Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Diễn biến bất thường trên TTCK Việt Nam từ đầu năm đến nay là việc thanh khoản giảm khá mạnh. Theo ông, thực trạng này xảy ra là vì sao?
Những bất ổn về kinh tế và chính trị trên thế giới trong thời gian vừa qua đã làm ảnh hưởng đến niềm tin của nhà đầu tư và khiến họ hạn chế giao dịch. Tất cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tại thị trường Việt Nam đều có tâm lý trông ngóng kết quả từ cuộc xung đột thương mại Mỹ - Trung.
Tại PHS, trong quý I/2019, thị phần và lợi nhuận của chúng tôi vẫn giữ được mức ổn định và có sự tăng trưởng so với cuối năm 2018. Tuy nhiên, tôi dự báo trong quý II/2019, tình trạng thanh khoản thấp sẽ gây ra ảnh hưởng chung cho toàn bộ các công ty chứng khoán tại Việt Nam.
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung chưa cho thấy hồi kết và dường như ngày càng ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư toàn cầu. Ông có thể chia sẻ đánh giá của mình về ảnh hưởng của diễn biến này đến dòng chảy vốn đầu tư quốc tế?
Xung đột thương mại Mỹ - Trung là điều không ai mong muốn vì nó tạo ra tác động tiêu cực trên phạm vi toàn cầu và làm chậm lại quá trình tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, Việt Nam là một trong số ít quốc gia có thể tận dụng cơ hội lớn từ cuộc chiến này.
Theo thống kê của PHS trong 5 tháng đầu năm 2019, vốn FDI đăng ký đạt được khoảng 16,7 tỷ USD so với 9,9 tỷ USD cùng kỳ năm 2018 (tăng 68%), vốn FDI giải ngân đạt 21,3 tỷ USD so với 18,6 tỷ USD cùng kỳ năm 2018 (tăng 15%). Đây là một dấu hiệu tích cực cho nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang gặp nhiều trở ngại.
Được biết, tại Đài Loan, lãi suất ngân hàng ở mặt bằng khá thấp, 1-2%/năm, trong khi tại Việt Nam, lãi suất trái phiếu chính phủ cũng đang ở mức 5-6%/năm. Đây có phải là một lợi thế để kết nối dòng vốn đầu tư từ Đài Loan vào Việt Nam không?
Phải thừa nhận đây thật sự là một lợi thế. Chúng tôi có cổ đông lớn là một doanh nghiệp uy tín niêm yết trên TTCK Đài Loan nên chúng tôi có cơ hội tiếp cận được nguồn vốn với chi phí cạnh tranh và kết nối vào hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
Bên cạnh lãi suất, biến động về tỷ giá luôn là một nội dung quan trọng khi nhà đầu tư nước ngoài quyết định đầu tư vào Việt Nam. Về phía Công ty, chúng tôi luôn đẩy mạnh quảng bá hình ảnh của thị trường Việt Nam đến các nhà đầu tư của mình.
Là người từng gắn bó nhiều năm với TTCK Việt Nam, theo ông, tìm cơ hội đầu tư tốt trên TTCK hiện nay có khó không? Các doanh nghiệp Việt Nam, nếu muốn cải thiện sự hấp dẫn của dòng tiền vào cổ phiếu của doanh nghiệp, thì phải làm thế nào?
Trong hội thảo đầu tư tổ chức vào đầu năm 2018, Khối Phân tích của PHS đã dự báo tương đối chính xác đỉnh của chỉ số trong năm và nếu nhà đầu tư nào tin vào dự báo này thì đã có thể bảo vệ những thành quả đầu tư của mình.
Trong hội thảo đầu tư của năm 2019, Khối Phân tích của PHS tiếp tục dựa vào nhiều phương diện để đưa ra những dự báo về ngành và cổ phiếu tiềm năng trong năm 2019. Theo tôi, với sự lớn mạnh của TTCK Việt Nam, quá trình cổ phần hóa đi kèm niêm yết các DNNN, cơ hội đầu tư vào TTCK Việt Nam là không hiếm.
Vào những giai đoạn TTCK thăng hoa trong những năm gần đây, chúng ta thấy được khối lượng và giá trị giao dịch có sự tăng trưởng rất tốt, một phần rất lớn là giao dịch từ các nhà đầu tư trong nước.
Tôi tin là dòng tiền thông minh của các nhà đầu tư trong nước vẫn chờ đợi cơ hội đầu tư sắp tới. Do vậy, điểm quan trọng là thu hút được dòng tiền từ nước ngoài. Để làm được điều này, tôi nghĩ, cần đẩy mạnh 2 yếu tố chính. Thứ nhất, cần tăng cường việc công bố thông tin bằng tiếng Anh để người nước ngoài có thể tiếp cận được TTCK Việt Nam. Thứ hai, cần gỡ bỏ tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài để tạo thêm nhiều cơ hội hơn nữa, tiến hành đầu tư hoặc hợp tác.
Tại Việt Nam, có nhiều doanh nhân Đài Loan đến kinh doanh và thành đạt. Theo ông, dòng tiền nhàn rỗi từ các doanh nhân này liệu có thể tham gia vào TTCK Việt Nam không và làm cách nào để thu hút họ tham gia vào đầu tư tài chính tại Việt Nam?
Một số doanh nhân Đài Loan đầu tư vào Việt Nam theo hướng sản xuất chứ không phải là đầu tư tài chính. Tuy vậy, khá nhiều nhà đầu tư Đài Loan quan tâm đến TTCK Việt Nam lại đang gặp trở ngại về rào cản ngôn ngữ và công bố thông tin. Theo đánh giá của chúng tôi, có khá nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn tham gia vào TTCK Việt Nam thông qua niêm yết doanh nghiệp của họ trên sàn chứng khoán. Tuy nhiên, quá trình này vẫn còn chậm vì khung pháp lý đang còn có một số hạn chế. Nếu nút thắt này được giải quyết thì tôi tin rằng sẽ có thể thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có nhà đầu tư Đài Loan hơn nữa.
Ông có thể cho biết mục tiêu kinh doanh năm 2019 và chiến lược phát triển dài hạn của Công ty tại Việt Nam là gì?
Mục tiêu của tôi là PHS sẽ phát triển bền vững cùng với sự trưởng thành của TTCK và nền kinh tế Việt Nam. PHS đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế trong năm 2019 sẽ tăng trưởng 75% so với năm 2018.
Sau khi tiến hành hợp nhất với Chứng khoán An Thành vào năm 2015, chúng tôi đã tiến hành nhiều đợt tăng vốn trong 3 năm liên tiếp vừa qua để nâng cao tiềm lực tài chính và minh chứng cho sự gắn bó của các cổ đông Đài Loan với TTCK Việt Nam. Quá trình tăng vốn sẽ tiếp tục trong thời gian tới để đáp ứng cho nhu cầu vốn triển khai các sản phẩm tài chính mới của TTCK Việt Nam.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.