Tài chính tiêu dùng: Thêm nhiều thương vụ M&A lớn sắp bùng nổ

Hải Đường - 05/06/2024 15:00 (GMT+7)

(VNF) - Do việc cấp giấy phép kinh doanh tài chính tiêu dùng đòi hỏi nhiều đáp ứng nhiều quy định chặt chẽ nên tạo thuận lợi cho việc định giá. P/B trung bình của các giao dịch M&A trong quá khứ là khoảng 2,7 lần.

Dẫn nguồn thông tin từ FiinGroup, cáo về thị trường tài chính tiêu dùng của Công ty Chứng khoán Vietcap cho biết, tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) của các khoản vay tiêu dùng giai đoạn 2019-2023 tại Việt Nam đạt 14,7%. Kết quả kinh doanh mảng tín dụng tiêu dùng chạm đáy vào năm 2023 do môi trường lãi suất cao, hoạt động kinh tế kém khả quan, thắt chặt chi tiêu và thanh tra pháp lý đối với các hoạt động thu hồi nợ.

Dư nợ cho vay cho vay năm 2023 của các công ty tài chính tiêu dùng chiếm 5,3% tổng dư nợ cho vay tiêu dùng toàn hệ thống, trước đây chiếm khoảng 7-8%.

Lãi suất cho vay trung bình hiện tại của các công ty tài chính tiêu dùng dao động trong khoảng từ 30 - 40%/năm (thay đổi tùy theo từng sản phẩm khác nhau). Quy mô khoản vay trung bình nhỏ hơn 100 triệu đồng. Thời hạn cho vay từ 6 tháng – 36 tháng, mức trung bình là 24 tháng.

(Ảnh minh hoạ)

Theo những ghi nhận của Vietcap, thị phần cho vay của 7 công ty tài chính hàng đầu trên thị trường trở nên phân tán hơn trong giai đoạn 2019-2023. Trong năm 2019, thị phần của FE Credit là 47%; tổng thị phần của Home Credit, MCredit, HD Saison và Shinhan Finance là 36,8%.

Năm 2023, thị phần của FE Credit là 28%; tổng thị phần của Home Credit, MCredit, HD Saison và Shinhan Finance là 43,7%. Trong đó, FE Credit gần đây đã cho thấy tín hiệu hồi phục tích cực sau một thời gian tái cơ cấu (giảm tỷ lệ nợ xấu và tăng giải ngân). MCredit là công ty trẻ với tốc độ mở rộng thị phần cao nhất, còn Home Credit có khẩu vị rủi ro thận trọng nhất.

FiinGroup cho rằng, các công ty nhỏ và vừa sẽ giành được thị phần trong bối cảnh cạnh tranh này. Các công ty tài chính tiêu dùng trong nước được hỗ trợ trực tiếp từ ngân hàng mẹ sẽ có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn từ chi phí huy động vốn đến mạng lưới,…

Về xu hướng M&A của ngành, các ngân hàng đang có xu hướng thoái vốn khỏi các công ty tài chính để cải thiện nền tảng vốn và tập trung vào các mảng kinh doanh cốt lõi. Do việc cấp giấy phép kinh doanh tài chính tiêu dùng đòi hỏi nhiều đáp ứng nhiều quy định chặt chẽ nên tạo thuận lợi cho việc định giá. P/B trung bình của các giao dịch M&A trong quá khứ là khoảng 2,7 lần.

FiinGroup cho rằng ngành tài chính tiêu dùng sẽ còn đón nhận các giao dịch M&A tiềm năng khác trong tương lai như Tổng Công ty Xi măng Việt Nam dự kiến bán 14,3% cổ phần tại VietCredit, MSB sẽ thoái vốn khỏi TNEX và TPB đang hỗ trợ việc tái cấu trúc HAFIC.

Về triển vọng ngành tài chính tiêu dùng, FiinGroup kỳ vọng điều kiện kinh doanh sẽ cải thiện trong nửa cuối năm 2024, do môi trường lãi suất thấp, các hoạt động xuất nhập khẩu và nhu cầu tiêu dùng cải thiện.

Ngành tài chính tiêu dùng có tiềm năng tăng trưởng mạnh nhờ tỷ lệ cho vay tiêu dùng/GDP tại Việt Nam thấp hơn nhiều so với các quốc gia APAC, thay đổi nhận thức của người tiêu dùng (tín dụng tiêu dùng là để mang lại lợi ích cho việc quản lý tài chính thay vì là giải pháp cuối cùng cho các trường hợp khẩn cấp tài chính) và khung pháp lý đang ngày càng được hoàn thiện.

FiinGroup cho rằng các chiến lược chính mà các công ty trong ngành tài chính tiêu dùng cần tập trung tăng cường điểm bán hàng/điểm chạm khách hàng, đa dạng hóa danh mục cho vay, tăng cường quản lý rủi ro và cải thiện nhận thức của khách hàng về tài chính tiêu dùng.

Đồng quan điểm, Vietcap cũng cho rằng lộ trình phục hồi của ngành tài chính tiêu dùng sẽ rõ ràng hơn từ nửa cuối năm 2024 trở đi với các yếu tố then chốt cần theo dõi bao gồm chất lượng tài sản (tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ bao phủ nợ) và NIM. Theo Vietcap, trong danh mục mà công ty chứng khoán này đang theo dõi, các ngân hàng có sự đóng góp đáng kể từ các công ty tài chính tiêu dùng có thể kể đến như VPBank (FE Credit), HDBank (HD Saison), và MB (MCredit) sẽ được hưởng lợi từ sự phục hồi của ngành tài chính tiêu dùng trong tương lai.

Tài chính tiêu dùng: Khơi dòng chảy lớn, tắc nơi cống nhỏ

Tài chính tiêu dùng: Khơi dòng chảy lớn, tắc nơi cống nhỏ

Tài chính tiêu dùng
(VNF) - Nghị quyết số 59/NQ-CP ngày 23/4/2023 về giải pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay phục vụ nhu cầu đời sống, tiêu dùng đã được hiện thực hoá bằng Thông tư 02/2023. Những điều chỉnh này nhận được đánh giá cao từ thị trường nhưng áp lực trả nợ của khách hàng và nguy cơ nợ xấu của công ty tài chính đang bị đè nặng bởi một quy định nhỏ. Điều này cần sớm được tháo gỡ nếu không nó sẽ như cửa cống nhỏ làm tắc cả dòng chảy lớn.
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Gần 5 tỷ USD cam kết đầu tư vào Lâm Đồng

Gần 5 tỷ USD cam kết đầu tư vào Lâm Đồng

(VNF) - Ngày 23/6, UBND tỉnh Lâm Đồng đã công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư vào tỉnh Lâm Đồng. Tại đây, đã có 12 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy phép đầu tư vào Lâm Đồng với tổng số vốn 125 tỷ đồng (tương đường hơn 5 tỷ USD).

Khởi tố vụ án lừa đảo liên quan Khu du lịch sinh thái thác Giang Điền - Đồng Nai

Khởi tố vụ án lừa đảo liên quan Khu du lịch sinh thái thác Giang Điền - Đồng Nai

(VNF) - Công an tỉnh Đồng Nai cho hay đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" liên quan đến dự án Khu dân cư mật độ thấp và du lịch sinh thái thác Giang Điền.

Thị trường chứng khoán bước vào ‘thời kỳ của sự thật’

Thị trường chứng khoán bước vào ‘thời kỳ của sự thật’

(VNF) - Tuần giao dịch tiếp theo sẽ là tuần giao dịch cuối cùng của quý II/2024 và trên bàn của giới chủ doanh nghiệp đã có gần như đầy đủ kết quả kinh doanh quý II.

Bảo hiểm nhân thọ: Những 'thương tích' chưa thể sớm 'chữa lành'

Bảo hiểm nhân thọ: Những 'thương tích' chưa thể sớm 'chữa lành'

(VNF) - “Sóng gió”, “cú sốc”, “cuộc khủng hoảng nghiêm trọng” là những cụm từ mà người ta thường dùng để ví von về thị trường bảo hiểm nhân thọ thời gian qua. Sau thời gian đầy “thương tích”, liệu thị trường bảo hiểm nhân thọ có thể lấy lại phong độ trong bối cảnh khó khăn chồng chất.

Lãi suất huy động tăng nhanh, lãi vay mua nhà thấp kỷ lục

Lãi suất huy động tăng nhanh, lãi vay mua nhà thấp kỷ lục

(VNF) - Lãi suất huy động tăng nhanh trong khi lãi suất vay mua nhà thấp nhất 10 năm qua; tiền vẫn đổ vào ngân hàng; tăng trưởng tín dụng vẫn chậm... là những điểm nhấn quan trọng trong tuần qua.

 'Vua rác' David Dương bị FBI khám nhà, ông Trần Phương Bình qua đời

'Vua rác' David Dương bị FBI khám nhà, ông Trần Phương Bình qua đời

(VNF) - Cựu tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á Trần Phương Bình qua đời, ông David Dương bị FBI khám nhà, Tổng giám đốc của Công ty Bách Đạt An bị tạm cấm xuất cảnh, ông Ngô Khải Hoàn làm Chủ tịch HĐQT VEAM… là những tin tức doanh nhân đáng chú ý tuần qua.

Dân đổ xô đầu cơ, tích trữ: Dùng chứng chỉ vàng thay cho vàng miếng?

Dân đổ xô đầu cơ, tích trữ: Dùng chứng chỉ vàng thay cho vàng miếng?

(VNF) - Trước tâm lý mua vàng đầu cơ, tích trữ, chuyên gia của VEPR đề xuất Ngân hàng Nhà nước cấp phép phát hành chứng chỉ vàng. Các chứng chỉ này có thể được sử dụng để giao dịch trên sở giao dịch vàng quốc gia, thay vì cách giao dịch vàng vật chất kém hiệu quả.

Khởi tố Chủ tịch Tập đoàn Asanzo Phạm Văn Tam tội trốn thuế

Khởi tố Chủ tịch Tập đoàn Asanzo Phạm Văn Tam tội trốn thuế

(VNF) - Ông Phạm Văn Tam (Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Asanzo) bị khởi tố vì đã chỉ đạo tổng giám đốc thực hiện nhiều hợp đồng bán sản phẩm và trốn thuế.

Chuyển đổi xanh: 'Có chính sách tốt, vốn không còn là vấn đề'

Chuyển đổi xanh: 'Có chính sách tốt, vốn không còn là vấn đề'

(VNF) - Theo chuyên gia, trong quá trình chuyển đổi xanh, nếu có chính sách tốt, doanh nghiệp có thể tự biết cách xoay sở, huy động vốn và lúc đó nguồn vốn đầu vào sẽ rất nhiều.

‘Tăng trưởng không còn lãng mạn 7 - 8%, chỉ 4 - 6% là tốt lắm rồi'

‘Tăng trưởng không còn lãng mạn 7 - 8%, chỉ 4 - 6% là tốt lắm rồi'

(VNF) - TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng, tăng trưởng kinh tế giai đoạn tới không còn lãng mạn 7 - 8% như chúng ta nghĩ, chỉ 4 - 6% là tốt lắm rồi. Do đó, cần bỏ bớt tư tưởng tăng trưởng cứ phải trên 7 - 8% vì vĩnh viễn điều đó không quay trở lại.

Đồ Sơn thay áo mới, xoá bỏ những 'điều tiếng' một thời

Đồ Sơn thay áo mới, xoá bỏ những 'điều tiếng' một thời

(VNF) - Từng chịu 'điều tiếng” như là một địa chỉ du lịch kém phát triển, Đồ Sơn giờ đây đang thực sự “thay da đổi thịt”, khoác lên mình diện mạo mới nhờ những dự án tầm cỡ, hiện đại.