Chuyên gia: 'Trung Quốc vẫn là động lực cho tăng trưởng toàn cầu'

Bình Yên - 02/01/2017 08:48 (GMT+7)

Giới chuyên gia mới đây đã đưa ra 6 điểm cần theo dõi của kinh tế Trung Quốc trong năm 2017, sau khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới năm 2016 đã thích nghi được với tiến trình "bình thường hóa mới".

Điểm đầu tiên là tăng trưởng bền vững. Theo giới chuyên gia, số liệu mới nhất cho thấy bất chấp sức ép đi xuống, kinh tế Trung Quốc trong ba quý đầu của năm 2016 đã tăng trưởng ổn định ở mức 6,7%, chặn đứng tin đồn kinh tế nước này sẽ "hạ cánh cứng".

Trong năm 2017, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc sẽ tiếp tục ưu tiên bình ổn nền kinh tế nước này. Các nhà kinh tế dự đoán kinh tế Trung Quốc sẽ "hạ cánh mềm", và lưu ý rằng chính sách tài khóa chủ động sẽ tiếp tục đóng một vai trò tích cực.

Nhà nghiên cứu Zhang Liqun thuộc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển của Quốc Vụ viện cho rằng, đà tăng trưởng bền vững của Trung Quốc sẽ được đảm bảo bởi tiềm năng tăng trưởng mạnh và các chính sách kiểm soát vĩ mô hiệu quả.

Còn chuyên gia trưởng về kinh tế Trung Quốc Robin Xing thuộc Morgan Stanley phán đoán năm 2017, sức tăng trưởng của hoạt động đầu tư và doanh số bán trên thị trường bất động sản của Trung Quốc sẽ chậm lại, nhưng tác động tiêu cực của nhân tố này có thể sẽ được "bù lại" bởi đầu tư cơ sở hạ tầng.

Cải cách cơ cấu nguồn cung là điểm thứ hai cần lưu ý về kinh tế Trung Quốc trong năm 2017. Giới chuyên gia nhấn mạnh tầm quan trọng của cải cách cơ cấu nguồn cung và các chính sách kiểm soát vĩ mô vì cho rằng đà tăng trưởng ổn định không thể duy trì nếu không có cải cách, trong khi các cải cách sẽ không thành công nếu không được kiểm soát.

Năm 2017, Trung Quốc được dự đoán sẽ triển khai loạt cải cách cơ bản liên quan đến doanh nghiệp quốc doanh, thuế khóa, tài chính, đất đai, đô thị hóa, bảo hiểm xã hội, văn minh môi trường...

Điểm thứ ba về Trung Quốc cần lưu ý trong năm 2017 là chính sách tiền tệ thận trọng. Các nhà kinh tế dự báo trong năm 2017 Bắc Kinh nhiều khả năng sẽ chuyển trọng tâm chính sách tiền tệ từ hỗ trợ tăng trưởng sang phòng ngừa rủi ro.

Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBoC) được dự đoán sẽ tiếp tục can thiệp vào thị trường nhằm đảm bảo tính thanh khoản và ngăn chặn tình trạng tăng trưởng tín dụng quá nóng.

Theo chuyên gia tư vấn Huang Yiping thuộc PBoC, mục tiêu tăng trưởng kinh tế thường niên của Bắc Kinh sẽ chi phối chính sách tiền tệ nước này năm 2017. Lạm phát được dự báo tăng, lãi suất của Mỹ cao hơn và đồng NDT yếu đi cũng sẽ là các yếu tố tác động tới chính sách tiền tệ của Trung Quốc.

Điểm cần lưu ý thứ tư liên quan đến đồng nội tệ của Trung Quốc. Đồng NDT giảm giá mạnh kể từ tháng 10/2016 đã làm dấy lên nhiều lo ngại trên thị trường. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế không cho rằng tình trạng này sẽ còn tiếp diễn dai dẳng trong năm 2017 và tin rằng Trung Quốc đủ khả năng xử lý kể cả khi tỷ giá hối đoái có biến động lớn hơn tiên lượng.

Giới chuyên gia cho rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định của Trung Quốc là yếu tố quyết định đồng NDT sẽ duy trì sức mạnh so với các đồng tiền khác và đà giảm giá gần đây của NDT chỉ là sự điều chỉnh do việc đồng tiền này được định giá quá cao trước đó.

Điểm thứ năm là ổn định thị trường bất động sản. Lĩnh vực bất động sản – "trụ cột" trong hoạt động đầu tư tài sản cố định của Trung Quốc – sẽ tiếp tục được theo dõi sát sao trong năm 2017.

Theo nhận định của các nhà kinh tế, doanh số bán trên thị trường bất động sản của Trung Quốc trong năm 2017 sẽ tăng trưởng với tốc độ chậm hơn sau khi Bắc Kinh thắt chặt quy định mua bất động sản nhằm hạn chế tình trạng đầu cơ và kiểm soát đà tăng giá bất động sản. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa tại Trung Quốc được dự báo sẽ hỗ trợ nhu cầu nhà ở và giúp thị trường tăng trưởng với nhịp độ ổn định.

Điểm thứ sáu đó là "Trung Quốc - động lực đối với kinh tế toàn cầu". Kinh tế toàn cầu đang hồi phục chậm chạp và đối mặt với tình trạng dân số già hóa, khoảng cách giàu nghèo ngày càng nới rộng và vô số các "chướng ngại vật" trong dài hạn khác.

Trong khi đó, Trung Quốc tuy đang trải qua giai đoạn tăng trưởng kinh tế chậm lại nhưng vẫn ở mức 6,5-7%. Do vậy, nền kinh tế này được dự báo sẽ tiếp tục là động lực cho tăng trưởng toàn cầu thời gian tới. Quan hệ kinh tế Mỹ-Trung Quốc cũng được cho là sẽ thu hút sự chú ý trong năm nay.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Casper: Nhà tài trợ vàng phát sóng UEFA EURO 2024 của TV360 tại Việt Nam

Casper: Nhà tài trợ vàng phát sóng UEFA EURO 2024 của TV360 tại Việt Nam

(VNF) - Ngày 4/6/2024, lễ công bố nhà tài trợ vàng phát sóng UEFA EURO 2024 của TV360 do Casper phối hợp cùng với TV360 tổ chức đã diễn ra tại Hà Nội.

Châu Âu tụt lại phía sau Mỹ và Trung Quốc, có thể bắt kịp không?

Châu Âu tụt lại phía sau Mỹ và Trung Quốc, có thể bắt kịp không?

(VNF) - Một “cuộc khủng hoảng năng lực cạnh tranh” đang gióng lên hồi chuông cảnh báo cho các quan chức và lãnh đạo doanh nghiệp ở Liên minh châu Âu, nơi đầu tư, thu nhập và năng suất đang tụt hậu.

TP.HCM: Cần thêm 30.000 tỷ làm nốt 14km đường Vành đai 2

TP.HCM: Cần thêm 30.000 tỷ làm nốt 14km đường Vành đai 2

(VNF) - Đường Vành đai 2 TP. HCM dài khoảng 64 km, đưa vào khai thác khoảng 50 km, vẫn còn 14 km chưa khép kín, cần thêm hơn 30.000 tỷ đồng để hoàn thành.

Nhà phát triển dự án KITA Group kỳ vọng tăng trưởng đột phá trong năm 2024

Nhà phát triển dự án KITA Group kỳ vọng tăng trưởng đột phá trong năm 2024

(VNF) - Với danh mục dự án khá ấn tượng đang được hợp tác triển khai tại TP. HCM và Hà Nội, nhà phát triển bất động sản KITA Group đặt mục tiêu tăng trưởng đột phá trong năm 2024 với doanh thu dự kiến khoảng 6.000 tỷ đồng.

Tầm quan trọng của hoạch định tài chính cá nhân cho người hành nghề tư vấn bảo hiểm

Tầm quan trọng của hoạch định tài chính cá nhân cho người hành nghề tư vấn bảo hiểm

(VNF) - Nhận thức tầm quan trọng của hoạch định tài chính cá nhân và ứng dụng được kiến thức đó trong hoạt động tư vấn bảo hiểm đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như xây dựng sự phát triển bền vững của nghề nghiệp của người tư vấn bảo hiểm nói riêng và cho cả ngành bảo hiểm nói chung.

Tài chính tiêu dùng: Thêm nhiều thương vụ M&A lớn sắp bùng nổ

Tài chính tiêu dùng: Thêm nhiều thương vụ M&A lớn sắp bùng nổ

(VNF) - Do việc cấp giấy phép kinh doanh tài chính tiêu dùng đòi hỏi nhiều đáp ứng nhiều quy định chặt chẽ nên tạo thuận lợi cho việc định giá. P/B trung bình của các giao dịch M&A trong quá khứ là khoảng 2,7 lần.

Kiểm toán Nhà nước 'không liên quan trách nhiệm ở SCB'

Kiểm toán Nhà nước 'không liên quan trách nhiệm ở SCB'

(VNF) - Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn khẳng định cơ quan này không liên quan trách nhiệm về sai phạm ở SCB, mà thuộc các doanh nghiệp kiểm toán độc lập.

Bamboo Capital thoái vốn tại BCG Energy: Tập trung cho hoạt động cốt lõi

Bamboo Capital thoái vốn tại BCG Energy: Tập trung cho hoạt động cốt lõi

(VNF) - Lý do được Bamboo Capital đưa ra là nhằm thu hồi vốn để tập trung vào hoạt động cốt lõi của công ty.

BAC A BANK giảm lãi vay cho khách hàng cá nhân mừng kỷ niệm 30 năm thành lập

BAC A BANK giảm lãi vay cho khách hàng cá nhân mừng kỷ niệm 30 năm thành lập

(VNF) - Tri ân khách hàng luôn đồng hành cùng Ngân hàng TMCP Bắc Á trong suốt hành trình trưởng thành và phát triển, BAC A BANK chính thức triển khai chương trình tín dụng cá nhân “Tiếp sức đường dài - 30 năm trọn niềm tin” với mục tiêu giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, góp phần tăng trưởng sản xuất kinh doanh với mức lãi vay hấp dẫn chỉ từ 4%/ năm.

Người dân tiếp cận dịch vụ tiêm chủng với chi phí phải chăng tại FPT Long Châu

Người dân tiếp cận dịch vụ tiêm chủng với chi phí phải chăng tại FPT Long Châu

(VNF) - Yếu tố “giá tốt” tại tiêm chủng Long Châu là tổ hợp những nỗ lực đồng hành thúc đẩy y tế dự phòng, mang các sản phẩm vắc xin giá tốt phục vụ nhu cầu bảo vệ và chăm sóc sức khỏe người dân Việt Nam.