'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ngày 15/7, tại trụ sở Thành uỷ Hà Nội, ông Trần Sỹ Thanh đã nhận quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động và bổ nhiệm chức vụ Phó bí thư Thành ủy Hà Nội. Ngoài ra, Bộ Chính trị cũng giới thiệu ông Thanh để HĐND TP. Hà Nội bầu giữ chức chủ tịch UBND TP Hà Nội.
Được biết, ông Trần Sỹ Thanh sinh ngày 16/3/1971, quê quán tại xã Thanh Giang, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
Năm 2004, ông được bổ nhiệm giữ chức chánh Văn phòng Kho bạc Nhà nước Việt Nam. Ba năm sau, trước khi được điều chuyển tham gia Tỉnh ủy Đắk Lắk, ông đã giữ chức phó tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước Việt Nam.
Ngày 12/11/2008, ông được bổ nhiệm làm phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk.
Tới tháng 10/2010, tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ XV, ông được bầu giữ chức phó bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk, sau đó được bầu làm ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương, tham gia Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Ngày 4/6/2012, ông thôi tham gia Ủy ban Kiểm tra Trung ương để tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang nhiệm kỳ 2010 - 2015 thay người tiền nhiệm là ông Nông Quốc Tuấn về giữ chức phó chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.
Ngày 11/1/2015, hội nghị lần thứ 10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã bầu bổ sung ông vào Ủy ban Kiểm tra Trung ương (khóa XI). Đến ngày 13/2/2015, ông được bổ nhiệm làm phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
8 tháng sau, ông lại được Bộ Chính trị điều động làm bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn và chính thức nhận chức vụ này từ ngày 28/10/2015.
Ngày 24/12/2017, ông được điều động về Ban kinh tế Trung ương giữ chức vụ phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương, kiêm bí thư Đảng ủy, chủ tịch hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN).
Tháng 8/2020, Bộ Chính trị đã có quyết định ông Trần Sỹ Thanh thôi giữ chức phó Ban Kinh tế Trung ương, ủy viên Ban Chấp hành và Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương nhiệm kỳ 2015 -2020 để đến công tác tại Văn phòng Quốc hội và giữ chức ủy viên Đảng đoàn Quốc hội khóa XIV.
Tại Nghị quyết số 992/NQ-UBTVQH14, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị: tiếp nhận ông Trần Sỹ Thanh về nhận công tác tại Văn phòng Quốc hội và bổ nhiệm giữ chức phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội kể từ ngày 24/8/2020. Được biết, đây là lần đầu tiên Văn phòng Quốc hội có phó chủ nhiệm là ủy viên Trung ương Đảng.
Đến đại hội Đảng khóa XIII diễn ra vào tháng 1/2021, ông tái đắc cử ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII. Vào ngày 6/4, Quốc hội đã miễn nhiệm chức tổng Kiểm toán Nhà nước đối với ông Hồ Đức Phớc. Sau đó một ngày, ông Trần Sỹ Thanh đã được Quốc hội bầu làm tổng Kiểm toán Nhà nước.
Như vậy, trong quá trình công tác, ông Trần Sỹ Thanh từng có thời gian làm lãnh đạo của ba tỉnh Đắk Lắk, Bắc Giang, Lạng Sơn khi còn khá trẻ. Ngoài ra, ông cũng có kinh nghiệm gần 3 năm làm lãnh đạo doanh nghiệp, cụ thể là chủ tịch HĐTV Tập đoàn PVN.
Đặc biệt, trong giai đoạn công tác tại Tập đoàn PVN, ông Trần Sỹ Thanh cùng với tập thể PVN đã để lại nhiều dấu ấn đáng chú ý. Trong đó là việc tập đoàn đã có 3 năm liền giữ vị trí dẫn đầu các doanh nghiệp Việt Nam có lợi nhuận tốt nhất ở các năm 2018, 2019 và 2020.
Cụ thể, năm 2018, tổng doanh thu toàn tập đoàn đạt 626.800 tỷ đồng, vượt 18% kế hoạch năm (khoảng 96.000 tỷ đồng) và tăng 26% so với năm 2017. PVN đã nộp ngân sách nhà nước 121.300 tỷ đồng, vượt 64,3% kế hoạch năm, tăng 24% so với năm 2017.
Với lợi nhuận trước thuế 50.600 tỷ đồng, tăng 7,5% so với mức 47.000 tỷ đồng năm 2017, PVN đã soán ngôi đầu 3 năm liền trước đó của Samsung Thái Nguyên và vươn lên vị trí dẫn đầu. Trong khi đó, Samsung Thái Nguyên xuống vị trí thứ hai với lợi nhuận 43.300 tỷ đồng trong năm 2018, giảm 30% so với năm 2017.
Ngoài ra, cũng trong năm 2018, Tập đoàn đã cổ phần hóa thành công 3 đơn vị thành viên gồm: Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVPower), Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOil) và Công ty TNHH MTV Lọc- Hóa Dầu Bình Sơn (BSR), thu về thặng dư khoảng 7.450 tỷ đồng cho nhà nước.
Kết thúc năm 2019, tổng doanh thu toàn tâp đoàn đạt 736.200 tỷ đồng, vượt 20% kế hoạch và tăng 17%. Tổng lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 43.800 tỷ đồng, vượt 40% kế hoạch và giảm 23% cùng kỳ.
Trong khi đó, ở năm 2020 được xem là năm khó khăn nhất trong lịch sử 45 năm thành lập. Tập đoàn vừa phải tập trung ứng phó với dịch bệnh, vừa phải ứng phó với suy giảm giá dầu thô chưa từng có trong lịch sử giao dịch dầu khí. Cùng với đó, một số cơ chế tháo gỡ khó khăn cho tập đoàn vẫn đang trong quá trình xem xét từ các cơ quan có thẩm quyền…
Tuy nhiên, kết thúc năm 2020, PVN đã hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch đề ra, đã về đích trước nhiều chỉ tiêu quan trọng của năm.
Kết thúc năm 2020, tổng doanh thu toàn tập đoàn đạt 566.000 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước toàn tập đoàn đạt 83.000 tỷ đồng, đạt trên 100% kế hoạch năm. Tổng lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 17.500 tỷ đồng.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.