Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
"Càng nói nhiều về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), chúng ta sẽ ít nói đến hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông, ít bàn đến Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc và phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế đưa ra năm 2016", Richard Javad Heydarian, Đại học De La Salle, Philippines, cảnh báo khi trao đổi với VnExpress hôm nay tại Hà Nội. Ông Heydarian tham dự hội thảo Thúc đẩy hợp tác an ninh biển ở Biển Đông, do Học viện Ngoại giao Việt Nam, Đại sứ quán Australia và Đại sứ quán Anh tổ chức.
Chuyên gia người Philippines cho biết ông và một đồng nghiệp ở Mỹ cùng gọi COC bằng cái tên "sự ảo tưởng được thể chế hóa", vì mọi người đều muốn nói đến Bộ quy tắc này, nhưng tất cả đều không biết nó là cái gì và đi đến đâu.
ASEAN và Trung Quốc tuyên bố có một số tiến triển như có đề cương, bản thảo đơn nhất COC nhưng trong đó không có các nội dung liên quan đến giới hạn trên biển hay tranh chấp lãnh thổ. Ông băn khoăn tại sao ASEAN phải chờ đợi lâu đến thế nếu Bộ Quy tắc không giúp xử lý các vấn đề chính nêu trên. Heydarian cho rằng điều tồi tệ nhất là Trung Quốc đang dùng COC để tạo nên "luật pháp quốc tế" của mình ở khu vực này, cho rằng hai bên chỉ đang bàn về COC theo cách hiểu của Trung Quốc.
"Sau 20 năm kể từ khi COC được nêu ra, nó đã chuyển từ công cụ để ASEAN yêu cầu Trung Quốc tuân thủ quy tắc, bây giờ giống như chiếc móc của Trung Quốc, kéo ASEAN đi theo những gì Bắc Kinh muốn. Nếu đúng thế, tôi nghĩ chúng ta không nên có Bộ Quy tắc đó", ông nói.
Nhà nghiên cứu của Philippines đề xuất ASEAN cần thể hiện sự cứng rắn hơn với Trung Quốc, yêu cầu Bắc Kinh đóng băng các hoạt động ở Biển Đông, gồm cải tạo các đảo, trong khi đang đàm phán. Ông dẫn ví dụ khi chính quyền Tổng thống Mỹ Trump ép Trung Quốc, Bắc Kinh đã phải thay đổi.
"Chúng ta có chứng cứ để thấy khi cứng rắn với Trung Quốc, nước này sẽ cư xử tốt hơn. Còn nếu chúng ta mềm mỏng, như chính quyền Tổng thống Philippines Duterte hiện nay, thì họ sẽ chỉ đòi hỏi thêm", Heydarian nói.
Cũng nêu cảnh báo về "luật của Bắc Kinh" ở Biển Đông, Đại sứ Australia tại Việt Nam Craig Chittick cho biết nước này ủng hộ mạnh mẽ việc ASEAN và Trung Quốc đàm phán COC trên cơ sở tôn trọng ý kiến của các bên.
"Điều quan trọng của Bộ Quy tắc này là cần phải tuân thủ luật quốc tế, chứ không phải thay thế nó", ông Chittick nói.
Đại sứ cho rằng các nước trong khu vực đang đối diện với sự thay đổi lớn về kinh tế và địa chính trị. Luật pháp và các chuẩn mực quốc tế không được tuân thủ đầy đủ là các vấn đề nổi lên ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Mặc dù vậy, Australia và các nước ASEAN cùng các quốc gia vẫn duy trì nguyên tắc chung, đó là ủng hộ tranh chấp cần được giải quyết hòa bình, không đe dọa hay sử dụng vũ lực, tôn trọng quyền tự do hàng hải và hàng không, thúc đẩy tự do thương mại. Ông đề cao việc ASEAN đóng vai trò chủ chốt trong giữ ổn định ở khu vực, dẫn dắt, định hình chuẩn mực để đảm bảo hòa bình và thịnh vượng.
Trung tá Hải quân Kara Chadwick, Cơ quan pháp lý Hải quân Hoàng gia Anh, nhấn mạnh London rất quan ngại về tình hình ở Biển Đông vì nó liên quan đến lợi ích kinh tế và ngoại giao của nước này. Bà lưu ý Anh không bình luận về chủ quyền của các nước ở Biển Đông nhưng thúc giục các nước tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS.
Ông Steph Lysaght, Phó đại sứ Anh tại Việt Nam nhận định hợp tác về an ninh biển ở Đông Nam Á là một phần của thách thức toàn cầu mà các nước đang phải đối phó, các nước cần có các cam kết đầy đủ với một hệ thống quốc tế dựa trên luật lệ. Bên cạnh đó, vai trò của các định chế đa phương đang bị suy giảm, do đó các quốc gia cần tăng cường hợp tác để tìm ra giải pháp.
"Anh chia sẻ mối quan tâm chung về bảo đảm tự do hàng hải, thúc đẩy vấn đề này ở các diễn đàn quốc tế. Hải quân Anh cũng sẽ tiếp tục hoạt động để ủng hộ nguyên tắc này", ông Lysaght cam kết.
Xem thêm >> Bạo động áo vàng: Kinh tế Pháp ‘bốc hơi’ hàng tỷ euro
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.