CEO Kopi Kenangan: Hành trình quán cà phê địa phương thành thương hiệu tỷ USD

Bảo Anh - 27/05/2024 11:30 (GMT+7)

(VNF) - Edward Tirtanata, nhà đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành 35 tuổi của Kopi Kenangan, đã biến một cửa hàng cà phê địa phương trở thành “kỳ lân” F&B đầu tiên tại Đông Nam Á với doanh thu 100 triệu USD/năm.

Khi còn là sinh viên, ông Edward Tirtanata "nghiện" cà phê đến mức phải mua một cốc lớn mỗi ngày tại Dunkin’ Donuts hoặc 7-Eleven. Đến nay, từ một chàng trai trẻ yêu thích cà phê, ông Tirtanata đã trở thành CEO của công ty cà phê kỳ lân Kopi Kenangan, đơn vị được quỹ đầu tư mạo hiểm hậu thuẫn.

Khởi đầu là quán cà phê địa phương tại Indonesia từ năm 2017, Kopi Kenangan đã nhanh chóng trở thành thương hiệu cà phê quốc tế trị giá hơn 1 tỷ USD với 800 chi nhánh trên khắp Đông Nam Á. Trong năm 2023, công ty ghi nhận doanh thu lên tới hơn 100 triệu USD.

Vẫn là chàng trai "nghiện" cà phê, hiện tại, mỗi ngày ông Tirtanata đều uống 3 cốc lớn trở lên, không chỉ vì sở thích mà còn cho mục đích thử nghiệm sản phẩm mới.

Edward Tirtanata, nhà đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành 35 tuổi của Kopi Kenangan

Được truyền cảm hứng từ cha mẹ

Ông Tirtanata lớn lên ở thủ đô Jakarta của Indonesia. Năm 2007, ông chuyển đến Mỹ sinh sống do theo học tài chính và kế toán tại Đại học Đông Bắc, Boston.

Ông Tirtanata chia sẻ từ khi còn nhỏ, bản thân đã không phải một người ham học. Thế nhưng, ông lại có một tình yêu mãnh liệt đối với kinh doanh, thứ khiến ông chưa từng bỏ qua bất cứ cơ hội làm ăn nào.

“Khi còn nhỏ, tôi rất nghịch ngợm, tôi không thực sự chú tâm vào việc học quá nhiều. Đối với kinh doanh thì khác, bất cứ khi nào có cơ hội kiếm tiền, tôi đều rất hào hứng. Mục tiêu không phải là muốn kiếm tiền, mà chỉ là niềm vui khi làm việc đó, điều khiến tôi thực sự phấn khích cho tới tận hôm nay”, ông Tirtanata cho biết.

Ngay khi còn là sinh viên, ông Tirtanata đã khám phá ra một nguyên tắc kinh doanh then chốt: “mua thấp, bán cao”. Ông bắt đầu bán thẻ Pokémon và bot chơi game cho bạn bè ở trường để kiếm lời.

Ông Edward Tirtanata cùng gia đình

Được truyền cảm hứng từ cha mẹ, những doanh nhân dành cả đời để buôn bán, làm ăn, ông Tirtanata luôn mong muốn tạo dựng được một thương hiệu của riêng mình trên thế giới. Bước ngoặt thay đổi cuộc đời ông Tirtanata đến từ một cuộc điện thoại, khi mẹ ông gọi đến và tiết lộ về công việc kinh doanh đang gặp khó khăn của gia đình.

Chính điều này đã tạo động lực cho ông Tirtanata đẩy nhanh chương trình học 5 năm và hoàn thành toàn bộ trong 3 năm. Sau đó, ông trở về Indonesia và hợp tác kinh doanh cùng cha mình.

“Khoảng thời gian đó của tôi tràn ngập căng thẳng và bất ổn, nhưng tôi nghĩ đây là một trong những bước đệm giúp tôi trở thành một doanh nhân giỏi hơn”, ông Tirtanata chia sẻ mặc dù phải gánh vác khó khăn tài chính cùng cha mẹ, ông vẫn cố gắng phát triển con đường kinh doanh riêng.

Kopi Kenangan ra đời

Năm 2015, trước khi thành lập Kopi Kenangan, ông Tirtanata đã thử thách bản thân với chuỗi cửa hàng trà mang tên Lewis & Carroll. Mặc dù mở được đến 5 cơ sở, nhưng ông Tirtanata cũng nhanh chóng nhận ra quán trà không mang lại lợi nhuận như mong đợi.

Cũng chính thời điểm này, khi đang tán gẫu về chuyện kinh doanh cùng người bạn lâu năm James Prananto, ông Tirtanata chợt nhận ra Indonesia có rất nhiều chuỗi trà và cà phê lớn, nhưng chi phí lại quá đắt đỏ và không phù hợp với những người dân địa phương.

So sánh mức giá của Starbucks, trong khi một ly latte cỡ lớn của Starbucks có giá xấp xỉ 2% thu nhập trung bình hàng ngày của người dân Mỹ, thì loại đồ uống này lại có giá cao hơn 30% thu nhập trung bình hàng ngày của người dân ở Indonesia.

Từ đây, ý tưởng thành lập Kopi Kenangan, một chuỗi cà phê phù hợp túi tiền với người dân địa phương đã ra đời.

Mô hình kinh doanh chính của Kopi Kenangan là mua mang đi

Vào năm 2017, Tirtanata và Prananto cùng nhau đầu tư 15.000 USD vào loại hình giao hàng mang đi tại Jakarta, Indonesia. Mô hình này cho phép họ giảm chi phí thuê mặt bằng cũng như không tốn tiền thiết kế không gian quán cà phê ngồi tại chỗ, thay vào đó, số tiền được dành dụm để nhập những nguyên liệu chất lượng.

Tirtanata cho biết: “Thay vì tập trung vào ghế sofa hoặc WiFi nhanh, chúng tôi sẽ tập trung vào một tách cà phê ngon, chất lượng cao”. Nhờ quyết định này, Kopi Kenangan đã mở rộng quy mô tới hơn 200 địa điểm và 10 thành phố trong vòng hai năm đầu hoạt động.

Từ Indonesia đến thế giới

Ngành kinh doanh cà phê đang có độ bão hoà cao, đặc biệt là ở các khu đô thị lớn. Để đạt được thành công như hiện tại với Kopi Kenangan là không hề dễ.

Ông Tirtanata từng không ngần ngại chia sẻ 3 yếu tố giúp doanh nghiệp khác biệt với các đối thủ cạnh tranh khác: mô hình mua mang đi, tích hợp công nghệ với hoạt động kinh doanh và đặt yếu tố địa phương lên trên đầu.

Kopi Kenangan xuất hiện tại nhiều nơi, hầu như vẫn giữ nguyên mô hình mua mang đi

Trong đó, yếu tố địa phương là chi tiết khiến Kopi Kenangan nổi trội hơn cả. Nếu như các chuỗi cà phê lớn trên thế giới sử dụng chung 1 công thức tại nhiều quốc gia, thì Kopi Kenangan tìm hiểu sở thích của người dân địa phương, sau đó thay đổi công thức để phù hợp với thói quen ăn uống của khách hàng mỗi khu vực.

“Trong khi Starbucks và các chuỗi cà phê toàn cầu khác thực sự ưu tiên tính nhất quán, tôi nhận ra rằng mọi người có sở thích và sở thích khác nhau.

Đây chính là thứ giúp chúng tôi thực sự định hình chiến lược mở rộng toàn cầu của mình - chúng tôi muốn đảm bảo rằng vị ngọt và độ đậm đà của cà phê thực sự phù hợp với thị trường mà chúng tôi đang hoạt động”, CEO Tirtanata cho biết.

Tính đến nay, chuỗi cà phê Kopi Kenangan đã có mặt ở nhiều nơi trên khắp Indonesia, Malaysia và Singapore. Nhưng với ông Tirtanata, điều đó là chưa đủ. Tham vọng của vị CEO này là đưa thương hiệu Kopi Kenangan lên sàn niêm yết tại Mỹ một ngày nào đó.

“Tôi vẫn đang cố gắng từng ngày để trở thành một lãnh đạo giỏi hơn, bởi tôi biết mọi chuyện sẽ phức tạp hơn khi doanh nghiệp của chúng tôi phát triển hơn. Tôi tin rằng Kopi Kenangan mới ở giai đoạn đầu của cuộc hành trình dài”, ông Tirtanata khẳng định.

Theo CNBC
Chuỗi cà phê Indonesia Kopi Kenangan trở thành kỳ lân F&B đầu tiên tại Đông Nam Á

Chuỗi cà phê Indonesia Kopi Kenangan trở thành kỳ lân F&B đầu tiên tại Đông Nam Á

Tài chính quốc tế
(VNF) - Sau màn gọi vốn thành công 96 triệu USD trong giai đoạn đầu của vòng Series C, chuỗi cửa hàng cà phê Kopi Kenangan của Indonesia đã được định giá 1 tỷ USD và chính thức trở thành "kỳ lân" thực phẩm và đồ uống đầu tiên tại Đông Nam Á.
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
'Việt Nam sẽ  làm  đường sắt cao tốc Bắc - Nam vào năm 2026 - 2027'

'Việt Nam sẽ làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam vào năm 2026 - 2027'

(VNF) - Theo Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng, dự án Đường sắt cao tốc Bắc Nam dài trên 1.500 km dự kiến triển khai vào 2026 - 2027.

Ông Đinh Tiến Dũng thôi làm đại biểu Quốc hội

Ông Đinh Tiến Dũng thôi làm đại biểu Quốc hội

(VNF) - Có 440 đại biểu đã tán thành việc cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Đinh Tiến Dũng thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội.

Đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước

Đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước

(VNF) - Bộ Tài chính đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước trong 6 tháng, từ 1/8 năm nay đến 31/1/2025.

M&A bất động sản: Mờ nhạt nửa đầu năm

M&A bất động sản: Mờ nhạt nửa đầu năm

(VNF) - Thị trường mua bán và sáp nhập (M&A) bất động sản nửa đầu năm 2024 khá mờ nhạt khi chưa có thương vụ nào nổi bật được hoàn thành. Dù vậy, chuyên gia cho rằng điều này không có nghĩa là hoạt động M&A có xu hướng hạ nhiệt mà thực chất các nhà đầu tư đang rà soát, sàng lọc các cơ hội để giải ngân.

Tận hưởng EURO 2024 cùng loạt gói cước data hấp dẫn từ ClipTV

Tận hưởng EURO 2024 cùng loạt gói cước data hấp dẫn từ ClipTV

(VNF) - Hòa mình cùng EURO 2024 - giải bóng được mong chờ nhất mùa hè, ClipTV mang đến cho khách hàng nhiều lựa chọn gói cước để tận hưởng trọn vẹn từng khoảnh khắc bóng lăn.

Mở cặp cửa khẩu Hoành Mô - Động Trung giữa Việt Nam với Trung Quốc

Mở cặp cửa khẩu Hoành Mô - Động Trung giữa Việt Nam với Trung Quốc

(VNF) - Sáng 25/6, tỉnh Quảng Ninh cùng với Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) công bố mở cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô (Việt Nam) - Động Trung (Trung Quốc), bao gồm lối thông quan Bắc Phong Sinh (Việt Nam) - Lý Hỏa (Trung Quốc).

Áp VAT 0% với phân bón, nông dân được hưởng lợi 6.000 tỷ đồng

Áp VAT 0% với phân bón, nông dân được hưởng lợi 6.000 tỷ đồng

(VNF) - Một số quan điểm khẳng định việc áp thuế VAT 0% với mặt hàng phân bón sẽ giúp người nông dân được hưởng lợi 6.000 tỷ đồng.

Bắt tạm giam nguyên Phó ban Nội chính Trung ương Nguyễn Văn Yên

Bắt tạm giam nguyên Phó ban Nội chính Trung ương Nguyễn Văn Yên

(VNF) - Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an vừa khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Văn Yên, nguyên Phó Trưởng ban Ban Nội chính Trung ương.

Nhận sang tay 74,5 triệu cổ phiếu SHB, cậu cả nhà Bầu Hiển lọt top doanh nhân nghìn tỷ?

Nhận sang tay 74,5 triệu cổ phiếu SHB, cậu cả nhà Bầu Hiển lọt top doanh nhân nghìn tỷ?

(VNF) - Nếu thương vụ sang tay giữa T&T Group và ông Đỗ Quang Vinh diễn ra thành công, Phó Chủ tịch Ngân hàng SHB sẽ gia nhập "câu lạc bộ" doanh nhân nghìn tỷ trên sàn chứng khoán, với tổng tài sản lên tới 1.361 tỷ đồng.

EU trừng phạt 2 ‘gã khổng lồ’ vệ tinh và loạt công ty Trung Quốc

EU trừng phạt 2 ‘gã khổng lồ’ vệ tinh và loạt công ty Trung Quốc

(VNF) - Liên minh châu Âu (EU) ngày 24/6 đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 19 công ty Trung Quốc với cáo buộc đã hỗ trợ nỗ lực chiến sự của Nga tại Ukraine.

 'Khảo sát' địa điểm xây Khu công nghiệp VSIP Hà Tĩnh 1.555 tỷ đồng

'Khảo sát' địa điểm xây Khu công nghiệp VSIP Hà Tĩnh 1.555 tỷ đồng

(VNF) - Dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp (KCN) Bắc Thạch Hà (Hà Tĩnh) là dự án đầu tiên do Công ty cổ phần Phát triển đô thị và KCN Việt Nam Singapore (VSIP) đầu tư tại Hà Tĩnh sẽ được khởi công vào ngày 25/6/2023.