Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Giá chốt phiên 17/9 của MBB ở mức 18.100 đồng/cổ phiếu, thấp hơn giá trị sổ sách hiện ở mức gần 18.800 đồng/cổ phiếu (tính theo khối lượng cổ phiếu niêm yết hiện tại và giá trị sổ sách tại thời điểm cuối tháng 6/2020).
Theo nhận định của Công ty Chứng khoán TP. HCM (HSC), sau kết quả kinh doanh kém khả quan trong quý I/2020, sang quý II/2020, MBB đã cho thấy sự cải thiện với lợi nhuận sau thuế tăng 19,2%. Lũy kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận sau thuế tăng 6,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cùng với đó, chi phí tín dụng giảm, hệ số bao phủ nợ xấu (LLR) tăng lên mức cao kỷ lục và tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn cũng hồi phục.
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) giảm 0,16% so với quý trước và giảm 0,44% so với đầu năm. Tuy nhiên, tỷ lệ NIM của MBB chỉ giảm ở mức độ khiêm tốn nếu so với nhiều ngân hàng khác.
HSC dự báo năm 2020, lợi nhuận sau thuế của MBB sẽ đạt 7.768 tỷ đồng, giảm 0,7% so với năm 2019.
Năm 2021, lợi nhuận sau thuế dự báo sẽ phục hồi với mức tăng 23,5%, lên 9.595 tỷ đồng. Năm 2022, con số lợi nhuận có thể đạt 12.397 tỷ đồng, tăng trưởng 29,2%.
HSC tin rằng sau khi dịch Covid-19 qua đi, MBB sẽ hồi phục mạnh hơn các ngân hàng khác nhờ nền tảng căn bản vững chắc và chính sách quản trị rủi ro chủ động.
Cụ thể, MBB theo đuổi mô hình ngân hàng toàn diện gồm: dịch vụ ngân hàng thương mại, tài chính tiêu dùng, bảo hiểm nhân thọ & phi nhân thọ và môi giới chứng khoán. Các mảng kinh doanh của ngân hàng có tác động bổ trợ lẫn nhau và đóng góp tích cực vào kết quả kinh doanh hợp nhất.
Thêm vào đó, ngân hàng có thế mạnh trong cho vay khách hàng cá nhân và cho vay các doanh nghiệp vừa & nhỏ (SME) được hỗ trợ từ nguồn huy động chi chi phí thấp nhờ tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn cao (35%) từ cơ sở khách hàng đặc biệt có liên quan đến các cổ đông lớn. Theo HSC, đây là yếu tố quan trọng giúp MBB giữ vững được tỷ lệ NIM, đặc biệt là trong điều kiện kinh doanh không thuận lợi.
HSC cũng đánh giá, MBB khá chủ động trong quản trị rủi ro, nhanh chóng xóa nợ xấu và thận trọng trong chính sách trích lập dự phòng.
Bên cạnh đó, sự “dễ tổn thương” trong hoạt động của công ty tài chính MCredit đã được xử lý hiệu quả và chi phí tín dụng dự kiến sẽ ổn định ở mức 12-15% trong quý tới.
Ngoài ra, mảng bảo hiểm nói chung và bancassurance (bán bảo hiểm qua ngân hàng) cũng đầy hứa hẹn với đà tăng trưởng mạnh mẽ của công ty con MB Ageas Life.
HSC duy trì đánh giá "Mua" vào đối với cổ phiếu MBB với giá mục tiêu 25.500 đồng/cổ phiếu.
Giá chốt phiên 17/9 của SSI ở mức 16.000 đồng/cổ phiếu, thấp hơn giá trị sổ sách hiện ở mức gần 16.300 đồng/cổ phiếu.
Trong nửa đầu năm 2020, SSI ghi nhận lợi nhuận sau thuế 531 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, SSI đã hoàn thành khoảng 75% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Lực đẩy lợi nhuận của SSI đến từ các mảng môi giới, tự doanh và cho vay ký quỹ.
Theo tính toán của Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam, lợi suất cho vay của SSI duy trì ở mức tương đương các công ty chứng khoán khác.
Yuanta Việt Nam kỳ vọng giá mục tiêu của SSI trong một năm tới là 18.328 đồng/cổ phiếu.
Giá chốt phiên 17/9 của HSG ở mức 13.450 đồng/cổ phiếu, thấp hơn giá trị sổ sách hiện ở mức hơn 13.800 đồng/cổ phiếu.
Trong báo cáo phân tích về cổ phiếu HSG công bố gần đây, Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (MASVN) nhấn mạnh rằng với lợi thế có hệ thống hơn 536 đại lý và cửa hàng phân phối, HSG là công ty đầu tiên phục hồi sau giai đoạn giá thép cuộn cán nóng (HRC) tạo đỉnh vào cuối tháng 6/2018.
MASVN đánh giá với diễn biến có lợi của giá HRC, chắc chắn HSG sẽ tiếp tục tăng tỷ lệ tồn kho/tổng tài sản, từ đó giúp cải thiện biên lợi nhuận.
Với khả năng phân phối toàn bộ thị trường trong nước, MASVN dự báo doanh thu nội địa của HSG năm tài chính 2020 và 2021 lần lượt đạt 16.042 tỷ đồng (giảm 2% so với năm trước) và 17.363 tỷ đồng (tăng 8,2%).
Tuy nhiên, doanh thu mảng xuất khẩu có thể sẽ bị ảnh hưởng nặng trong năm tài chính 2020 khi các thị trường toàn cầu hiện tiếp tục duy trì dãn cách xã hội, nhưng sẽ phục hồi mạnh trong năm tài chính 2021 trong điều kiện hết dịch. MASVN dự báo doanh thu xuất khẩu của HSG trong năm tài chính 2020 và 2021 lần lượt đạt 8.638 tỷ đồng (giảm 20%) và 11.575 tỷ đồng (tăng 34%).
Với tình hình hiện đang diễn biến có lợi của HRC giúp cải thiện biên lợi nhuận gộp, MASN dự báo lợi nhuận sau thuế của HSG trong năm tài chính 2020 sẽ tăng trưởng đột biến, đạt 920 tỷ đồng, tăng 87,9% so với năm trước.
Cho năm tài chính 2021, lợi nhuận sau thuế của HSG dự báo tiếp tục hồi phục, đạt 1.098 tỷ đồng, tăng trưởng 19%.
Trong nửa cuối năm 2020, HSG dự kiến phát hành cho cổ đông chiến lược với tỷ lệ không được tiết lộ với mức giá không dưới giá trị sổ sách. Với mức P/B trung bình toàn cầu hiện ở mức 1.2x, MASVN cho rằng giá hợp lý phát hành cho cổ đông chiến lược sẽ vào khoảng 16.860 đồng/cổ phiếu.
Công ty chứng khoán này kỳ vọng giá mục tiêu một năm đối với HSG ở mức 16.700 đồng/cổ phiếu.
Giá chốt phiên 17/9 của CII ở mức 18.650 đồng/cổ phiếu, thấp hơn giá trị sổ sách hiện ở mức gần 30.300 đồng/cổ phiếu.
Trong báo cáo cập nhật gần nhất, Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) duy trì khuyến nghị "Mua" dành CII và duy trì giá mục tiêu 24.900 đồng.
VCSC ước đoán thời điểm bàn giao của dự án 152 Điện Biên Phủ và D’verano (Lakeview 3) sẽ bắt đầu trong năm 2021, trong khi đó, dự án Diamond Riverside và dự án Sơn Tịnh ước định sẽ bàn giao trong năm 2020-2021.
Ngoài ra, VCSC cho rằng thời gian bắt đầu thực hiện thu phí dự án BOT Mở rộng Xa lộ Hà Nội sẽ bắt đầu từ tháng 11/2020.
Trong năm 2020, VCSC dự báo doanh thu của CII sẽ đạt 5.200 tỷ đồng (tăng trưởng 190%) và lợi nhuận sau thuế đạt 535 tỷ đồng (tăng trưởng 173%). Các kết quả tích cực này chủ yếu được dẫn dắt bởi kỳ vọng bàn giao các dự án bất động sản trong 6 tháng cuối năm 2020 và lãi tài chính từ chuyển nhượng cổ phần trong dự án Riverpark giai đoạn 1 (phần lớn khoản lãi đã được ghi nhận trong 6 tháng đầu năm 2020).
VCSC dự báo CII sẽ đạt tăng trưởng 9,5% lợi nhuận sau thuế trong 2021, lên 585 tỷ đồng, chủ yếu đến từ đóng góp cả năm của dự án BOT Mở rộng Xa lộ Hà Nội. Đồng thời tiếp tục kỳ vọng CII sẽ hưởng lợi từ dòng tiền ổn định đến từ các dự án BOT trong khi ghi nhận tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận từ các dự án bất động sản nhà ở.
Rủi ro đối với triển vọng cổ phiếu CII đến từ khả năng các dự án bị trì hoãn; cùng với đó, tiếp tục trì hoãn thanh toán cổ tức nhằm tài trợ vốn cho hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản.
Giá chốt phiên 17/9 của GIL ở mức 25.700 đồng/cổ phiếu, thấp hơn giá trị sổ sách hiện ở mức gần 26.100 đồng/cổ phiếu.
GIL hiện đang sản xuất đa dạng các mặt hàng dệt may, bao gồm: sản phẩm trong gia đình, túi xách, balo, đồ dùng ngoài trời, quần áo, …
GIL đang có 36 dây chuyền may ở hai nhà máy Bình Thạnh & Thạnh Mỹ. Ngoài ra, GIL có hệ thống gia công 36 dây chuyền khác. Mục tiêu của GIL là phát triển hệ thống dây chuyền may nội bộ lên 37 trong năm 2020 và tăng số lượng dây chuyền gia công bên ngoài lên mức 58.
Doanh thu và lãi ròng 6 tháng đầu năm 2020 đạt 1.638 tỷ và 103 tỷ đồng, lần lượt tăng 51% và 65% so với cùng kỳ năm ngoái.
GIL dự kiến sẽ triển khai dự án khu công nghiệp Phú Bài 4 theo tiêu chuẩn Singapore với vốn góp là 255 tỷ đồng, tương đương 51% vốn điều lệ. Quy mô dự án ở mức 420ha giai đoạn 1, và thêm 87ha ở giai đoạn 2. Tổng vốn đầu tư dự án dự kiến ở mức 3.000 tỷ đồng.
Hai đối tác lớn nhất là Amazon và IKEA. Đây là những doanh nghiệp tài chính mạnh, vẫn đang hoạt động kinh doanh ổn định với hướng kinh doanh online là chủ đạo trong thời gian vừa qua. Điều này, theo nhận định của Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (MASVN), sẽ giúp GIL tránh được áp lực trong năm 2020, khác với các doanh nghiệp dệt may trong ngành.
Doanh thu và lãi ròng năm 2020 của GIL được MASVN ước đạt 3.380 tỷ và 213 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 33,1% và 32,6% so với năm ngoái.
MASVN đánh giá "Tích cực" cho GIL nhờ nhóm khách hàng tài chính mạnh, tập trung nhiều hoạt động online, ít bị ảnh hưởng bởi dịch giúp GIL thuộc nhóm cổ phiếu dệt may cá biệt có hoạt động tăng trưởng tích cực.
Giá mục tiêu 12 tháng mà MASVN đưa ra đối với GIL là 28.600 đồng/cổ phiếu.
Giá chốt phiên 17/9 của HTN ở mức 25.000 đồng/cổ phiếu, thấp hơn giá trị sổ sách hiện ở mức gần 25.600 đồng/cổ phiếu.
Theo nhận định của Công ty Chứng khoán VietinBank (CTS), tỷ suất cổ tức/thị giá của HTN là hấp dẫn để đầu tư dài hạn, cao hơn đáng kể lãi suất ngân hàng.
Tính từ thời điểm lên sàn, HTN duy trì chính sách trả cổ tức đều đặn 15% tiền mặt, 15% cổ phiếu mỗi năm. Do ảnh hưởng của dịch, năm 2020 mức cổ tức đã được thông qua tại ĐHCĐ là 18%, dự kiến khi có vắc xin mức cổ tức sẽ quay trở lại mức 30%.
Năm 2020, HTN dự kiến sẽ ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận rất cao, lên đến 98%, ước đạt 370 tỷ đồng, nhờ nguồn thu từ dự án Richmond City và từ hàng loạt công trình thi công lớn thuộc Tập đoàn Hưng Thịnh như Cam Ranh Mystery, Lavita Charm, Q7 Boulevard, Q7 Saigon Riverside Complex, Grand Center Quy Nhơn...
Năm 2021, HTN dự kiến sẽ mở rộng thị trường sang đấu thầu thêm cả các dự án bên ngoài Tập đoàn Hưng Thịnh.
Rủi ro HTN đang phối đối mặt là: dịch Covid-19 diễn biến phức tạp cả trong nước và thế giới gây nên những hậu quả rất khó lường, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của công ty; pháp lý các dự án bất động sản vẫn còn nhiều thủ tục phức tạp, ảnh hưởng đến quá trình giải phóng mặt bằng và xây dựng các công trình của công ty.
CTS ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu HTN ở mức 24.030 đồng/cổ phiếu, thấp hơn thị giá hiện tại.
Giá chốt phiên 17/9 của HAH ở mức 13.100 đồng/cổ phiếu, thấp hơn giá trị sổ sách hiện ở mức gần 25.800 đồng/cổ phiếu.
6 tháng đầu năm 2020, doanh thu thuần của HAH đạt 541,8 tỷ đồng, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó doanh thu chính đến từ mảng vận tải biển, hiệu suất hoạt động của đội tàu tăng so với cùng kỳ khi tàu HAIAN MIND hoạt động toàn thời gian (tàu được đi vào hoạt động từ tháng 6/2019).
Lợi nhuận sau thuế nửa đầu năm đạt 64,4 tỷ đồng, giảm 2,1%.
Năm 2020, HAH đặt kế hoạch doanh thu thuần 1.219 tỷ đồng, tăng 10% so với năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế đạt 85,1 tỷ đồng, giảm 30%.
Công ty Chứng khoán FPT (FPTS) xác định giá trị hợp lý của cổ phiếu HAH là 13.950 đồng/cổ phiếu.
FPTS đánh giá mảng vận tải biển của HAH đạt hiệu quả cao với tỷ lệ lấp đầy hàng hóa trên mỗi chuyến tàu của HAH trung bình ước tính đạt 88,2%.
Cùng với đó, HAH cũng đang hoàn thiện chuỗi dịch vụ logistics. Vào quý II/2020, HAH đã hoàn thành đầu tư giai đoạn 2 trung tâm Logistics Pan Hải An (tổng diện tích 15,4 ha) giúp HAH hoàn thiện chuỗi dịch vụ logistics gồm vận tải biển, cảng biển, kho bãi.
Tuy nhiên, HAH cũng phải đối mặt với các rủi ro gồm rủi ro biến động giá nhiên liệu (chiếm trên 30% tổng chi phí) và rủi ro biến động giá cước vận tải biển.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.