Chôn chất thải nguy hại: Phải cách khu dân cư ít nhất 1km
(VNF) - Theo quy định của Thông tư 02/2025, giá trị khoảng cách an toàn môi trường cơ sở từ bãi chôn lấp chất thải nguy hại đến công trình gần nhất của khu dân cư là 1000m...
- Không chôn lấp chất thải rắn được phân loại có thể tái chế? 06/02/2025 06:27
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành Thông tư 02/2025/TT-BTNMT quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và kho tàng có nguy cơ phát tán bụi, mùi khó chịu, tiếng ồn tác động xấu đến sức khỏe con người. Thông tư có hiệu lực từ ngày 14/08/2025.
Theo quy định về giá trị khoảng cách an toàn môi trường cơ sở từ nguồn thải đến công trình gần nhất của khu dân cư, khoảng cách an toàn về môi trường cơ sở của bãi chôn lấp chất thải nguy hại là 1000m. Theo quy định tại khoản 20, Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020, chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây nhiễm độc hoặc có đặc tính nguy hại khác. Danh mục về chất thải nguy hại được quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 02/2022/TT-BTNMT (sửa đổi tại Quyết định 3323/QĐ-BTNMT năm 2022).
Thông tư 02/2025 cũng nêu rõ, khoảng cách an toàn về môi trường cơ sở của khu tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại là 500m; bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh và bãi chôn là 1000m; bãi chôn lấp chất thải trơ là 100m và cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt hữu cơ bằng công nghệ sinh học là 500m.
Khoảng cách an toàn về môi trường cơ sở của cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường bằng công nghệ đốt không thu hồi năng lượng là 500m; cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường bằng công nghệ đốt có thu hồi năng lượng là 300m; cơ sở xử lý chất thải rắn bằng công nghệ đốt rác phát điện, có áp dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất đã được áp dụng tại Nhóm các nước công nghiệp phát triển được phép áp dụng tại Việt Nam là 100m.
Đối với các cơ sở xử lý chất thải nguy hại bằng công nghệ đốt; cơ sở tái chế chất thải nguy hại; cơ sở xử lý bùn thải thông thường; cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại bằng các công nghệ khác, khoảng cách an toàn về môi trường cơ sở của đều là 500m...
Ngoài khoảng cách trên, các cơ sở phải bố trí dải cây xanh cách ly quanh khu vực xây dựng cơ sở xử lý chất thải mới (chiều rộng tối thiểu là 10m) và khu xử lý chất thải tập trung quy hoạch mới (chiều rộng tối thiểu là 20m).
Trường hợp cơ sở xử lý chất thải hoặc khu xử lý chất thải tập trung được đầu tư mới bắt buộc phải đặt ở đầu hướng gió chính của đô thị, khoảng cách an toàn về môi trường cơ sở phải tăng lên tối thiểu 1,5 lần.

Trước đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết khoản 2 Điều 53 Luật Bảo vệ môi trường và khoản 4 Điều 52 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật môi trường về khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư.
Hiện nay, quy định về khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và kho tàng chưa được ban hành. Nhiều Bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ đã có một số quy định về khoảng cách an toàn môi trường.
Vì vậy, theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, toàn bộ quy trình kỹ thuật xác định khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và kho tàng có nguy cơ phát tán bụi, mùi khó chịu, tiếng ồn- áp dụng đối với các hạng mục công trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại phải được xây dựng mới đáp ứng yêu cầu trong việc thực hiện các thủ tục về đầu tư, quy hoạch khi chấp thuận địa điểm nghiên cứu lập quy hoạch hoặc giới thiệu vị trí thực hiện dự án đầu tư; hoặc khi chấp thuận, quyết định chủ trưởng đầu tư, quyết định đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án cung ứng dịch vụ xử lý chất thải.
Mặt khác, công nghệ xử lý chất thải, đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt đã có nhiều chuyển biến, nhiều loại công nghệ mới được áp dụng trong thực tiễn, đặc biệt là công nghệ đốt phát điện đã góp phần giảm thiểu chất thải rắn sinh hoạt phải chôn lấp, giảm nguy cơ phát tán bụi, mùi khó chịu và tiếng ồn và tận dụng năng lượng để phát điện.
Để triển khai các quy định, chính sách mới của Luật Bảo vệ môi trường về việc xác định khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và kho tàng, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng cần xây dựng, ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và kho tàng có nguy cơ phát tán bụi, mùi khó chịu, tiếng ồn.
Theo đó, Thông tư áp dụng đối với các hạng mục công trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại áp dụng chung thống nhất trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam trên nguyên tắc khuyến khích các dự án sử dụng công nghệ xử lý chất thải tiên tiến, thân thiện môi trường, giảm tỷ lệ chôn lấp; tăng cường khả năng cơ giới hóa, hiện địa hóa trong xử lý chất thải.
Đồng thời tạo hành lang pháp lý để các cơ quan có thẩm quyền xem xét, thẩm định khi chấp thuận địa điểm nghiên cứu lập quy hoạch hoặc giới thiệu vị trí thực hiện án đầu tư, hoặc khi chấp thuận, quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án cung ứng dịch vụ xử lý chất thải trên lãnh thổ Việt Nam.
Tập đoàn Nam Hà Nội: 'Ông lớn' vệ sinh môi trường bị nhắc tên chậm đóng BHXH

AI trong kỷ nguyên xanh: Tối ưu hoá năng lượng, giảm ô nhiễm môi trường
(VNF) - Sức mạnh tổng hợp giữa AI và công nghệ xanh được kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế chung nhưng cũng đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ giữa các yếu tố từ nhận thức, nguồn lực.
‘Quá trình cơ cấu lại bộ máy không ảnh hưởng đến môi trường đầu tư ở Việt Nam’
(VNF) - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định quá trình sắp xếp cơ cấu lại bộ máy nhà nước không ảnh hưởng đến môi trường đầu tư kinh doanh ở Việt Nam.
Chữ ký cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường giúp DN trục lợi gần 800 tỷ đồng
(VNF) - Dù biết Công ty Thái Dương chưa đủ điều kiện nhưng cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Linh Ngọc vẫn ký giấy phép khai thác đất hiếm cho doanh nghiệp này khiến Nhà nước bị thiệt hại gần 800 tỷ đồng.
Bổ sung chế tài buộc phá dỡ công trình vi phạm môi trường?
(VNF) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang đề xuất nhiều nội dung sửa đổi Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 7/7/2022 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
'Xanh hóa' bao bì: Chi phí lớn, công nghệ mới cần nhân lực trình độ cao
(VNF) - Theo các chuyên gia, mục tiêu Net Zero vào năm 2050 đã đặt ra yêu cầu cấp bách về chuyển đổi xanh trong sản xuất bao bì và trong sử dụng bao bì đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp lại gặp nhiều thách thức khi triển khai ứng dụng bao bì nhãn sinh thái.
Sớm áp dụng quy chuẩn khí thải ô tô, xe máy tại Hà Nội và TP.HCM
(VNF) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu cần nghiên cứu áp dụng nhanh hơn, sớm hơn quy chuẩn về khí thải ô tô, xe máy tại các đô thị ô nhiễm cao như Hà Nội và TP.HCM.
Khuyến khích phát triển dịch vụ tư vấn năng lượng
(VNF) - Bộ Công Thương đề xuất hoàn thiện khung pháp lý, khuyến khích đẩy mạnh triển khai mô hình công ty tư vấn dịch vụ năng lượng; khuyến khích phát triển dịch vụ tư vấn năng lượng; bổ sung việc xây dựng cơ chế hỗ trợ và khuyến khích để hình thành hệ thống các công ty dịch vụ tư vấn năng lượng.
Hải Phòng sắp ban hành 'nghị quyết xanh', sớm thí điểm sàn giao dịch carbon
(VNF) - TP. Hải Phòng sẽ ban hành Nghị quyết về chuyển đổi xanh trong quý I/2025, làm cơ sở để các cấp, ngành, địa phương triển khai đồng bộ và hiệu quả.
Việt Nam sẽ 'vẽ bản đồ' tài nguyên năng lượng tái tạo
(VNF) - Phân bố tiềm năng tài nguyên điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới được thể hiện trên nền bản đồ địa hình với tỷ lệ thích hợp, đáp ứng yêu cầu phục vụ cho việc lập quy hoạch phát triển điện lực, quy hoạch tỉnh.
Sản phẩm xanh khó tiếp cận thị trường, doanh nghiệp cầu cứu chính sách
(VNF) - Mặc dù xu hướng tiêu dùng xanh đang gia tăng, ngày càng có nhiều người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm thân thiện với môi trường, nhưng các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều rào cản.
Lo ngại giảm lợi nhuận, 'gã khổng lồ' BP muốn bỏ mục tiêu năng lượng tái tạo
(VNF) - Tập đoàn dầu khí BP (Anh) dự kiến sẽ công bố bỏ mục tiêu tăng công suất điện tái tạo, chuyển trọng tâm trở lại nhiên liệu hóa thạch, theo Reuters.
VCCI: Miễn 100% phí trước bạ với xe điện để thúc đẩy chuyển đổi xanh
(VNF) - Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam ủng hộ đề xuất về việc tiếp tục áp dụng mức lệ phí trước bạ 0% đối với ô tô điện chạy pin đến hết ngày 28/2/2027.

