Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Giữa bao nhiêu giông bão của Kỷ Hợi, Việt Nam đã chọn phương châm “gắn kết và chủ động thích ứng” (cohesive and responsive) làm chủ đề cho ASEAN năm 2020. Tuy nhiên, chủ đề này - như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa tuyên bố chiều 06/01 vừa qua tại buổi lễ Khởi động Năm Chủ tịch ASEAN 2020 - không chỉ dành riêng cho năm 2020 mà còn hướng đến những mục tiêu dài hạn hơn.
Từ Mùa Xuân này, cả nước hướng về một sự kiện trọng đại, đó là công tác chuẩn bị Đại hội XIII Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhìn toàn cảnh, quan trọng và sát nách nhất vẫn là cộng đồng ASEAN. Nhưng từ nay sẽ thêm một không gian bao trùm hơn, đó là “Ấn Thái Dương Tự do và Rộng mở” (FOIP).
Vâng, ASEAN và FOIP là hai không gian vừa quen biết vừa lạ lẫm đối với nền ngoại giao Đổi mới. Nhờ có Đổi mới mà 30 năm trước, chính sách Khoán như tháo được “cái chốt” từ bên trong, đã phá vỡ ách tắc, giải phóng xã hội khỏi cơ chế quan liêu bao cấp, mở ra chặng hội nhập đầu tiên. Hy vọng, với Canh Tý này nếu diễn ra bước ngoặt lịch sử - một đột phá về Thể chế đủ mạnh - giải phóng xã hội khỏi các “vòng kim cô”, đất nước sẽ bước vào giai đoạn phát triển thênh thang…
Mấy năm nay, trong cả giới chuyên gia lẫn các nhà hoạch định chính sách đang “nuôi” ý tưởng, Việt Nam cần phấn đấu để trong thời gian không xa, có thể trở thành quốc gia tầm trung trong khu vực. Nhưng để chạm được tầm mức ấy, rõ ràng không chỉ ngành Ngoại giao, mà cả hệ thống chính trị phải vào cuộc. Minh triết của tiền nhân, chúng ta đã nghe nhiều: “Thực lực là cái chiêng mà ngoại giao là cái tiếng” (Hồ Chí Minh).
Nhưng để ngấm bài học đắt giá ấy, thiết tưởng chúng ta nên khiêm cung, ôn lại lịch sử mới hôm qua đây thôi. Đúng là các Hiệp định nổi tiếng một thời, Giơ-ne-vơ (1954) và Pa-ri (1973) xứng đáng là những ngọn hải đăng khi con thuyền Ngoại giao Việt Nam “giương buồm” ra khơi. Nhưng liệu chúng ta đã nếm đủ “vị mặn chát” của thân phận nước nhỏ, bao phen gần như bị “bán đứng” trên bàn cờ các nước lớn lúc họ thí tốt, khi thì thí xe? Điều bức xúc hơn, vào các thời điểm “con tàu văn minh” của nhân loại lần lượt cập bến tại các nhà ga lớn “1.0, 2.0 và 3.0”, dân tộc Việt Nam hầu hết đều “nhỡ hẹn” với lịch sử.
Tác giả bài viết này có nhiều dịp “trải lòng” với các đại sứ ASEAN về một đề tài vốn rất quen thuộc giữa các nhà ngoại giao. “Nước các bạn có vấn đề an ninh không?” Đa phần câu trả lời đều giống nhau: “An ninh phi truyền thống thì có, nhưng nếu hiểu an ninh theo nghĩa hẹp (truyền thống) thì chúng tôi không mấy khi phải đối mặt”. Lại hỏi: “Các bạn có nguy cơ bị một nước lớn hay một lân bang cụ thể nào đó tấn công?”. Trả lời: “Không! Chúng tôi không có nguy cơ bị một nước cụ thể nào tấn công hay bắt nạt”. “Đấy là nhờ các bạn dựa vào thực lực của mình là chính?” “Không, thực lực chỉ là một phần. Chúng tôi dựa vào các hiệp ước đồng minh…”. Các thành viên trong 5 nước có Hiệp ước đồng minh với Mỹ tại châu Á (Philippines, Singapore, Thái Lan…) còn nhiệt tâm giải thích về các “góc khuất” trong các thỏa ước. Và đến lượt bên đối thoại chất vấn ngược, hỏi thẳng, tại sao Việt Nam đến giờ này vẫn chưa thoát khỏi “bóng ma” của “an ninh truyền thống” (Hiểu là vẫn luôn bị nước khác đe dọa tấn công)?
Trong ASEAN, từng nổi tiếng về triết lý “con tôm độc” của Singapore. Nội hàm “con tôm độc” chính là đường lối cân bằng, tự cường và thực dụng. Để được sống yên bình, “con cá bé” này không thể chỉ là một quốc gia bình thường, nó phải trở thành một quốc gia mà bất cứ nước nào cũng phải kiêng nể và trả giá nếu cố tình “xơi tái” nó. Người đứng đầu đất nước này đã sáng tạo nên một “phong cách ứng xử quốc gia” hiệu quả.
Tuy nhiên, một nước nhỏ khác thành tựu không kém vang dội! Tái lập quốc vào những năm sau thế chiến 2, Israel là một mẫu hình đặc biệt. Chúng ta thường “tự khổ” vì không may có một “ông hàng xóm xấu tính”. Nhưng nên nhớ, vị hàng xóm ấy có tới 14 lân bang chứ không chỉ có đường biên giới chung với một mình Việt Nam. Còn Do Thái không chỉ một, mà có tới hàng chục ông hàng xóm quyết tử với một mình Israel. Israel phải nương vào Mỹ, tất nhiên! Nhưng Israel đã phát huy tối đa nội lực và “gene” ưu việt của chính dân tộc mình để không chỉ tồn tại mà còn phát triển thịnh vượng, đủ sức đương đầu với mọi hiểm nguy, buộc tất cả các đối tác và đối thủ phải kiêng nể, kể cả ông thầy Mỹ.
Phó Giáo sư Oriana Skylar Mastro, Đại học Georgetown và là học giả tại Viện Kinh doanh Hoa Kỳ, trong một bài viết đăng trên The Economist (25/11/2019) dự báo rằng nếu năm ngoái, Hoa Kỳ và Trung Quốc cạnh tranh trong cuộc chiến thương mại thì năm Canh Tý này, hai nước sẽ đẩy mạnh ganh đua về địa-chính trị. Cuộc thư hùng Trung - Mỹ để nắm quyền lãnh đạo châu Á sẽ gia tăng và Biển Đông sẽ là một trong những khu vực diễn ra sự cạnh tranh dữ dội ấy. Không chỉ bà Giáo sư này dự báo, Trung Quốc sẽ “đi xa hơn, mạnh hơn” trên Biển Đông bằng cách có thể thiết lập thêm nhiều tiền đồn mới trên các đảo cưỡng chiếm.
Các nhà phân tích khác cũng nhận xét, Trung Quốc rút tàu HD-8 về nhưng ý đồ lâu dài của họ không thay đổi. Tháng 11/2019, Bắc Kinh lại cho tàu HD-620 và HD-9 xâm phạm vùng EEZ của Việt Nam. Sẽ không bất ngờ nếu nay mai Trung Quốc lại điều dàn khoan vào thăm dò tại những nơi vừa khảo sát. Bắc Kinh sẽ tăng cường khả năng quân sự nhằm củng cố các thực thể ở Trường Sa, Hoàng Sa, hoặc đưa ra tuyên bố tiếp tục hạn chế quyền tự do hàng hải của các quốc gia khác.
Chúng ta không hề có mộng “tiểu bá”! Đó là mô hình phát triển chỉ mang lại lợi ích cho những kẻ độc tài. Nhưng Việt Nam là một nước không nhỏ và không yếu. Chúng ta không cần siêu vũ khí này, siêu vũ khí kia, nhưng cớ gì mà con cháu Bách Việt không xây dựng đất nước này để trở thành một quốc gia “hùng cứ một phương”? Là hậu duệ gốc từ các bộ tộc Bách Việt, dân tộc ta có “gene” thủy sinh và thủy chiến thì tại sao phải “khép nép” trong vấn đề Biển Đông trước một quốc gia chỉ thạo chuyện thời thế trên yên ngựa “lang bạt kỳ hồ” khắp các thảo nguyên? Chẳng vũ khí nào thay thế được bộ “gene” này đâu!
Hiển nhiên, chúng ta không để bị khiêu khích và cũng chẳng “ăn mày dĩ vãng”. Hiện nay nhiều nhà nghiên cứu tỏ ý quan ngại về việc đất nước vẫn loay hoay chưa thoát khỏi ngã ba đường. Với Canh Tý này, dư luận đón đợi, Việt Nam sẽ tập trung hơn nữa cho ưu tiên của mọi ưu tiên là giảm dần lệ thuộc vào Trung Quốc và gia tăng tính tự cường của nền kinh tế. Đẩy mạnh cải cách thể chế để tháo gỡ ách tắc nhằm phát huy nội lực. Tăng cường hợp tác toàn diện với chất lượng chiến lược với Mỹ và phương Tây (Điện khí Sơn Mỹ trị giá 5 tỷ USD hay vận động EU chuẩn thuận EVFTA…).
Tuy nhiên, để Việt Nam cùng lúc có thể thực thi “vai trò kép”, vừa Ủy viên Không Thường trực HĐBA/LHQ, vừa Chủ tịch ASEAN, người đứng đầu Ban Cố vấn Thủ tướng không thể đánh tráo khái niệm để đi biện minh cho dự luật đặc khu bằng cách so sánh: Sao cứ sợ ảnh hưởng của Trung Quốc tại các đặc khu trong khi Úc, Pháp, Mỹ đều có Chinatown? California có Little Saigon toàn người Việt, nói tiếng Việt mà nước Mỹ đâu có lo về an ninh quốc phòng (?!) Trời ơi, với những viên “quan phụ mẫu” như thế, đất nước làm sao có thể tiến cùng thời đại?
Tương tự, những thập kỷ trước đây, với không khí, nguồn nước và thực phẩm chưa bị ô nhiễm và đầu độc, dân Việt hầu như xa lạ với các đại dịch, nhất là ung thư. Còn ngày nay, số người chết tăng nhanh. Mỗi năm Việt Nam có gần 165.000 ca ung thư mới (Theo tin báo đài, nhưng con số thực tế chắc lớn hơn). Số làng tỷ lệ mắc ung thư cao nhất nước liên tục phá lỷ lục. Chết vì tai nạn có thể coi là cái chết của từng cá nhân, nhưng chết vì ô nhiễm là cái chết tập thể, đã biết trước, dành cho nhiều thế hệ. Bệnh tật truyền từ đời này sang đời khác, nó không chừa một ai, từ nghèo khổ tới giàu sang, từ dân gian tới quan tham, từ lưu manh tới giả danh tri thức.
Bất chấp những cản trở trước mắt không nhỏ, chúng ta vẫn phải cải cách và mở cửa để hòa nhập quốc tế. Tầm nhìn ấy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được thể hiện ngay từ những năm tháng còn chiến tranh. Người chủ trương mở cửa quốc gia từ năm 1946 và mở ở mức cao nhất, kể cả hình thức “tô nhượng”. Vì lợi ích quốc gia, Người sẵn sàng thỏa hiệp. Nhưng chấp nhận cái “vạn biến” ấy là chỉ để phục vụ cho một cái “bất biến” duy nhất là phải duy trì bằng được độc lập dân tộc. Nhưng phải độc lập trong thế liên lập. Năm 1964, Người khẳng định: “Việt Nam là một bộ phận của thế giới… không thể đi ngược dòng lịch sử được”.
Sau những năm 90 thế kỷ trước, khi hệ thống XHCN Liên Xô - Đông Âu sụp đổ, dần dà chúng ta nhận ra rằng, độc lập dân tộc từ nay phải gắn liền với “cải cách”, “mở cửa” và “hòa nhập quốc tế”. Hòa nhập càng sâu rộng, độc lập dân tộc càng được bảo đảm một cách vững chắc! Đến nay, Bộ Chính trị ĐCSVN đã có tới 3 Nghị quyết về vấn đề hội nhập quốc tế. Khi bẻ lái con tàu Liên bang Nga đi vào dòng chảy phổ quát, Putin cũng tuyên bố: “Nước Nga không có con đường nào khác ngoài ‘xa lộ văn minh của nhân loại’ - Đó là xã hội dân chủ, kinh tế thị trường và nhà nước pháp quyền!”
Năm 2019 trôi qua với một số quan ngại, Việt Nam được cho là phản ứng chưa đủ độ trước đe dọa của Trung Quốc và trước mắt, cũng chưa trở thành đối tác chiến lược của Mỹ có thể khuyến khích Trung Quốc hành động cứng rắn hơn tại Biển Đông trong năm 2020 này.
Dù sao, đã có một số hy vọng, chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper vào tháng 11/2019 đã truyền thêm động lực cho Việt Nam và ASEAN trước hành động xâm lấn ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông. Ông Esper đã nói chuyện tại Học viện Ngoại giao Việt Nam: "Mỹ kiên quyết chống lại sự đe dọa của bất cứ nước nào đòi chủ quyền lãnh thổ hay vùng biển và kêu gọi chấm dứt sự bắt nạt và các hành động phi pháp gây tác động tiêu cực đến các nước ASEAN ven biển… Chúng tôi sẽ tiếp tục ủng hộ nỗ lực của các nước đồng minh và đối tác, nhất là Việt Nam, để đảm bảo tự do hàng hải và cơ hội phát triển kinh tế khu vực".
Hẳn nhiên, chúng ta không hề ảo tưởng. Để có thể trở thành tổ chức “theo sát” (shadow) hay thành viên “theo sát” FOIP, con đường của ASEAN và Việt Nam còn nhiều gập ghềnh, lắm nỗi truân chuyên. Một thách thức lớn nhất là tổ chức này không muốn rơi vào tình thế buộc phải lựa chọn giữa Trung Quốc hay Hoa Kỳ. Bởi vì, vẫn còn đó nhiều thế lực muốn lăn xả vào “cái máng lợn” kinh tế của Bắc Kinh, trong khi vẫn phải nhìn sang “cái ô an ninh” của Washington. Rõ ràng, Không gian Ấn Thái Dương (FOIP) ra đời là để đối phó với Chiến lược Vành đai Con đường (BRI). Không chỉ có lợi ích kinh tế - thương mại chọi nhau ở đây, mà quan trong hơn là sự đối đầu giữa các thế giới quan về “Trật tự quốc tế” trong tương lai, là sự cạnh tranh giữa hai mô thức quản trị xã hội và xây dựng các cấu trúc trong khu vực cũng như trên toàn cầu dựa theo luật lệ hay dựa vào cách hành xử mạnh được yếu thua của phường thảo khấu! Sự lựa chọn là rõ ràng và minh bạch. Ở đây, không thể “đi giẹo” hai hàng mà vẫn đạt được mục tiêu (như Đức Chúa Trời răn dạy dân Do Thái qua Kinh Cựu Ước).
Lịch sử ngày càng chứng minh, đa phần dân số tạo nên cộng đồng Đông Nam Á ngày nay đều bắt nguồn từ chủng tộc Bách Việt. Từ hình ảnh cái hồ lớn, Việt Nam nên nhắc lại chặng chót của cuộc thiên di lịch sử. Hãy làm cho các bạn ASEAN hiểu, không còn con đường nào để thiên di xa hơn nữa. Cửa ngõ thế giới đã khép lại trong khi áp lực từ phương Bắc, dưới hình thức này hay hình thức khác vẫn tiếp tục đè nặng xuống.
Nếu giờ đây, chúng ta không ngăn được “làn gió độc” chia rẽ ASEAN thành nhóm quốc gia biển và nhóm quốc gia đất liền, chúng ta sẽ “bị phân rã và bị ăn tươi nuốt sống”. Đấy là cảnh báo không chút phóng đại của cựu Ngoại trưởng Thái Kasit Piromya ngày 13/12/2019, trong phát biểu từ Hội thảo “Sự hỗn loạn toàn cầu và tương lai châu Á” tại Đại học Chulalonkorn (Thái Lan). Lâu trước đó, một cựu Ngoại trưởng khác, ông Thatnat Khoman cũng khẳng định: “Không còn chỗ cho chúng ta lùi thêm được nữa! Với chúng ta, đây là kháng điểm đầu tiên và cũng sẽ là kháng điểm cuối cùng”.
Hy vọng, với chủ động của Việt Nam và những thành viên nào thấu suốt được nguy cơ đối với Tổ chức, ASEAN có thể nhân rộng bài học từ “Trăm Việt trên vùng định mệnh”. Công trình khảo cứu này được đúc kết bởi Trung tá Phạm Việt Châu hơn 40 năm trước đây, một tác gia từ bên kia chiến tuyến. Trung tá Châu đã vẽ nên tấm bản đồ hành trình lập quốc của các bộ tộc Bách Việt. Từ đó, luận về khả năng tồn tại của mỗi nước và toàn thể các quốc gia ĐNÁ trong tư thế độc lập và tự do bằng cách liên kết và hợp tác với nhau, chống lại sự bành trướng của các thế lực quốc tế, ngụy trang dưới bất cứ hình thái nào.
Đây là điều các thế lực bá quyền ngày nay lo ngại phải đối diện. Trung Quốc từng phản đối việc mang các tranh chấp biển đảo vào chương trình nghị sự của ASEAN và đòi bằng được chỉ thương thảo tay đôi với từng quốc gia liên hệ. Chỉ điều này thôi cũng đủ thẩm định giá trị vượt thời gian của tầm nhìn chiến lược từ một nghiên cứu khoa học ngay trong thời buổi chiến tranh.
Ngày 29/11/2019, tại New Delhi (Ấn Độ) một Hội nghị quốc tế do Trung tâm Nghiên cứu An ninh thuộc Trường Đại học Toàn cầu (O.P. Jindal) tổ chức nhằm đề cập tới những thách thức hiện tại trên Biển Đông và dự báo các triển vọng cho tương lai. Hội nghị rất chú ý đến các động lực đang tiến triển trên vùng biển quốc tế có nhiều tranh chấp ấy cũng như tác động của chúng đối với chính trị nước lớn và lòng tin vào trật tự hàng hải quốc tế. Các học giả cũng tập trung phân tích quan điểm về “Trật tự quốc tế hậu Mỹ”. Đặc biệt là tác động của quan điểm này đối với thế giới quan của Trung Quốc, vốn được coi là mối quan ngại lớn nhất hiện nay của cộng đồng quốc tế. Hội nghị yêu cầu các Ủy viên Thường trực của HĐBA (UNSC) cần theo dõi sát các diễn biến trên Biển Đông và hối thúc một cuộc họp của UNSC để nêu bật sự cần thiết phải thực hiện các biện pháp ngoại giao phòng ngừa. Cần phải sớm hoàn tất Bộ Quy tắc COC mà không được gây tổn hại đến quyền lợi của các nước nhỏ như Việt Nam.
Cuối năm Canh Tý, nền Ngoại giao Gắn kết và Thích ứng sẽ hoàn thành sứ mệnh của mình. Hy vọng, sức lan tỏa của đường lối đối ngoại mới, nếu thành công, sẽ được chuyển đến Đại hội XIII ĐCSVN. Không chỉ nội dung, phương thức mà chủ yếu là cách nhìn nhận về “bàn cờ lớn” của thế giới sẽ mang tới Đại hội và tới toàn thể người dân trong nước các cảm nhận về những động lực để đột phá. Nói theo yêu cầu của Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30, làm thế nào để chúng ta đạt được kết quả nhiều hơn, tốt hơn, làm sao để không bỏ lỡ mà phải tận dụng triệt để thời cơ? Trong quan hệ với những đối tác quan trọng, nhất là với các nước lớn, cần tháo gỡ những “điểm nghẽn” ở đâu hoặc mở ra khâu “đột phá” nào?
Mùa Xuân Hà Nội đang vẫy gọi! Giờ là lúc cần nghĩ ra và hiện thực hóa ngay những ý tưởng mới, vì mọi nguyên trạng trong nước và quốc tế sẽ không thể kéo dài. Chưa bao giờ đối ngoại và đối nội cần “gắn kết” với nhau như lúc này để “chủ động thích ứng”, tạo dựng một lòng tin và đức tin đủ mạnh, đủ dũng cảm để đột phá, mở ra cho đất nước một lộ trình mới.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.