Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Trong số 4 nhà đồng sáng lập của Ula, có tới 2 người từng là nhân viên cho Amazon là Nipun Mehra và Alan Wong. Theo Nipun, công việc ở Amazon là trải nghiệm đầu tiên của anh sau khi tốt nghiệp tại trường Standford.
Nipun phỏng vấn cho Amazon vào năm 2003 và trở thành một kỹ sư phần mềm, làm việc tại trụ sở chính của Amazon tại Seattle vào năm 2004.
Theo Mehra, thời điểm những năm 2000, 2001 vô cùng khó khăn với Amazon, rất nhiều người thân và bạn bè đều khuyên anh không nên nhận việc tại đây vì “công ty này có thể không tồn tại được”.
“Nhưng khi nhìn lại vào thời điểm này, quả thực khó có thể tưởng tượng Amazon từng bị đánh giá như vậy”, Nipun hài hước nhận xét.
Dù bị mọi người ngăn cản, nhưng khi còn ở trong độ tuổi 20, Nipun không ưu tiên việc phải sống tại California, vậy nên anh quyết định chuyển tới Seattle – nơi anh dành 4 năm sau đó cùng nhóm công nghệ chuỗi cung ứng ở Amazon.
“Tôi chỉ bị mê hoặc bởi ý tưởng về những gì Amazon đang cố gắng làm”, Nipun cho biết.
Theo Mehra, việc làm tại Amazon là thứ khiến anh nảy sinh ý tưởng về việc cung cấp dịch vụ kiểm kê, tài chính cho khách hàng. Cụ thể, công việc của anh là viết thuật toán cho hệ thống nhằm đưa ra hướng dẫn cơ bản về lượng hàng tồn kho cần thiết, nằm tại kho hàng nào, ở vị trí nào, nó được di chuyển như thế nào trong mạng lưới và làm cách nào để giữ cho toàn bộ hệ thống cân bằng?
Nhờ những thuật toán hướng dẫn kiểm kê này, phía Amazon có thể giao hàng tới cho khách từ các kho gần nhất và giúp khách hàng mất ít chi phí hơn. Đó là một vấn đề siêu phức tạp. Và nhóm của Mehra đã phải làm thuật toán cho hàng triệu SKU (đơn vị lưu kho) thuộc các danh mục khác nhau, và thuộc các khu vực khác nhau trên thế giới.
Mehra được tận mắt chứng kiến hoạt động bên trong của nhà bán lẻ đang phát triển mạnh lúc bấy giờ và tiếp thu những bài học lãnh đạo của người sáng lập Jeff Bezos.
“Làm thế nào để bạn tối ưu hóa thương mại điện tử? Làm thế nào để bạn xây dựng một doanh nghiệp? Các nguyên tắc cơ bản về lựa chọn, dịch vụ, giá cả đều đến từ Amazon. Tư duy về công nghệ. Đó là một số điều rất cơ bản đối với cách chúng tôi phát triển”, Mehra nói.
Và một điều rất quan trọng mà Mehra áp dụng với startup của mình là phương châm lấy khách hàng làm trung tâm của Amazon.
“Chúng tôi rất chú trọng vào khách hàng, chúng tôi có niềm tin rất lớn vào điều đó”, CEO Ula nói. "Niềm tin rằng sứ mệnh lớn hơn rất nhiều so với bất kỳ ai trong chúng tôi".
“Đó là việc phát triển chiếc bánh và thực sự tạo ra tác động đến cuộc sống của mọi người. Đó là điều mà chúng tôi đã học được từ rất sớm trong quá trình làm việc ở Amazon”, anh chia sẻ.
Đương nhiên, từ Amazon cho tới Ula là cả một chặng đường dài. Nipun chưa thành lập Ula ngay sau khi rời Amazon vào năm 2008.
Anh dành gần 10 năm tiếp theo để làm việc với Flipkart tại Ấn Độ, điều hành hệ thống sản xuất và hậu cần cho doanh mục hàng hoá tổng hợp. Thông qua quá trình này, Mehra nhận ra với những thứ hàng hoá tiêu dùng nhỏ lẻ có giá thấp, thì các sàn thương mại điện tử như Amazon hay Flipkart sẽ khó mà hoạt động tốt, bởi các chi phí giao hàng hay chi phí liên quan sẽ rất cao, trong khi tiền thu được lại ít.
Mehra sau đó muốn tự xây dựng thứ gì đó của riêng mình. Năm 2014 – 2015, anh được giới thiệu tới thị trường Indonesia và vô cùng hứng thú với thị trường có hơn 270 triệu dân này.
Cũng chính tại đất nước này, năm 2019, Nipun Mehra cùng 3 người bạn khác của mình, bao gồm Alan Wong (cựu nhân viên Amazon), Derry Sakti (nhà giám sát hoạt động của gã khổng lồ hàng tiêu dùng P&G tại Indonesia) và Riky Tenggara (từng làm việc cho Lazada và aCommerce) thành lập nên Ula.
Ula được xây dựng với mục đích hiện đại hóa hàng triệu ki-ốt bán lẻ tại Indonesia, hay còn được gọi là “warung”, nơi bán những hàng tiêu dùng được người dân sử dụng hằng ngày. Họ “hiện đại hoá” các gian hàng này bằng cách cung cấp dịch vụ kiểm kê, giao hàng và tài chính.
Việc đánh vào thị trường bán lẻ đồ tiêu dùng tại Indonesia của Ula được đánh giá là vô cùng tiềm năng, và tới nay đã được rót vốn khoảng 117,5 triệu USD. Số tiền này bao gồm 10,5 triệu USD ở vòng hạt giống vào tháng 6/2020, thêm 20 triệu USD vòng Series A vào tháng 1/2021, và mới đây nhất là 87 triệu USD trong vòng Series B.
Trong số rất nhiều nhà đầu tư cho Ula, có thể kể tới tập đoàn Tencent (Trung Quốc), Lightspeed Venture Partners và Bezos Expeditions – văn phòng gia đình của “cha đẻ” Amazon Jeff Bezos.
Mehra vẫn chưa gặp trực tiếp Bezos. Anh thừa nhận không biết lý do đằng sau việc rót vốn của tỷ phú giàu thứ hai thế giới. Tuy nhiên, Mehra hy vọng rằng Bezos đã nhìn thấy ở Ula điều gì đó mang phong cách Amazon.
Xem thêm >> Jeff Bezos rót 87 triệu USD cho start-up thương mại điện tử ở Đông Nam Á
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.