Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
MG (Morris Garages) là một thương hiệu xe hơi đến từ Anh Quốc được ra đời vào năm 1924, nhưng đã bị công ty Trung Quốc Nanjng Automobile mua lại vào năm 2005 và 2 năm sau đó chính thức về tay SAIC (một trong 4 công ty sản xuất ô tô quốc doanh lớn nhất Trung Quốc).
Trước đây, MG Cars (Morris Garages) tiếp cận thị trường Việt Nam thông qua nhà nhập khẩu và phân phối CT Brothers Automobile vào năm 2012, tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động, những chiếc xe sản xuất tại Trung Quốc này đã không thể chinh phục được người tiêu dùng trong nước và lặng lẽ rời bỏ thị trường chỉ ít lâu sau đó.
Ở sự trở lại lần 2 này, MG Cars (Morris Garages) chọn Tập đoàn Tan Chong, doanh nghiệp đang giữ quyền nhập khẩu xe Nissan tại Việt Nam để làm nhà phân phối.
Thay vì mở bán các mẫu xe giá rẻ như trước đây, sự trở lại lần 2 của MG tập trung vào phân khúc xe Crossover và SUV, với hai mẫu xe là MG ZS và MG HS.
Theo công bố cuả nhà phân phối, giá bán của MG ZS dao động từ 518 triệu đồng đến 639 triệu đồng và mẫu MG HS có giá gần 1 tỷ đồng.
Ở tầm giá 1 tỷ đồng, khách hàng trong nước có khá nhiều sự lựa chọn như: Honda CR-V (giá bán dao động từ 983 triệu đến 1,1 tỷ đồng), Hyundai Tucson (giá từ 784 đến 923 triệu đồng), Nissan X-Trail (giá từ 913 đến 993 triệu đồng) hay Mitsubishi Outlander (giá từ 825 đến 1,048 tỷ đồng).
Ngoài ra, chất lượng xe MG HS so với các đối thủ lâu năm trên thị trường (đã được kiểm chứng sau một thời gian dài) cũng là một vấn đề đáng để người dùng cân nhắc trước khi xuống tiền.
Theo tìm hiểu, MG HS được sản xuất tại Trung Quốc nhằm thay thế cho “đàn anh” GS trước đó và có thiết kế chung nền tảng với mẫu xe nội địa Roewe RX5.
Trước khi có sự xuất hiện của MG, rất nhiều thương hiệu ô tô nguồn gốc từ Trung Quốc đã “ồ ạt” vào Việt Nam bằng những màn ra mắt ồn ào và những dòng xe giá rẻ, nhưng rồi rất chóng vánh, các hãng xe Trung Quốc này cũng lần lượt biến mất khỏi thị trường một cách đầy “bí hiểm”.
Vậy đâu là lý do khiến các thương hiệu xe Trung Quốc “chết” dần tại thị trường Việt Nam?.
Nhiều chuyên gia cho cho rằng lý do chủ yếu là do chất lượng xe kém, không đảm bảo an toàn. Thay vì phải thực hiện 150 lần thử nghiệm an toàn cho mỗi sản phẩm mới, thì các hãng xe tại Trung Quốc chỉ thử nghiệm 20-25 lần để cắt giảm chi phí.
Trong khi đó, các hãng xe Châu Âu, Mỹ hay Nhật Bản, Hàn Quốc tiến hành trung bình 125-150 lần thử cho mỗi sản phẩm mới. Chính vì thế mà chất lượng và độ an toàn của xe “made in China” luôn tìm ẩn nguy cơ mất an toàn cho người sử dụng.
Thêm vào đó, việc cắt giảm chi phí, rút ngắn quá trình sản xuất, sử dụng vật liệu rẻ tiền cũng khiến các sản phẩm của các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc không được đánh giá cao trên thị trường.
Một chuyên gia ô tô trong ngành cho biết, lâu nay xe Trung Quốc với lợi thế là giá bán rẻ nhưng chỉ đánh trúng được đối tượng khách hàng thu nhập thấp, trong khi đó số đông luôn muốn lựa chọn xe đảm bảo yếu tố chất lượng, an toàn như: Volkswagen, Honda hay Ford.
“Mẫu mã đẹp nhưng chất lượng nội thất, các đồ điện tử nhanh xuống cấp, đặc biệt máy móc hay hỏng vặt khiến các thương hiệu ô tô Trung Quốc khó tiếp cận tới người dung Việt”, chuyên gia này cho hay.
Xem thêm: Lỗi bơm nhiên liệu, Honda triệu hồi hơn 22.000 xe tại thị trường Úc
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.