'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ông Ruslan Davydov, quyền Giám đốc Cơ quan Hải quan Liên bang Nga (FCS), mới đây cho biết, kim ngạch thương mại của Nga trong nửa đầu năm nay cao hơn 3% so với cùng kỳ năm 2019, thời điểm chưa xuất hiện đại dịch Covid-19 và cung đột với Ukraine chưa nổ ra.
Phát biểu tại cuộc gặp với Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin, ông Davydov cho hay một số biện pháp do FCS thực hiện đã giúp tăng cường thương mại của Nga, bao gồm hợp lý hóa những quy trình thông quan, dỡ bỏ thuế hải quan đối với một số hàng hóa và tăng ngưỡng miễn thuế đối với hàng hóa mua trực tuyến.
Theo ông Davydov, Nga đã chứng kiến sự dịch chuyển toàn cầu trong thương mại của mình về phía Đông và phía Nam. Trước sự thay đổi của luồng hàng hóa, ngành hải quan nước này đã tăng biên chế, chuyển một số chốt kiểm tra sang lịch làm việc 24/7. Tần suất kiểm tra đã giảm và các công nghệ mới đã được áp dụng để hợp lý hóa việc giám sát những lô hàng lớn.
Kể từ khi phương Tây áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Nga do chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, Moscow đã hướng đến các đối tác trong khối BRICS gồm các quốc gia đang phát triển để bù đắp cho việc mất thị phần lớn ở Liên minh châu Âu (EU).
Kim ngạch thương mại giữa Nga và Trung Quốc đã tăng hơn 40% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 114,5 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm nay, theo số liệu do hải quan Trung Quốc công bố vào tuần trước.
Kim ngạch thương mại giữa Nga và Ấn Độ cũng tăng gấp gần 4 lần so với cùng kỳ, lên gần 22 tỷ USD trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 4 năm nay.
Theo ông Davydov, Trung Quốc, Ấn Độ, cùng với Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan, đã thay thế EU trong hoạt động ngoại thương của Nga.
Trước đó, theo nguồn tin của Bloomberg, bất chấp những hạn chế xuất khẩu của EU đối với "hàng trăm hàng hóa và công nghệ", Nga vẫn nhận được hầu hết hàng hóa mà mình cần.
Phân tích của Cơ quan giám sát Thụy Sỹ Trade Data Monitor cũng cho thấy dù đang bị trừng phạt, Nga dường như đã có giải pháp thay thế hầu hết các sản phẩm mà họ cần, kể cả những sản phẩm công nghệ cao.
Bộ Tài chính và Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 21/7 ra thông báo đã áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt Nga, liên quan gần 120 cá nhân và tổ chức nhằm ngăn chặn Moscow tiếp cận các thiết bị điện tử và hàng hóa khác hỗ trợ cho chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Những cá nhân bị trừng phạt bao gồm 6 thứ trưởng Nga, một phó giám đốc Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) và thống đốc vùng Smolensk của Nga.
Hai công ty quân sự tư nhân của Nga cũng bị bị liệt vào danh sách đen, bao gồm công ty Okhrana thuộc sở hữu của tập đoàn năng lượng Nga Gazprom.
Các biện pháp trừng phạt mới này cũng nhắm tới việc làm giảm doanh thu của Nga từ lĩnh vực kim loại và khai thác mỏ, làm suy yếu khả năng năng lượng trong tương lai cũng như giảm khả năng tiếp cận của Nga với hệ thống tài chính quốc tế.
Theo lệnh trừng phạt, Mỹ sẽ đóng băng mọi tài sản tại Mỹ thuộc sở hữu các cá nhân và tổ chức bị nhắm đến, cũng như lãi suất sinh ra từ các tài sản này.
Ngoại trưởng Mỹ cho hay các lệnh trừng phạt mới nhất “tiếp tục buộc Nga phải chịu trách nhiệm” cho cuộc xung đột tại Ukraine và “giới hạn năng lực hỗ trợ chiến tranh của nước này”.
Trước đó 1 ngày, Hội đồng châu Âu công bố đã quyết định kéo dài thêm 6 tháng “các biện pháp hạn chế nhắm vào các lĩnh vực cụ thể của nền kinh tế Liên bang Nga”, cho đến ngày 31/1/2024.
Các biện pháp này bao gồm “các hạn chế đối với thương mại, tài chính, công nghệ và hàng hóa sử dụng kép, công nghiệp, vận tải và hàng xa xỉ”.
Chúng cũng bao gồm lệnh cấm nhập khẩu hoặc vận chuyển dầu thô bằng đường biển và một số sản phẩm dầu mỏ từ Nga sang EU, chặn một số ngân hàng Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT và đình chỉ hoạt động phát sóng cũng như giấy phép của một số phương tiện truyền thông Nga.
Tổng cộng, thời gian qua châu Âu đã ban hành tất cả 1.700 lệnh trừng phạt đối với nga. Nhiều quan chức và phương tiện truyền thông phương Tây dự đoán rằng nền kinh tế Nga sẽ sụp đổ dưới áp lực của các biện pháp trừng phạt và chi tiêu quân sự.
Tuy nhiên, mới đây, Ngân hàng Thế giới (WB) thừa nhận rằng nền kinh tế Nga đang hoạt động tốt hơn đáng kể so với dự kiến.
Theo một báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về tình hình kinh tế ở châu Âu, IMF dự đoán GDP của Nga sẽ tăng 0,7% trong năm nay, ngang bằng với Pháp.
Xem thêm >> 'Nuốt chửng' dòng chảy dầu khổng lồ từ Nga, Trung Quốc toan tính gì?
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.