'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Sau phát biểu “từng nghĩ đến tự tử vì doanh nghiệp quá khó khăn” tại hội nghị gặp gỡ các doanh nghiệp bất động sản do UBND TP. HCM tổ chức sáng 10/4, bà Nguyễn Thị Như Loan, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai mở lòng với Zing.vn.
Bà Loan cho rằng Quốc Cường Gia Lai đang bước vào thời kỳ rất khó khăn khi cả 12 dự án rộng 150 ha bị tạm dừng triển khai. Khi đó, doanh nghiệp rà soát lại quỹ đất thì chỉ có một dự án rộng 3.000 m2 tại quận 7 có thể thực hiện. Thế nhưng chính dự án này, theo bà, lại đang bị các cơ quan, ban ngành gây khó dễ khiến chậm triển khai.
“Nó như phao cứu sinh trong lúc này vậy. Dự án lớn chúng tôi không còn cái nào, duy nhất dự án này có thể triển khai để nuôi sống hàng nghìn cán bộ nhân viên nên tôi mới khùng lên như vậy”, bà Loan giãi bày.
CEO Quốc Cường Gia Lai cho biết bản thân bà trực tiếp đi làm pháp lý cho dự án mà không thuê tư vấn. Bà đã đọc rất nhiều và am hiểu pháp lý nên hoàn toàn tự tin dự án của mình không sai về mặt này. Tuy nhiên, theo bà, cán bộ một số sở ngành lại bắt bẻ doanh nghiệp ở một số tiểu tiết, không đáng kể.
"Nhà tôi có đồng nào tôi vét hết cho doanh nghiệp sử dụng. Tôi vay bạn bè tiền cho doanh nghiệp sống. Xe của tôi đi, nhà tôi ở cũng mang thế chấp để góp tiền cho doanh nghiệp hết rồi" - bà Nguyễn Thị Như Loan. |
"Có những cán bộ rụt rè, yếu về trình độ và không có tâm khi làm việc giải quyết những vướng mắc", bà nói.
Dự án 3.000 m2 không tiến triển khiến tình hình của Quốc Cường Gia Lai ngày càng khó khăn hơn. Bà Loan cho biết không vay được ngân hàng, cũng không dám vay để trang trải tiền lương hay duy trì hoạt động công ty.
Bà cũng không dám vay tiền để sử dụng cho mục đích khác ngoài đầu tư dự án.
“Nhà tôi có đồng nào tôi vét hết cho doanh nghiệp sử dụng. Tôi vay bạn bè tiền cho doanh nghiệp sống. Xe của tôi đi, nhà tôi ở cũng mang thế chấp để góp tiền cho doanh nghiệp hết rồi. Cả 12 dự án đang đứng im, tôi chỉ muốn khóc”, bà Loan chia sẻ.
Tuy nhiên, CEO Quốc Cường Gia Lai cho biết doanh nghiệp của bà vẫn có những nguồn thu nhỏ từ cao su và thủy điện, có thể hỗ trợ phần nào trong lúc khó khăn.
“Cao su cũng lớn rồi, nếu bỏ phân bón thì nó sẽ tốt hơn nhưng năm nay không có tiền thì không bỏ phân bón mà vẫn thu hoạch. Mình phải tính kế hoạch con nhà nghèo.
Với thủy điện, tôi xin ngân hàng giãn nợ và được chấp nhận. Nghĩa là tiền thu từ phát điện đáng ra trả nợ hàng năm thì giãn ra thì cũng được 40-50% doanh thu. Nguồn thu này có nhưng không đủ để trang trải”, bà Loan nói.
Bà Loan hy vọng sau cuộc đối thoại với lãnh đạo UBND TP. HCM, dự án 3.000 m2 tại đường Trần Trọng Cung (quận 7) có thể triển khai và tạo nguồn thu. Bà nhấn mạnh dự án có vị trí đẹp, có thể bán được hàng để duy trì hoạt động trong bối cảnh khó khăn.
“Tôi muốn làm cho xong bởi đang dở dang thủ tục mà bán lại thì không ai mua. Bản thân mình còn đang vướng về thủ tục thế này, nói gì đến các doanh nghiệp khác họ mua của mình. Tôi mệt mỏi quá rồi”, CEO Quốc Cường Gia Lai nói.
Đánh giá về buổi đối thoại của lãnh đạo TP. HCM với các doanh nghiệp bất động sản, bà Như Loan cho rằng đây là một cơ hội rất quan trọng để doanh nghiệp bày tỏ tâm tư và kiến nghị. Bà tin rằng sau những sự kiện này, các ban ngành phải thay đổi trong việc đối xử với doanh nghiệp.
Bà nhấn mạnh doanh nghiệp chỉ muốn làm đúng, không làm sai, nhưng với điều kiện các sở ngành phải hướng dẫn doanh nghiệp việc làm đúng; với việc làm sai thì phải sửa, bổ sung, điều chỉnh.
CEO Quốc Cường Gia Lai cũng mong muốn các sở ngành cần có những cán bộ có năng lực, không rụt rè sợ hãi để làm việc với doanh nghiệp, giải quyết khó khăn.
Bà Loan cũng đồng tình với lãnh đạo thành phố khi nói rất đúng và thiết thực trong cuộc họp, nhưng bà mong muốn những lời nói đó được đưa vào thực thi.
“Nói rồi thả trôi thì tội cho doanh nghiệp lắm”, bà Loan chia sẻ.
Phát biểu tại hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp bất động sản TP. HCM sáng 10/4, bà Nguyễn Thị Như Loan, Tổng giám đốc Quốc Cường Gia Lai bức xúc với các giải quyết của các cơ quan thành phố với doanh nghiệp, từ đó khiến doanh nghiệp không thể triển khai các dự án của mình. “Tôi rất khổ tâm. Nếu không vì cổ đông, không bị nợ ngân hàng, không vì 3.000 cán bộ nhân viên thì tôi đã tự tử. Tôi để lại di chúc, để lại tâm thư để làm sao Nhà nước có cách nào tháo gỡ cho doanh nghiệp”, bà Loan nói. Phát biểu tại hội nghị Bí thư Thành ủy TP. HCM Nguyễn Thiện Nhân cho rằng không thể để xảy ra tình trạng giám đốc sở nói muốn giúp doanh nghiệp nhưng không biết làm thế nào. Về câu chuyện chuyên viên cấp sở khi nhận hồ sơ của doanh nghiệp lại không trình lên cấp trên khiến công việc bị trì hoãn, ông Nhân khẳng định người đứng đầu mỗi sở phải có trách nhiệm yêu cầu chuyên viên giải quyết hồ sơ trong thời hạn cho phép. |
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.