TCBS Nguyễn Xuân Minh cho biết khi tiến hành chuyển đổi số, yếu tố tự động hóa các quy trình vận hành cần đặt lên hàng đầu với mục tiêu chính là giảm thiểu tối đa chi phí vận hành cho công ty.

Quét mã khai báo thông tin: Chỉ 1 vài giây thay thế loạt thủ tục, giấy tờ

Quét mã khai báo thông tin: Chỉ 1 vài giây thay thế loạt thủ tục, giấy tờ

(VNF) - Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06), nhiều kết quả nổi bật đã được ghi nhận tại tỉnh Quảng Nam, trong đó đáng chú ý là những dịch vụ tiện ích phục vụ nhu cầu người dân và doanh nghiệp.

Thanh tra SJC, Doji, PNJ, Bảo Tín Minh Châu kinh doanh vàng: Ai lỗ, lãi mạnh nhất?

Thanh tra SJC, Doji, PNJ, Bảo Tín Minh Châu kinh doanh vàng: Ai lỗ, lãi mạnh nhất?

(VNF) - SJC, Doji, PNJ, Bảo Tín Minh Châu là những doanh nghiệp lớn nhất trong lĩnh vực kinh doanh vàng và thuộc diện thanh tra lần này. Nhiều đơn vị có doanh thu rất lớn nhưng lợi nhuận mỏng dù giá vàng chênh lớn, biến động mạnh.

CEO Kopi Kenangan: Hành trình quán cà phê địa phương thành thương hiệu tỷ USD

CEO Kopi Kenangan: Hành trình quán cà phê địa phương thành thương hiệu tỷ USD

(VNF) - Edward Tirtanata, nhà đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành 35 tuổi của Kopi Kenangan, đã biến một cửa hàng cà phê địa phương trở thành “kỳ lân” F&B đầu tiên tại Đông Nam Á với doanh thu 100 triệu USD/năm.

Cổ đông ngân hàng mùa thu cổ tức 'khủng' bằng tiền mặt

Cổ đông ngân hàng mùa thu cổ tức 'khủng' bằng tiền mặt

(VNF) - Cổ đông nhiều ngân hàng như ACB, Techcombank, VPBank và MB đang chuẩn bị nhận cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ cao.

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

(VNF) - Golf không còn là một bộ môn thể thao quá xa lạ tại Việt Nam. Hiện nay, có tổng cộng gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc, trong đó, nhiều sân golf được đầu tư xây dựng với diện tích lớn quy mô 36 - 54 hố, đạt chuẩn quốc tế.