Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Dịch bệnh tiếp tục bùng phát lần thứ 2 vào cuối tháng 7 đã khiến các hãng hàng không vừa chớm gượng dậy sau "cơn bạo bệnh" gục ngã trở lại, mất hẳn cơ hội khai thác cao điểm du lịch hè 2020, chuyển ngay vào giai đoạn thấp điểm.
Các hãng hàng không đã nỗ lực thực hiện mọi giải pháp để hạn chế thiệt hại như cắt giảm tổng chi phí 50 - 70% so với cùng kỳ năm trước, đàm phán với các đối tác giãn nợ, giảm lãi vay, bán bớt tàu bay, chuyển nhượng tài sản, giảm lương toàn bộ cán bộ, nhân viên hay giảm giá vé..., nhưng vẫn rất khó xoay xở.
Tuy nhiên, trong khi cổ phiếu của các hãng hàng không như HVN của Vietnam Airlines, VJC của Vietjet Air chưa tìm thấy "ánh sáng cuối đường hầm" trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch bệnh và sử dụng đòn bẩy tài chính lớn, thì triển vọng của các doanh nghiệp dịch vụ cảng hàng không lại được đánh giá là tích cực trong dài hạn.
Có thể kể đến như Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV, mã: ACV), với lợi thế độc quyền trong khai thác 22 cảng hàng không (9 cảng hàng không quốc tế, 13 cảng hàng không nội địa), trong đó có những cảng hàng không quan trọng và lớn nhất của Việt Nam như Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Phú Quốc, Cam Ranh...
Khả năng xuất hiện thêm các sân bay khác ở các thành phố lớn trong vòng 5-10 năm tới để cạnh tranh với ACV là vô cùng thấp. Đặc biệt gần đây thêm sân bay Long Thành được phê duyệt quy hoạch thì ACV lại tiếp tục được làm chủ đầu tư.
Lợi thế độc quyền kinh doanh dịch vụ cảng hàng không cho phép ACV tận thu với mức giá dịch vụ mà khách hàng (các hãng hàng không, các công ty kinh doanh dịch vụ kho bãi, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong khu vực sân bay...) phải chấp nhận mà không thể đàm phán.
Hay như trường hợp của Công ty Cổ phần Dịch vụ hàng hóa Sài Gòn (SCSC, mã: SCS), dù sản lượng hàng hóa thông qua cảng hàng không Tân Sơn Nhất giảm mạnh trong 6 tháng qua nhưng theo nhận định từ các chuyên gia phân tích của Azfin, tác động của dịch bệnh lên sản lượng hàng hóa phục vụ sẽ không quá lớn.
Cơ sở của những nhận định này, theo Azfin, là do đặc điểm vận tải hàng hóa không bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch bệnh như vận tải hành khách, lệnh cấm bay toàn quốc vào tháng 4 và quốc tế kéo dài không áp dụng với các chuyến bay chở hàng.
Đặc biệt, trong giai đoạn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, các hãng hàng không tăng cường vận tải hàng hóa để bù đắp những thiệt hại từ vận tải hành khách đã khiến biên lợi nhuận thuần của SCSC ở mức ổn định so với cùng kỳ.
Tương tự, Công ty Cổ phần Dịch vụ hàng hóa Nội Bài (NCTS, mã: NTC) cũng là một doanh nghiệp kinh doanh cùng lĩnh vực với SCSC tại cảng hàng không Nội Bài, nên sự ảnh hưởng của dịch bệnh là không lớn.
Trong khi đó, việc mở lại một số đường bay quốc tế từ ngày 15/9 dự kiến sẽ giúp cho hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp cảng hàng không được cải thiện.
Thực tế hiện nay, giá các cổ phiếu cảng hàng không đều đã giảm khá sâu so với mức đỉnh năm 2019, như: SCS giảm 25%, ACV giảm 39%, SGN của Công ty Cổ phần Phục vụ mặt đất Sài Gòn (SAGS) giảm 35%, NCT giảm 6%...
Tuy nhiên, nếu so sánh với thời điểm thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng chung bởi dịch bệnh hồi cuối tháng 3 thì nhóm cổ phiếu cảng hàng không cũng đã ghi nhận sự hồi phục đáng kể.
Tính đến phiên ngày 17/9, cổ phiếu NCT đang giao dịch tại mức giá 71.000 đồng/cổ phiếu, tăng 65,1% so với vùng giá 43.000 đồng/cổ phiếu hồi cuối tháng 3, cổ phiếu SCS tăng 41,3%, cổ phiếu ACV tăng gần 47%, SGN tăng gần 4,5%...
Nhờ những lợi thế về đặc thù kinh doanh, trong 6 tháng đầu năm, ngoại trừ ACV thua lỗ nặng, những doanh nghiệp còn lại chỉ ghi nhận sự chuyển biến nhẹ trong doanh thu và lợi nhuận với mức sụt giảm dưới 15%.
Cụ thể, kết thúc 6 tháng đầu năm 2020, SCSC ghi nhận doanh thu thuần đạt 328 tỷ đồng, giảm 9,4% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế đạt 221 tỷ đồng, giảm 9,8%. Với việc giá cổ phiếu SCS giảm đến 25% trong khi lợi nhuận sau thuế chỉ giảm 10%, thì việc phản ánh quá đà về cổ phiếu này là rõ ràng.
Tại vùng giá hơn 120.000 đồng/cổ phiếu như hiện nay, SCS đang được giao dịch tại PE khoảng 12,96 lần, so với mức trung bình khoảng 15 lần thì đây là vùng giá hấp dẫn để đầu tư. Các chuyên gia Azfin cho rằng, việc tăng trưởng trở lại của SCSC có thể đến trong năm 2021.
Tương tự, NCTS đạt 301,7 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 8,8% so với cùng kỳ năm trước, lợi nhuận sau thuế đạt 99,4 tỷ đồng, giảm 13,6% so với nửa đầu năm 2019. Trong khi đó, cổ phiếu NCT vẫn duy trì được phong độ khi so với vùng đỉnh mới chỉ giảm 6%.
Có kết quả kinh doanh thấp nhất trong nhóm cảng hàng không, nhưng ACV lại “ghi điểm” với số dư tiền mặt ròng đạt 19.000 tỷ đồng tính đến cuối quý II/2020, trong khi chi phí phi tiền mặt chiếm khoảng 38% tổng chi phí năm 2019 (khoản lãi tiền gửi đóng góp chính trong con số nghìn tỷ hồi quý I/2020 của ACV).
Nhìn chung, mọi thứ đang dần trở lại với nhóm doanh nghiệp cảng hàng không niêm yết khi các hiệp định thương mại tự do như EVFTA có hiệu lực, xu hướng dịch chuyển Trung Quốc + 1 giúp giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng trưởng mạnh, hàng hóa trung chuyển nhiều hơn, từ đó tạo sức bật trong kinh doanh đối với nhóm doanh nghiệp này.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.