Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Tại hội thảo: “Kinh tế Việt Nam năm 2022, triển vọng năm 2023: Đổi mới nhằm cải thiện chất lượng tăng trưởng”, ông Nguyễn Anh Dương - Trưởng nhóm nghiên cứu của CIEM đánh giá, tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2022 đạt kết quả ấn tượng, trong đó bên cạnh GDP tăng trưởng 8,02% thì hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài và xuất nhập khẩu cũng được đánh giá tích cực.
Tuy nhiên, theo ông Dương, từ quý IV/2022, tốc độ tăng trưởng đang có dấu hiệu chững lại. Tình trạng thiếu đơn hàng, dẫn đến thiếu việc làm đã diễn ra tại nhiều doanh nghiệp. Đại diện CIEM cho rằng, tác động này không chỉ dừng lại ở quý IV/2022 mà có thể kéo dài đến những tháng đầu năm 2023.
Dựa trên những phân tích tình hình kinh tế thế giới và trong nước, báo cáo của CIEM đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2023. Theo đó, kịch bản 1, tăng trưởng GDP của Việt Nam tăng 6,47%; lạm phát bình quân 4,08%; tăng trưởng xuất khẩu 7,21% và cán cân thương mại là 5,64 tỷ USD.
Kịch bản 2 lạc quan hơn là khi tăng năng suất lao động, tăng trưởng GDP đạt 6,83%; lạm phát 3,69%; tăng trưởng xuất khẩu 8,43% và cán cân thương mại 8,15 tỷ USD.
Dự báo nền kinh tế Việt Nam năm 2023 còn đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, các đại biểu cho rằng, Việt Nam cần đánh giá và nhìn lại những thành quả đạt được, đánh giá lại chất lượng tăng trưởng để có những điều chỉnh phù hợp nhằm đạt mục tiêu.
“Kinh tế Việt Nam 2023 có thể chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố hơn như khả năng kiểm soát sự lây lan của các biến thể virus SARS-CoV-2 và các dịch bệnh mới, gia tăng cạnh tranh địa chính trị, xung đột Nga - Ukraina có thể kéo dài, mức độ thắt chặt tiền tệ ở các nền kinh tế chủ chốt nhằm xử lý áp lực lạm phát”, phía CIEM nhấn mạnh.
Trong khi đó, các yếu tố trong nước được CIEM lưu ý là tiến độ thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. CIEM cho rằng, nếu duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, Việt Nam có thể tiếp tục cải cách và thúc đẩy các biện pháp tài khóa, tiền tệ giúp phục hồi tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt, tăng trưởng kinh tế sẽ phụ thuộc đáng kể vào khả năng đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu, gắn với tận dụng cơ hội từ các FTA và xử lý các rủi ro gắn với đối đầu thương mại - công nghệ giữa các siêu cường, xu hướng giảm giá của các đồng tiền ở khu vực so với USD,...
Báo cáo nhấn mạnh lại thông điệp về việc ưu tiên chính sách cần tiếp tục tập trung vào cải thiện nền tảng kinh tế vi mô và đổi mới hệ thống thể chế kinh tế theo hướng thân thiện hơn với đổi mới sáng tạo và môi trường, gắn với xử lý hiệu quả những rủi ro trong môi trường kinh tế quốc tế đầy biến động.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.