Chủ tịch TCBS:

'Việc gì máy làm được thì hãy để máy làm'

Tùng Lâm - 27/05/2024 13:53 (GMT+7)

(VNF) - Với phương châm “việc gì máy làm được thì hãy để máy làm, chúng ta dành thời gian cho sáng tạo và cải tiến”, Chủ tịch TCBS Nguyễn Xuân Minh cho biết khi tiến hành chuyển đổi số, yếu tố tự động hóa các quy trình vận hành cần đặt lên hàng đầu với mục tiêu chính là giảm thiểu tối đa chi phí vận hành cho công ty.

Trong cuộc trao đổi với VietnamFinance, ông Nguyễn Xuân Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS), cho biết khi nói đến các khái niệm “Wealthtech”, “số hóa” thì cần hiểu rõ là nó không chỉ là một ứng dụng hoặc là những gì mà khách hàng/nhà đầu tư nhìn thấy, cảm nhận thấy từ những trải nghiệm bên ngoài, mà cần được hiểu rộng hơn là cả một nền tảng công nghệ vận hành, được triển khai, lồng ghép đồng bộ cùng với những mô hình, hệ thống quản trị rủi ro chuyên biệt.

- Trong quý cuối năm 2023 và quý đầu năm 2024, TCBS gây ấn tượng khi thị phần môi giới cổ phiếu lọt top 3 trên sàn HoSE. Theo ông, điều gì ở TCBS khác biệt hơn khiến nhà đầu tư lựa chọn thay vì các công ty chứng khoán khác? Phải chăng mô hình số hóa hoàn toàn đang chứng minh hiệu quả hơn nhiều so với chuyển đổi số từng phần đang diễn ra tại các công ty chứng khoán truyền thống, thưa ông?

Ông Nguyễn Xuân Minh: Khi nhắc đến ngành Tài chính, chúng ta thường nghĩ đến các công việc liên quan đến các con số như giao dịch tiền, chuyển khoản, giao dịch đầu tư, phân tích tài chính, cập nhật thông tin thị trường, tốc độ xử lý thông tin, giao dịch chứng khoán... Do vậy, việc ứng dụng “sức máy” thay vì “sức người” để đạt được hiệu quả cao hơn, tốc độ nhanh hơn, nhiều thông tin đầy đủ hơn với chi phí thấp hơn cho nhà đầu tư là yếu tố vô cùng quan trọng và tất yếu. Trong cuộc đua số hóa này, ai đi trước đón đầu, tạo ra xu thế và đi nhanh hơn sẽ có lợi thế cạnh tranh vượt trội hơn về dài hạn.

Đó cũng chính là định hướng mà TCBS tiên phong lựa chọn để hoạt động trong khoảng thời gian 10 năm trở lại đây. Với phương châm “việc gì máy làm được thì hãy để máy làm, chúng ta dành thời gian cho sáng tạo và cải tiến”, ngay từ những ngày đầu triển khai, chúng tôi đã xác định cần phải dành rất nhiều ưu tiên cho việc đầu tư vào công nghệ, đầu tư vào con người, trang bị những kiến thức cần thiết cho đội ngũ nhân sự, cũng như hoàn thiện, tối ưu các quy trình vận hành; đồng thời vẫn cần phải đảm bảo nguyên tắc quản trị rủi ro và thượng tôn pháp luật khi áp dụng mô hình số hóa và công nghệ mới.

Khi nói đến các khái niệm “Wealthtech”, “số hóa” thì cần hiểu rõ là nó không chỉ là một ứng dụng hoặc là những gì mà khách hàng/nhà đầu tư nhìn thấy, cảm nhận thấy từ những trải nghiệm bên ngoài, mà cần được hiểu rộng hơn là cả một nền tảng công nghệ vận hành, được triển khai, lồng ghép đồng bộ cùng với những mô hình, hệ thống quản trị rủi ro chuyên biệt; đặc biệt, yếu tố tự động hóa các quy trình vận hành cần đặt lên hàng đầu với mục tiêu chính là giảm thiểu tối đa chi phí vận hành cho công ty. Ví như thời điểm năm 2016, khoản chi phí tại TCBS để phục vụ khách hàng là 330USD/khách hàng/năm, thì đến thời điểm hiện tại chi phí này giảm xuống chỉ còn khoảng 20 USD/khách hàng/năm. Nhờ vậy mà năm 2023 vừa qua, TCBS đã tiên phong đưa ra chính sách miễn phí giao dịch - Zero Fee cho toàn bộ khách hàng mà vẫn giữ được mức lợi nhuận cao so với các công ty khác trong ngành.

Với định hướng chiến lược Wealthtech, chúng tôi không chỉ đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty dựa trên các chỉ số về thị phần, doanh thu và lợi nhuận, mà còn dựa trên rất nhiều chỉ số Fintech đo lường tiêu chuẩn khác như hiệu suất hoạt động của hệ thống, thời gian khách hàng sử dụng hệ thống của TCBS, số dự án được go-live thành công theo tháng/năm, hay như các báo cáo chỉ số đánh giá năng lực bảo mật an toàn thông tin toàn diện của TCBS được thực hiện bởi các công ty an ninh mạng đáng tin cậy.

Ông Nguyễn Xuân Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS)

- Theo ông, một hệ sinh thái tài chính như thế nào sẽ giữ chân được nhà đầu tư trong kỷ nguyên số hiện nay?

Chúng ta cần bắt đầu đi từ nhu cầu của một khách hàng, và nếu nhìn vào góc độ này thì phải hiểu gốc rễ vấn đề của mỗi khách hàng/nhà đầu tư là họ có nhu cầu đầu tư, tích lũy để làm gì, mục tiêu của họ khi dự định đầu tư; tuy nhiên một yếu tố đồng hành không thể thiếu là cần xác định được rõ chân dung khách hàng, ví dụ như tình hình tài chính của họ hiện nay như thế nào, họ có khẩu vị rủi ro ra sao, kinh nghiệm về đầu tư của họ ở mức độ nào, họ là nhà đầu tư chuyên nghiệp hay mới tham gia đầu tư tài chính...

Quay trở lại vấn đề là để phục vụ những nhu cầu trong cuộc sống như chi tiêu, lập gia đình, mua nhà, mua xe, cho con đi học, đi du lịch, phục vụ các kế hoạch thay đổi theo thời gian. Nhu cầu của mỗi người trong mỗi hoàn cảnh sẽ khác nhau, và có thể sẽ thay đổi theo thời gian. Xét góc nhìn về khẩu vị rủi ro, sẽ có khách hàng ưa thích đầu tư mạo hiểm, có khách hàng thận trọng hơn trong việc đầu tư tích lũy của họ. Như vậy, một hệ sinh thái tài chính không chỉ là các quyết định hôm nay mua mã cổ phiếu nào, ngày mai bán mã nào... mà khách hàng chủ động lựa chọn các loại sản phẩm đầu tư được tập trung tại một “siêu thị đầu tư”, một siêu ứng dụng mà ở đó khách hàng có thể lựa chọn đa dạng các giải pháp đầu tư như trái phiếu, chứng khoán, quỹ đầu tư, phái sinh, tiền gửi.... để phục vụ đúng nhu cầu, khẩu vị rủi ro của họ trong nhiều giai đoạn và thời điểm khác nhau. Bên cạnh đó, khách hàng có thể chủ động sử dụng nhiều công cụ hỗ trợ phân tích và thông tin để tối ưu, giảm thiểu tối đa chi phí, hạn chế rủi ro từ các lựa chọn của mình.

Một “hệ sinh thái tài chính” sẽ cần có đầy đủ các yếu tố trên. Ngay từ đầu, TCBS đã chú trọng tập trung phát triển ứng dụng TCInvest theo hướng này, vì đây là xu hướng đã hình thành tại rất nhiều nước phát triển trong khoảng thời gian, và Việt Nam sẽ không phải là một ngoại lệ. Hiện nay, nhà đầu tư tại TCBS có thể trải nghiệm hệ sinh thái số gồm: Nền tảng giao dịch và phân tích cổ phiếu; Nền tảng thỏa thuận trái phiếu doanh nghiệp; Nền tảng giao dịch chứng khoán phái sinh; Nền tảng giao dịch chứng chỉ quỹ và Nền tảng đầu tư cộng đồng đầu tiên tại Việt Nam.

- Trong thời đại của dữ liệu, thế hệ nhà đầu tư mới đang chuyển mình từ đầu tư dựa trên kinh nghiệm sang đầu tư dựa trên dữ liệu. Ông nhận định thế nào về sự thay đổi này? Các công ty chứng khoán cần làm gì để thích nghi với xu hướng này nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng?

Khi mà thế hệ nhà đầu tư mới đang chuyển mình từ đầu tư dựa trên kinh nghiệm sang đầu tư dựa trên dữ liệu, các công ty chứng khoán cần bắt đầu thay đổi và thích ứng càng sớm càng tốt. Quan trọng nhất trong việc chuyển đổi này, theo tôi là việc xây dựng và duy trì được một nền tảng văn hoá doanh nghiệp mạnh về Fintech, Wealthtech và một đội ngũ nhân viên kế cận giỏi được đào tạo và chuyển giao. Giỏi ở đây không phải chỉ là tuyển dụng các bạn học giỏi, thông minh, mà phải là cả việc đào tạo được họ với một kiến thức kép (hybrid) giữa công nghệ, khoa học dữ liệu và tài chính, kinh doanh.

TCBS hiện nay đã, đang đào tạo và duy trì được một số lượng nhân sự ổn định với chất lượng như vậy, mà chúng tôi gọi họ là Marketing Technologist, Investment Technologist, Wealthtech Advisor, Financial Data Scientist, v..v.

Hiện tại, TCBS đang phục vụ gần một triệu khách hàng và để cá nhân hóa các nhu cầu đầu tư khác nhau, chúng tôi cần phải hiểu từng khách hàng của mình, bằng việc xử lý và phân tích dữ liệu. TCBS phân tích dữ liệu không chỉ để xây dựng hệ thống dữ liệu toàn diện cả về kiến trúc nền tảng và ứng dụng trong kinh doanh, mà mục tiêu hướng đến còn là phân tích nhu cầu, đo được sự thay đổi của mỗi khách hàng theo thời gian nhằm phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.

- Ông kỳ vọng gì vào việc các công ty chứng khoán ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong hoạt động đầu tư chứng khoán cũng như trong các hoạt động phục vụ nhà đầu tư? Trên thế giới, xu hướng này diễn ra như thế nào? Tại TCBS, AI đã và đang được ứng dụng trong những hoạt động gì và kỳ vọng sẽ ứng dụng và đem lại kết quả khả quan trọng những hoạt động gì, thưa ông?

Việc các công ty chứng khoán ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong hoạt động đầu tư chứng khoán cũng như trong các hoạt động phục vụ khách hàng/nhà đầu tư là một xu hướng khá thông dụng trên các thị trường phát triển và Việt Nam sẽ không phải là một ngoại lệ. Chúng ta sẽ tất yếu đi theo xu hướng này và sẽ đạt được như thế.

Như đã đề cập ở trên, TCBS đã và đang ưu tiên việc thử nghiệm triển khai sử dụng AI, máy học từ nhiều năm cho hoạt động của mình như: Dự đoán xu hướng đầu tư, dòng tiền; Gợi ý sản phẩm phù hợp nhu cầu cho từng khách hàng hay nhóm nhỏ khách hàng riêng biệt; Các ứng dụng Robo hỗ trợ cung cấp thông tin cho khách hàng và vận hành kinh doanh cũng đã được triển khai. Đặc biệt, Auto Machine Learning đã và đang được xây dựng, mở ra một trang mới cho việc ứng dụng AI trong kinh doanh của TCBS.

Chúng tôi không chỉ hướng tới ứng dụng công nghệ AI để phục vụ khách hàng, mà còn áp dụng trong việc triển khai nghiệp vụ tại nhiều phòng ban kinh doanh, vận hành nội bộ để tăng hiệu suất công việc. Ở TCBS, toàn bộ các mảng kinh doanh đều sử dụng dữ liệu và các công cụ phân tích dữ liệu để có những đánh giá mang tính quyết định nhằm xây dựng những sản phẩm và chính sách khách hàng tốt nhất. Bên cạnh đó, việc hiểu khách hàng, coi “khách hàng là trọng tâm”, tối ưu hoá lợi nhuận đầu tư và mang đến trải nghiệm vượt trội luôn là điều mà TCBS hướng tới và coi đó là kim chỉ nam trong kinh doanh của doanh nghiệp.

Và từ nhu cầu trên, hệ thống dữ liệu tập trung TCBS Customer 360 được xây dựng, quản trị và hoàn thiện. Đây là hệ thống lưu trữ dữ liệu toàn diện, đa chiều, chuyên sâu đến từng khách hàng của TCBS. Chúng tôi luôn cố gắng tìm cách hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong đợi của khách hàng, từ đó gia tăng trải nghiệm cá nhân hoá và đảm bảo mang đến những giải pháp quản lý gia sản phù hợp nhất.

Việc áp dụng công nghệ và khoa học dữ liệu từ sớm đã giúp nhân sự tại TCBS đạt được hiệu quả vận hành vượt trội so với các công ty khác. Ví dụ, lợi nhuận trước thuế/CBNV của TCBS hiện nay là trên 6 tỷ đồng, cao hơn nhiều lần so với các đồng nghiệp cùng ngành.

- Theo ông, đâu là những rào cản trong việc ứng dụng AI vào ngành chứng khoán tại Việt Nam? Chất lượng dữ liệu, hạ tầng, chi phí hay rào cản khác, thưa ông?

Tôi nghĩ là thách thức hơn là rào cản. Thách thức lớn nhất là ở chính nội tại từng doanh nghiệp, chứ không phải từ thị trường hay vấn đề hệ thống. Điều quan trọng nhất là Ban quản trị công ty cần hiểu rõ, nhận thức sâu rộng, quyết tâm thúc đẩy và khích lệ đội ngũ vận hành công ty và nhân sự của mình cùng đồng lòng. Ban điều hành công ty sẽ phải luôn là người dẫn đầu, sẵn sàng học hỏi kiến thức mới, để làm gương và định hướng cho các anh em trong công ty cùng nỗ lực học hỏi và chủ động phát triển bản thân trong hành trình chuyển đổi số cùng công ty.

- Trân trọng cảm ơn ông!

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
'Cơn sốt' AI thổi giá cổ phiếu công nghệ: Nỗi lo bong bóng

'Cơn sốt' AI thổi giá cổ phiếu công nghệ: Nỗi lo bong bóng

(VNF) - Sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo (AI) đã đưa cổ phiếu của các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam chinh phục những đỉnh cao mới. Tuy nhiên, đà tăng bằng lần không chỉ tạo ra sự hưng phấn cho các nhà đầu tư mà còn dấy lên lo ngại về khả năng hình thành bong bóng giá.

Thủ tướng Phạm Minh Chính công du Trung Quốc lần thứ 3 trong 1 năm

Thủ tướng Phạm Minh Chính công du Trung Quốc lần thứ 3 trong 1 năm

(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong của Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Trung Quốc vào tuần tới. Đây sẽ là chuyến đi Trung Quốc thứ ba của Thủ tướng trong vòng một năm qua.


Bán vàng miếng trên app ngân hàng

Bán vàng miếng trên app ngân hàng

(VNF) - Tổng Giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cho biết, ngân hàng sẽ bán vàng cho người dân trên app Vietcombank trong thời gian tới.

Tăng lương từ 1/7, nhiều người chưa mừng đã lo nộp thuế

Tăng lương từ 1/7, nhiều người chưa mừng đã lo nộp thuế

Từ ngày 1/7, lương cơ sở của công chức, viên chức tăng 30%. Tuy nhiên mức giảm trừ gia cảnh trong tính thuế thu nhập cá nhân lạc hậu nên lương tăng nhiều người

Chân dung 'vua rác' David Dương vừa bị FBI khám nhà ở Mỹ

Chân dung 'vua rác' David Dương vừa bị FBI khám nhà ở Mỹ

(VNF) - "Vua rác" David Dương là một trong những doanh nhân gốc Việt có tiếng tại Mỹ. Đồng thời, ông còn đầu tư hàng loạt dự án rác thải tại Việt Nam.

Thiếu kiến thức TCCN, 'gây thiệt hại về tài chính và nguy cơ bất ổn cho xã hội'

Thiếu kiến thức TCCN, 'gây thiệt hại về tài chính và nguy cơ bất ổn cho xã hội'

(VNF) - Theo PGS.TS Vũ Văn Phúc - Phó chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương: 'Người dân đang giàu lên nhưng băn khoăn không biết đầu tư vào đâu vì chưa hiểu rõ về các kênh đầu tư nói riêng và kiến thức tài chính cá nhân nói chung (TCCN). Và hệ luỵ là nhiều vụ việc xảy ra gần đây như Vạn Thinh Phát, nhiều người bị thiệt hại do chưa có hiểu biết về sản phẩm trái phiếu tại ngân hàng SCB, gây thiệt hại về tài chính và nguy cơ bất ổn cho xã hội'.

Cần 'bác sĩ tài chính' giỏi, giúp người dân khỏi 'đột quỵ về tài chính'

Cần 'bác sĩ tài chính' giỏi, giúp người dân khỏi 'đột quỵ về tài chính'

(VNF) - Đây là ý kiến được ông Hans Nguyễn - Cố vấn trưởng Dragon Capital Việt Nam nêu ra tại Diễn đàn thường niên Hoạch định tài chính cá nhân 2024 được tổ chức ngày 22/6 tại Học viện Ngân hàng, Hà Nội. Ông Hans Nguyễn nhấn mạnh, những nhà hoạch định tài chính cá nhân giống như các bác sĩ tài chính và tầm quan trọng của họ không hề kém cạnh các bác sĩ về sức khỏe thể chất.

Hé lộ về thế hệ khó mua được căn nhà đầu tiên nhất trong lịch sử

Hé lộ về thế hệ khó mua được căn nhà đầu tiên nhất trong lịch sử

Người trẻ gen Y nước Mỹ than thở rằng họ không dễ dàng mua nhà như các thế hệ trước. Thế nhưng số liệu từ Realtor cho thấy thế hệ Baby Boomer mới là thế hệ khó mua nhà nhất trong lịch sử.

Thủ đoạn chuyển lậu hơn 6 tấn vàng từ Campuchia về Việt Nam

Thủ đoạn chuyển lậu hơn 6 tấn vàng từ Campuchia về Việt Nam

(Dân trí) - Lấy lý do mua nước đá, nhóm buôn lậu đã "tuồn" hơn 6 tấn vàng từ Campuchia vào Việt Nam qua cửa khẩu Chàng Riệc.

Xây cầu Vân Phúc 3.500 tỷ, thêm kết nối Hà Nội với Vĩnh Phúc

Xây cầu Vân Phúc 3.500 tỷ, thêm kết nối Hà Nội với Vĩnh Phúc

(VNF) - Dự án cầu Vân Phúc nối Hà Nội với Vĩnh Phúc được phê duyệt đầu tư 3.443 tỷ đồng từ nguồn ngân sách thành phố.

Đồ Sơn thay áo mới, xoá bỏ những 'điều tiếng' một thời

Đồ Sơn thay áo mới, xoá bỏ những 'điều tiếng' một thời

(VNF) - Từng chịu 'điều tiếng” như là một địa chỉ du lịch kém phát triển, Đồ Sơn giờ đây đang thực sự “thay da đổi thịt”, khoác lên mình diện mạo mới nhờ những dự án tầm cỡ, hiện đại.