Chuyển đổi số: Xu hướng tất yếu trong chiến lực phát triển thương hiệu

Vũ Xuân Trường - 01/02/2020 09:28 (GMT+7)

(VNF) - Sự bụng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, trong đó điển hình là sự ra đời của internet trên phạm vi toàn cầu, gần đây là sự hiện diện ngày càng nhiều của iot (internet of things), big data và các ứng dụng số trên điện thoại động (applications for mobile) cùng các mạng xã hội đã khiến những tiếp cận về phát triển thương hiệu doanh nghiệp Việt cần phải có những nhìn nhận mới hơn và hiệu quả hơn. Trong khuôn khổ bàu viết này, tác giả tập trung tổng hợp và phân tích về xu hướng ch

VNF

Sự chuyển đổi nhanh chóng của thị trường và người tiêu dùng trong bối cảnh số hoá

Thứ nhất, cuộc cách mạnh công nghiệp lần thứ 4 bùng nổ với mạng internet phát triển nhanh chóng, khiến dung lượng thị trường cũng thay đổi. Theo báo cáo từ Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), năm 2018 doanh thu thương mại điện tử bán lẻ của Việt Nam đạt 8,06 tỷ USD với mức tăng trưởng tới 30%. Ước tính, con số này sẽ đạt khoảng 13 tỷ USD vào năm 2020. Giai đoạn từ 2016-2018, tốc độ tăng trưởng trung bình thương mại điện tử Việt Nam đều trên 25%. Google Temasek dự đoán đến năm 2025, Việt Nam hoàn toàn có thể đạt tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử đến 43% một năm và thuộc nhóm dẫn đầu Đông Nam Á.

Thứ hai, phương thức quảng bá, xây dựng thương hiệu sẽ khác với phương thức truyền thống trước đây. Việc quảng bá sản phẩm lên các kênh trực tuyến (online) ngày càng phát triển, trong đó có mạng xã hội như Facebook, Zalo, Google; Youtube… Các nền tảng thương mại điện tử ngày càng đóng góp nhiều hơn vào sự nhận biết của khách hàng cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Khoảng 47% doanh nghiệp có trên 50% lao động thường xuyên sử dụng email; gần như 100% doanh nghiệp sử dụng các nền tảng hỗ trợ giao tiếp như Viber, WhatsApp, Skype, Facebook Messenger, Zalo...; 44% doanh nghiệp đã có website và ngày càng chú trọng đến việc chăm sóc website hơn nữa.

Thứ ba, chi tiêu dành cho quảng cáo trực tuyến ngày càng tăng. Trong một nghiên cứu toàn cầu, tập đoàn Zenith Optimedia công bố mới đây cho thấy, phần chi tiêu này của các doanh nghiệp Việt trong năm 2019 dự kiến sẽ chiếm 47% tổng ngân sách quảng cáo, tăng 3% so với năm 2018 và tăng 4% so với năm 2017. Như vậy, các doanh nghiệp muốn phát triển thương hiệu, cần quan tâm đến chiến lược thương hiệu gắn với cuộc “cách mạng số” một cách nhanh chóng hơn và quyết liệt hơn.

Thứ tư, sự gia tăng nhanh chóng số lượng người tiêu dùng trực tuyến. Với việc nhiều sàn giao dịch thương mại điện tử ra đời. Người tiêu dùng trực tuyến gia tăng đáng kể. Hiện có gần một phần ba dân số Việt Nam (tức khoảng hơn 30 triệu người) tham gia mua sắm trực tuyến mỗi năm.

Định hướng và giải pháp cụ thể cần có đối với các doanh nghiệp trong “bối cảnh số”

Nền kinh tế phát triển hơn, bối cảnh thị trường thay đổi nhanh chóng theo xu hướng số hoá, tiêu dùng thay đổi và các yếu tố tạo nên chất lượng sản phẩm cũng khác trước rất nhiều. Do đó các doanh nghiệp cần tập trung vào một số tư duy chiến lược và thực thi dưới đây:

Một là, thay đổi chiến lược quảng bá cho phù hợp với nhu cầu thay đổi của thị trường và “người tiêu dùng số”. Nếu như trước đây những sản phẩm được tin dùng nhờ tiêu chí ‘‘ăn chắc mặc bền” thì hiện nay điều đó không còn là ưu tiên số một trong việc lựa chọn sản phẩm/dịch vụ nữa, đặc biệt là các bạn trẻ. Thay vào đó, sản phẩm/dịch vụ phải bắt kịp xu hướng và trở nên tiện dụng hơn. Điều đó thúc ép doanh nghiệp phải thay đổi chiến lược quảng bá thương hiệu cho phù hợp: nhanh gọn, chính xác và hiệu quả đến từng đối tượng khách hàng. Chẳng hạn như, để xây dựng và quảng bá thương hiệu thành công, doanh nghiệp phải thoát khỏi tư duy bán hàng giá rẻ để tập trung vào giá trị sản phẩm và nâng chất các dịch vụ hậu mãi. Đồng thời phải đầu tư tưng xứng cho hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm, kịp thời nắm bắt xu hướng hoặc mạnh dạn tạo ra xu hướng mới trong tiêu dùng. Thương hiệu www.Tiki.vn là một thí dụ điển hình cho cách làm này.

Hai là, tập trung vào trải nghiệm khách hàng trên môi trường số. Trong xu hướng dịch chuyển các hoạt động quảng bá, xây dựng thương hiệu trong môi trường kỹ thuật số, các doanh nghiệp cần xây dựng mối quan hệ làm sao để bền vững, với ý tưởng tốt để tồn tại lâu dài. Thương hiệu liên quan đến con người, cung cấp để ứng dụng nên cần tập trung vào trải nghiệm. Theo đó, chiến dịch quảng bá thương hiệu điện thoại Vsmart thông qua việc tặng điện thoại Joy 2+ cho cư dân Vinhomes của tập đoàn Vingroup trong những ngày qua là một trải nghiệm thực sự thú vị với khách hàng.

Điểm mấu chốt cần lưu ý ở đây là, trong bối cảnh thói quen và thị hiếu tiêu dùng thay đổi nhanh chóng với nhiều xu thế khác nhau, đòi hỏi đa dạng tiện ích, trải nghiệm mới, doanh nghiệp cũng cần phải thay đổi cách khách hàng tương tác tới thương hiệu, thay đổi cách tiếp cận thị trường, tận dụng cơ hội kinh doanh trực tuyến để thúc đẩy và phát triển thị trường.

Ba là, các doanh nghiệp nhất định phải có bộ phận R&D (nghiên cứu và phát triển). Theo đó mỗi doanh nghiệp tuỳ vào quy mô của mình sẽ đưa ra những phân tích và số liệu cụ thể về xu hướng tiêu dùng trong tương lai, nhận diện những hành vi tiêu dùng, mua sắm của khách hàng trong thời đại số để định hướng tiếp cận thị trường, thay đổi cách tương tác trong chiến lược xây dựng thương hiệu. Với cách tiếp cận này, việc đầu tư xây dựng một hệ sinh thái số (với Big Data) đã giúp khá nhiều thương hiệu Việt thành công (Vingroup, Viettel,…) trong hoạch định chiến lược thương hiệu dài hạn.

Hy vọng rằng, với những gợi mở mang tính chiến lược trên đây các doanh nghiệp Việt có cơ sở nền tảng để thay đổi từ tư duy chiến lược đến thực thi cụ thể các công cụ, qua đó phát triển thương hiệu của họ được bền vững và lâu dài.

Cùng chuyên mục
Tin khác