Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Cường quốc đấu nhau, thế giới hưởng lợi

Thành Nguyễn - 11/10/2018 12:00 (GMT+7)

Mỹ và Trung Quốc sẽ đưa ra những thỏa thuận có lợi để lôi kéo các đồng minh nhằm tạo lợi thế trong cuộc đối đầu khốc liệt.

VNF
Tập Cận Bình (trái) gặp Donald Trump khi đến thăm Mỹ năm 2017. Ảnh: Reuters.

Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Chung Sơn hôm qua ra tuyên bố quyết liệt rằng nước này sẽ "không chịu lùi bước" trước lời đe dọa sẽ áp thuế lên gần như toàn bộ hàng hóa Trung Quốc nhập vào Mỹ của Tổng thống Donald Trump. Ông Chung còn cho rằng Mỹ "không hiểu gì về lịch sử và văn hóa Trung Quốc" và cảnh báo nước này "không nên xem thường quyết tâm và ý chí" của Bắc Kinh.

Giới quan sát cho rằng thông điệp này của Bắc Kinh cho thấy cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ còn tiếp diễn trong thời gian dài với quyết tâm "chiến đấu đến cùng" từ cả hai phía. Trong cuộc chiến đó, chiến lược của cả Mỹ và Trung Quốc đều là lôi kéo thật nhiều đồng minh về phía mình để gây sức ép với đối phương, điều có thể khiến nhiều quốc gia trên toàn cầu được hưởng lợi, theo Business Times.

Theo Daniel Gros, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách châu Âu (CEPS), những bước đi gần đây của Mỹ tiết lộ ngày càng rõ chiến lược thương mại của Tổng thống Trump. Mỹ vừa ký hiệp định thương mại mới với Mexico và Canada (USMCA), trong đó có "điều khoản thuốc độc" nhằm giữ chân các đối tác này và trừng phạt bất cứ nước nào tham gia hiệp định tự ý ký thỏa thuận thương mại với một quốc gia có nền kinh tế "phi thị trường".

Trump phát biểu về hiệp định USMCA tại Nhà Trắng hôm 1/10. Ảnh: Reuters.

Mỹ cũng đang tìm cách đàm phán để ký thỏa thuận tương tự với Nhật và Liên minh châu Âu, nhằm tăng sức ép thương mại tối đa lên Trung Quốc, buộc nước này phải nhượng bộ. Mỹ cuối tháng 9 cũng ký hiệp định thương mại tự do sửa đổi với Hàn Quốc, được Trump ca ngợi là "cột mốc lịch sử về thương mại" song phương, dù giới phân tích cho rằng nó không khác quá nhiều so với hiệp định trước đây.

Gros cho rằng những thỏa thuận thương mại Mỹ vừa ký cho thấy các nước chỉ cần đưa ra một số nhượng bộ nhỏ là đủ làm hài lòng Trump và có thể tiếp tục hưởng lợi từ các hiệp định thương mại song phương với Mỹ. Đối thủ duy nhất mà Trump muốn dồn sức đối phó là Trung Quốc, quốc gia bị ông coi là "kẻ thù số một" của Mỹ.

Nếu Trump quyết tâm thực hiện lời đe dọa áp thuế với gần như toàn bộ hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, các nhà sản xuất ở châu Âu sẽ được hưởng lợi thế cạnh tranh trước sản phẩm Trung Quốc trên thị trường Mỹ. Trong khi đó, việc Bắc Kinh trả đũa bằng đòn áp thuế tương tự với hàng hóa của Washington sẽ khiến giá các mặt hàng này tăng lên, tạo lợi thế cho hàng sản xuất ở châu Âu và châu Á.

Một phần quan trọng trong thương mại Mỹ - Trung do đó sẽ được chuyển sang cho châu Âu, Nhật và các nền kinh tế châu Á gần thị trường Trung Quốc. EU nhiều khả năng là bên được hưởng lợi nhiều nhất bởi họ vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của cả Mỹ và Trung Quốc.

"Miếng bánh" này có thể sẽ ngày càng lớn hơn cùng với mức độ khốc liệt trong đòn áp thuế ăn miếng trả miếng giữa Mỹ và Trung Quốc. Mỹ hiện nay đang áp mức thuế 10% với hơn 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc và có thể tăng lên tới 25% vào năm sau, cao gấp 10 lần mức thuế trung bình mà Mỹ áp với hàng nhập khẩu từ các nước khác. Giá trị hàng hóa chịu thuế của Trung Quốc cũng có thể tăng lên đáng kể nếu hai nước không sớm đạt được thỏa thuận giải quyết chiến tranh thương mại.

Lôi kéo đồng minh

Trong bối cảnh đó, cả Mỹ và Trung Quốc đều đang ra sức thuyết phục các nền kinh tế trên thế giới tăng cường hợp tác thương mại với mình để giảm nhẹ thiệt hại từ đòn áp thuế của đối phương và tạo lợi thế trên chiến trường thương mại, theo Bloomberg.

189 thành viên Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong tuần này sẽ gặp nhau tại hội nghị thường niên trên đảo Bali, Indonesia, nơi lãnh đạo các nước sẽ thảo luận về tình hình kinh tế toàn cầu. Đây được cọi là cơ hội để các quan chức Mỹ và Trung Quốc vận động cho liên minh kinh tế của mình, theo bình luận viên Andrew Mayeda và Enda Curran.

Một bên sẽ là Tổng thống Trump với lập luận rằng ảnh hưởng tiêu cực từ các đòn áp thuế của ông là cái giá cần phải trả để buộc Trung Quốc chấm dứt những hành vi mà ông gọi là "thủ đoạn thương mại bất công và ăn cắp quyền sở hữu trí tuệ".

Ông Tập (phải) tiếp Thủ tướng Anh Theresa May đến thăm Bắc Kinh hồi tháng 2. Ảnh: AP.

Ở bên kia chiến tuyến, Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ tìm cách thuyết phục mọi người rằng Trung Quốc là quốc gia ủng hộ toàn cầu hóa và trật tự thương mại hiện nay. Ông Tập và nhiều quan chức Trung Quốc đã nhiều lần cảnh báo về việc phá vỡ trật tự này, đồng thời cam kết sẽ dần dần mở cửa thị trường Trung Quốc.

Không chỉ hứa hẹn mở cửa thị trường với châu Âu, Bắc Kinh còn đưa ra "củ cà rốt" là những khoản đầu tư lớn thông qua sáng kiến Vành đai và Con đường của ông Tập nhằm kết nối cơ sở hạ tầng từ châu Á tới châu Âu.

Trong một cuộc họp hồi tháng 7, Cao ủy Thương mại EU Cecilia Malmstrom ca ngợi những cam kết mở cửa thị trường và chống lại chủ nghĩa bảo hộ của Trung Quốc, nhưng nhấn mạnh họ cần được thấy "những lời nói này biến thành hành động vững chắc".

"Cuộc đấu tranh giành giật đồng minh thương mại ngoài các liên minh chính trị đang thực sự diễn ra", George Magnus, nhà kinh tế học thuộc Trung tâm Trung Quốc ở Đại học Oxford, nói. "Đây không phải là cuộc tranh chấp thương mại bình thường như những gì diễn ra trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Nhật vào thập niên 1980. Đây là vấn đề sống còn".

Gros nhận định những đòn đánh quyết liệt trong cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ khiến diện mạo thương mại toàn cầu thay đổi đáng kể. Những biến động đó chắc chắn sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho Mỹ và Trung Quốc, khi người tiêu dùng và các nhà nhập khẩu phải chi nhiều tiền hơn, nhưng lại đem đến lợi ích cho hầu hết các nền kinh tế trên thế giới.

"Trong lúc Mỹ tìm cách ký các thỏa thuận thương mại mới, Trung Quốc cũng có thể đối phó bằng cách tăng cường hợp tác với các nước khác, chẳng hạn như nhập đậu nành từ Brazil thay vì Mỹ", chuyên gia này nói. "Bởi vậy, nhiều nước trên thế giới có lý do để tận dụng cơ hội từ cuộc chiến thương mại kéo dài này".

Xem thêm >> Ông Trump ‘lấp lửng’ chuyện trừng phạt Ấn Độ vì mua S-400 của Nga

Theo VnE
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Bộ Tài chính đề xuất không mua bán vàng bằng tiền mặt

Bộ Tài chính đề xuất không mua bán vàng bằng tiền mặt

(VNF) - Lãnh đạo Bộ Tài chính kiến nghị Ngân hàng Nhà nước cùng nghiên cứu quy định thanh toán qua tài khoản với giao dịch mua bán vàng, không dùng tiền mặt.

Doanh số Kia Sonet tháng 5 ‘thất thế’ trước Toyota Raize

Doanh số Kia Sonet tháng 5 ‘thất thế’ trước Toyota Raize

(VNF) - Trong tháng 5/2024, lượng xe bán ra thị trường của Toyota Raize cao hơn đối thủ cạnh tranh trực tiếp là Kia Sonet trong cuộc đua doanh số.

VN-Index tái cân bằng sau quãng sụt bất ngờ?

VN-Index tái cân bằng sau quãng sụt bất ngờ?

(VNF) - Việc quan sát phản ứng của chỉ số VN-Index nói riêng và của thị trường chứng khoán nói chung trong các phiên sau quãng sụt giảm là hết sức quan trọng.

Có tiền không mua được vàng: Ngân hàng báo 'hết lượt', DN kêu 'hết hàng'

Có tiền không mua được vàng: Ngân hàng báo 'hết lượt', DN kêu 'hết hàng'

(VNF) - Đến ngày 18/6, tất cả các ngân hàng bán vàng bình ổn đều đã chuyển sang hình thức bán trực tuyến. Mặc dù quy trình, thủ tục nhanh gọn nhưng nhiều người vẫn không thể mua được vàng.

Khởi động Giải chạy GreenUP Marathon - Long An Half Marathon 2024

Khởi động Giải chạy GreenUP Marathon - Long An Half Marathon 2024

(VNF) - Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (HoSE: CTD) cùng Báo Tuổi Trẻ, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Long An và đơn vị phối hợp - Công ty Cổ phần Đồng Tâm tổ chức Họp báo công bố khởi động Giải chạy GreenUP Marathon - Long An Half Marathon 2024 mùa 3 với thông điệp “Vạch đích là nơi bắt đầu”.

Sóng nhiệt bao trùm, 'nền kinh tế chống nắng' nở rộ tại Trung Quốc

Sóng nhiệt bao trùm, 'nền kinh tế chống nắng' nở rộ tại Trung Quốc

(VNF) - Chịu ảnh hưởng của nhiệt độ cao và nắng nóng thiêu đốt, "nền kinh tế chống nắng" ngày càng được ưa chuộng ở Trung Quốc, với những sản phẩm chống nắng cần thiết như quần áo chống nắng đã trở thành những mặt hàng được săn đón.

Đọc gì trên Tạp chí Đầu tư Tài chính số tháng 6/2024?

Đọc gì trên Tạp chí Đầu tư Tài chính số tháng 6/2024?

(VNF) - Tạp chí Đầu tư Tài chính số tháng 6/2024 đã chính thức phát hành. Với 200 trang nội dung, phản ánh toàn diện những vấn đề kinh tế nổi bật trong và ngoài nước, Tạp chí Đầu tư Tài chính số tháng 6/2024 là ấn phẩm thông tin hữu ích cho các doanh nhân, nhà đầu tư, cộng đồng kinh doanh, các chuyên gia, nhà quản lý.

Ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước được gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt

Ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước được gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt

(VNF) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 65/2024 về việc gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.

Mỹ đối mặt tình trạng thiếu thuốc tồi tệ nhất trong một thập kỷ

Mỹ đối mặt tình trạng thiếu thuốc tồi tệ nhất trong một thập kỷ

(VNF) - Theo một báo cáo mới, nước Mỹ đã phải hứng chịu cuộc khủng hoảng thiếu thuốc tồi tệ nhất trong một thập kỷ vào năm ngoái, với 125 loại thuốc hiệu quả được FDA giám sát bị thiếu hụt vào cuối năm 2023.

Nợ thuế quá hạn, hàng loạt chủ DN ở Hải Dương bị hoãn xuất cảnh

Nợ thuế quá hạn, hàng loạt chủ DN ở Hải Dương bị hoãn xuất cảnh

(VNF) - Danh sách 10 đại diện pháp luật doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương bị hoãn xuất cảnh do nợ thuế vừa được Cục Thuế tỉnh công khai.

Toàn cảnh Tổ hợp Legacy Hill Hòa Bình sau 15 năm được giao đất

Toàn cảnh Tổ hợp Legacy Hill Hòa Bình sau 15 năm được giao đất

(VNF) - Legacy Hill Hòa Bình là tổ hợp nhà ở sinh thái nghỉ dưỡng, điều dưỡng và vui chơi giải trí nằm trên địa bàn ba xã Tân Vinh, Nhuận Trạch, Cư Yên, thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.