Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Alphanam vốn là đơn vị sản xuất công nghiệp nhưng từ đầu thế kỷ này, ông Nguyễn Tuấn Hải đã suy nghĩ về việc chuyển đổi trọng tâm đầu tư sang lĩnh vực tài chính. Việc thay đổi này dẫn đến Alphanam tìm kiếm và thu mua hàng loạt lô đất đương thời.
"Triết lý của Alphanam khi đó là chỉ mua cái gì mắt thấy được, tay sờ được, thế là mua đất. Lúc đó, thị trường bất động sản chưa bùng nổ, chúng tôi đi nhiều tỉnh thành, mua những lô đất có giá 1 - 2 triệu đồng/m2 mà giờ giá đã là 20 - 30 triệu đồng/m2", ông Hải cho biết.
Ông Hải cũng cho hay cơ duyên khiến Alphanam đẩy mạnh đầu tư đất đai còn do các thầy phong thủy gợi ý. "Mấy thầy bảo tử vi của tôi không hợp lắm nhưng con tôi thì cả hai đều hợp với bất động sản. Lúc đó tôi mới mở rộng quỹ đất", ông nói.
Những năm 2010 - 2013, thị trường bất động sản chìm trong khó khăn. Tuy nhiên, chính trong giai đoạn này, Alphanam lại "làm ăn được". Có dự án, công ty bán chỉ trong vòng 2 tháng là hết hàng. Thành công này đã thúc đẩy quyết tâm đầu tư địa ốc của ông Nguyễn Tuấn Hải.
"Alphanam có khẩu hiệu đơn giản là 'đi trước một bước'. 10 năm qua, thị trường bất động sản đã hình thành nên sự chuyên nghiệp. Alphanam cũng vậy, chúng tôi lựa chọn trở thành nhà phát triển bất động sản chuyên nghiệp. Đến giờ, chúng tôi cũng có chút vị thế trong ngành", ông Hải tâm sự.
Theo ông Hải, về bất động sản, Alphanam hiện đầu tư vào 3 phân khúc: đất nền, khu đô thị - chung cư và bất động sản du lịch.
"Lúc này, chúng tôi đang tập trung hợp tác với tập đoàn Marriott và InterContinental. 16 dự án khách sạn đồng loạt triển khai và chúng tôi hi vọng trong 7 - 8 năm tới sẽ hoàn thành các dự án. Đó là trọng tâm của Alphanam", ông Hải chia sẻ.
Đánh giá về thị trường bất động sản hiện tại, vị Chủ tịch của Alphanam tỏ ra khá... bình thản. Ông cho rằng lĩnh vực nào cũng có khó khăn. "Tôi nghĩ các bức xúc của anh em để mà được giải tỏa bằng các cơ chế chính sách chắc phải đợi đến năm 2023. Lúc đấy hi vọng tháo gỡ được. Như trước kia vậy, thị trường khó khăn từ năm 2010 và đến năm 2013 mới có văn bản tháo gỡ".
Vấn đề đặt ra là: làm thế nào để tồn tại từ nay đến năm 2023?
Theo ông Hải, Covid-19 đã dạy cho các doanh nghiệp nhiều bài học và rằng các doanh nghiệp chết không phải vì Covid-19 mà chết vì bệnh nền. "Người khỏe thì không sợ Covid-19", ông nói và nhấn mạnh, "tranh thủ lúc này phải chữa bệnh nền của bất động sản, tức là pháp lý".
Bên cạnh đó, ông Hải cũng khuyến nghị cộng đồng doanh nghiệp chỉ nên tập trung "làm những gì thiết yếu". Những thứ không thiết yếu thì nên bỏ qua.
Một khuyến nghị khác được ông Hải đưa ra là nên đi trước một bước. "Lúc này là cơ hội chuẩn bị cho sự bùng nổ của thị trường trong giai đoạn 2024 - 2025 và 2030", ông Hải nói.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.