Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Mới đây, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã ban hành văn bản về tăng cường công tác quản lý nhà nước trong hoạt động đăng kiểm, trong đó đặc biệt chú trọng đến lĩnh vực kiểm định phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
Theo đó, cơ quan này tập trung triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực, hiệu quả phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2022 - 2025 và định hướng đến năm 2030 của Bộ GTVT”, ban hành Quyết định phê duyệt Đề án “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2022-2025 và định hướng đến năm 2030 của Cục Đăng kiểm Việt Nam”.
Trong đó, có một nội dung đáng chú ý đó là Cục Đăng kiểm Việt Nam đã đề xuất một số nội dung cần sửa đổi liên quan đến công tác đánh giá thành lập trung tâm đăng kiểm; công tác kiểm tra, đánh giá định kỳ hoạt động kiểm định của các đơn vị đăng kiểm; công tác kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (ATKT&BVMT) cho xe cơ giới; miễn kiểm định lần đầu với xe mới; tăng cường vai trò thanh tra, kiểm tra, xử phạt của lực lượng thanh tra, cảnh sát giao thông trong hoạt động kiểm định.
Cụ thể, Cục Đăng kiểm Việt Nam đề xuất tăng cường phân cấp quản lý cho các cơ quan địa phương; nghiên cứu, xây dựng phương án để cho phép các cơ sở bảo dưỡng sửa chữa ô tô 3S, 4S của các nhà sản xuất ô tô chính hãng thực hiện công tác kiểm định ATKT&BVMT cho xe cơ giới.
Trước đề xuất các cơ sở bảo dưỡng sửa chữa ô tô 3S, 4S của các nhà sản xuất ô tô chính hãng sẽ được thực hiện công tác kiểm định cho xe cơ giới của Cục Đăng kiểm Việt Nam, trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính, TS Nguyễn Xuân Thủy, chuyên gia giao thông, cho biết ông hoàn toàn ủng hộ đề xuất này.
Theo ông Thủy, thứ nhất, vụ việc xảy ra ở hàng loạt các trung tâm đăng kiểm, nhiều lãnh đạo, đăng kiểm viên của các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới tại nhiều địa phương bị cơ quan công an điều tra, khởi tố về các vi phạm trong công tác đăng kiểm xe cơ giới đang lưu hành đã bộc lộ nhiều lỗ hổng trong công tác quản lý của Cục Đăng kiểm Việt Nam, đặc biệt là ở khâu nhân sự (nhân viên đăng kiểm). Vì vậy, khó khăn lớn nhất hiện nay đó là thiếu cơ sở đăng kiểm gây ra sự búc xúc cho các chủ xe ô tô.
Thứ hai, các cơ sở bảo dưỡng, sữa chữa ô tô của nhà sản xuất ô tô trong nước được phân bố rộng, trải dài từ Bắc vào Nam, do đó rất thuận tiện cho các chủ xe khi đi đăng kiểm.
Thứ ba, nhân viên tại các cơ sở bảo dưỡng 3S, 4S có kinh nghiệm, có kiến thức chuyên sâu về kỹ thuật, nắm rõ tường tận về kết cấu của ô tô (biết được chỗ nào trên ô tô hay hỏng nhất) nên họ có thể đánh giá, kiểm định xe rất tốt và chúng ta có thể tận dụng được nguồn nhân lực chất lượng cao này.
Bình luận về nghiên cứu đề xuất cơ sở bảo dưỡng 3S, 4S có thể được đăng kiểm xe, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế tài chính đánh giá cao và cho biết đề xuất này tương đối phù hợp, tương đối đảm bảo các yêu cầu về mặt chất lượng cũng như là quy cách để các phương tiện có thể lưu thông.
Ông Thịnh cho biết: “Các doanh nghiệp ô tô chính hãng họ có hệ thống quản lý xưởng dịch vụ rất chặt chẽ, họ cũng có những tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn rất cao. Vì vậy, nếu chúng ta cấp cho họ quyền được cấp đăng kiểm thì sẽ tận dụng được các cơ sở vật chất, nhân lực, sẽ giúp tiết kiệm được nhân công, ngân sách cho Nhà nước”.
Trong khi đó, ông Phạm Thành Lê, quản trị viên của Diễn đàn Otofun, cho biết: “Tôi hoàn toàn ủng hộ đề xuất này. Thậm chí, tôi đề nghị Cục Đăng kiểm Việt Nam mạnh dạn cấp phép cho cả các garage đủ tiêu chuẩn (không nhất thiết phải là cơ sở bảo dưỡng chính hãng) tham gia thực hiện việc kiểm định cho xe cơ giới. Nếu bổ sung thêm các garage lớn tham gia cấp kiểm định cho xe cơ giới thì kinh phí họ bỏ ra đầu tư thêm không nhiều, bởi cơ sở hạ tầng, máy móc kỹ thuật lâu nay của họ đã đạt tiêu chuẩn theo quy định”, ông nói. Thậm chí, ông còn đề xuất có thể bỏ qua luôn hạng mục kiểm định xe ô tô đối với xe cá nhân, trừ trường hợp xe sang tên đổi chủ; hoặc ít nhất bỏ đăng kiểm lần đầu tiên đối với ô tô mới trong 5 năm đầu tiên.
Bên cạnh mặt tích cực, có một bất cập được PGS.TS Đinh Trọng Thịnh chỉ ra đó là khi các đại lý được cấp quyền sẽ đẻ ra các “giấy phép con” gây khó cho người tiêu dùng; họ lợi dụng việc này để vẽ ra đủ các lỗi và bắt khách hàng thay thế các phụ tùng chính hãng hoặc các bộ phận chưa đến hạn thay thế nhằm “moi tiền” khách hàng rồi mới thực hiện đăng kiểm. Do đó, ông Thịnh cho rằng khi cấp phép cho các cơ sở bảo dưỡng sửa chữa ô tô 3S, 4S thực hiện đăng kiểm phải rất cẩn trọng.
Về vấn đề này, ông Phạm Thành Lê cho rằng ở đây có một sự hiểu nhầm tai hại. “Chúng ta nên nhớ, cho phép các cơ sở 3S hay 4S thực hiện công tác kiểm định ATKT&BVMT cho xe cơ giới không có nghĩa là chỉ có các trung tâm này được kiểm định xe ô tô. Quyền lựa chọn vào cơ sở nào là của người dùng. Cũng giống như việc bảo dưỡng, sửa chữa ô tô hiện nay, chủ xe có thể vào xưởng chính hãng hoặc tìm đến các garage bên ngoài. Thậm chí, không ai cấm chủ xe Honda đi sửa chữa ở xưởng của Toyota cả”, ông nói.
Trong khi đó, chuyên gia giao thông Nguyễn Xuân Thuỷ thẳng thắn cho rằng các hãng xe trong nước sẽ kiểm soát chặt vấn đề này, bởi họ sẽ không đánh đổi điều này để đánh mất danh tiếng của mình trên thị trường khi phải dày công gây dựng hàng chục năm qua.
Tuy nhiên, dưới góc độ doanh nghiệp, anh Nguyễn Hoàng Long, chủ showroom kinh doanh xe cũ tại Hà Nội lo ngại việc khi cấp quyền cho các cơ sở bảo dưỡng sửa chữa ô tô 3S, 4S được thực hiện công tác đăng kiểm thì liệu có tránh được tình trạng độc quyền, gây khó dễ cho các cửa hàng kinh doanh xe đã qua sử dụng hay không.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.