Cổ phiếu đắt nhất nhì HNX: DN lãi cao kỷ lục, tăng cổ tức lên 200%
(VNF) - Nhờ mức lãi kỷ lục hơn 526 tỷ đồng, vượt 284% kế hoạch đề ra, ban lãnh đạo SLS đã nâng mức cổ tức từ 100% lên 200%.
Cổ phiếu đắt giá, DN lãi kỷ lục, chia cổ tức ‘khủng'
Công ty cổ phần Mía đường Sơn La (HNX: SLS) vừa công bố biên bản ĐHĐCĐ thường niên niên nộ 2023-2024. Trong đó, một trong những nội dung quan trọng được cổ đông thông qua là nâng mức cổ tức từ 100% lên 200%. Theo đó, số tiền mà SLS dự chi là gần 196 tỷ đồng để phân phối lợi nhuận cho cổ đông.
Việc chia cổ tức với tỷ lệ cao không phải điều hiếm gặp ở SLS, tuy nhiên 200% vẫn là mức cao nhất trong lịch sử hoạt động của doanh nghiệp. Trước đó, SLS thường xuyên chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ hàng chục phần trăm mỗi năm.
Nguyên nhân khiến doanh nghiệp nâng mức cổ tức lên cao kỷ lục đến từ việc vượt 284% kế hoạch lợi nhuận đã đề ra trong niên độ 2023-2024 vừa qua, đạt hơn 526 tỷ đồng lãi sau thuế.
Đây đồng thời là mức lãi cao nhất trong lịch sử hoạt động của doanh nghiệp, cũng là niên độ thứ 2 liên tiếp SLS ghi nhận lợi nhuận cao “ngất ngưởng” vượt mốc 500 tỷ đồng. Niên độ 2022-2023, lợi nhuận sau thuế của SLS là hơn 523 tỷ đồng, không hệ kém cạnh mức thực hiện của niên độ này.
Theo báo cáo thường niên niên độ 2023-2024, cổ đông lớn nhất của SLS là bà Trần Thị Thái, mẹ của chủ tịch Đặng Việt Anh. Bà Thái hiện nắm giữ hơn 2,6 triệu cổ phiếu SLS, tương đương 27,43% vốn của doanh nghiệp mía đường này. Theo sau bà là Công ty TNHH Thái Liên, nắm giữ hơn 1,4 triệu cổ phiếu SLS (15% vốn) và ông Đặng Việt Anh, nắm giữ 968.878 cổ phiếu SLS (9,84% vốn).
Như vậy trong đợt phân phối lợi nhuận của niên độ 2023-2024, bà Trần Thị Thái có thể nhận về hơn 53 tỷ đồng từ SLS, Công ty Thái Liên nhận về 29 tỷ đồng và ông Đặng Việt Anh nhận về 19 tỷ đồng.
SLS hiện là 1 trong những cổ phiếu đắt đỏ nhất sàn HNX nói riêng và thị trường chứng khoán nói chung. Cổ phiếu đóng cửa phiên 11/9 ở mức giá 205.000 đồng/cổ phiếu, vốn hoá thị trường hơn 2.000 tỷ đồng.
Doanh nghiệp hiện đang niêm yết hơn 9,79 triệu cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, trong đó 3 cổ đông lớn trên nắm giữ hơn 52% cổ phiếu đang lưu hành. Số lượng cổ phiếu do các cổ đông sở hữu dưới 5% vốn điều lệ là hơn 4,6 triệu đơn vị.
Thanh khoản của SLS cũng không quá mạnh mẽ. Theo số liệu từ Công ty Chứng khoán SSI, khối lượng giao dịch trung bình trong 3 tháng gần đây của SLS đạt 12.743 đơn vị, trong 10 phiên gần nhất đạt 19.180 đơn vị.
Triển vọng khả quan cho niên vụ tới
SLS tiền thân là nhà máy đường trực thuộc Nông trường quốc doanh Tô Hiệu Sơn La quản lý, được khởi công xây dựng ngày 16/09/1995. Năm 1997, Công Ty Mía đường Sơn La được thành lập và trực thuộc UBND tỉnh Sơn La, đến năm 2008 chuyển đổi thành công ty cổ phần, với vốn điều lệ 50 tỷ đồng.
SLS hiện đang kinh doanh trên các địa bàn tại Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, trong đó Hà Nội chiếm 75% tổng doanh thu, theo thông tin từ Công ty Chứng khoán An Bình (ABS).
Đặc biệt, SLS là doanh nghiệp duy nhất có khả năng sản xuất đường RE tại miền Bắc và là 1 trong 5 doanh nghiệp trên cả nước có khả năng sản xuất đường RE. Trong ngành mía đường, SLS đang hoạt động với quy mô, có khả năng sản xuất khoảng hơn 600.000 tấn đường/năm (chủ yếu là mía chế biến).
Hiện SLS có 8.000ha nguyên liệu tại Yên Châu, Sơn La. Đặc biệt, vùng trồng của Mía đường Sơn La có điều kiện thổ nhưỡng và thời tiết thuận lợi cho mía đường có trữ đường cao.
Sau 2 niên độ với kết quả kinh doanh kỷ lục, ABS cho rằng triển vọng kinh doanh của SLS sẽ tiếp tục khả quan ở niên vụ tới. Bên cạnh các lợi thế nêu trên, ABS đưa ra thêm 1 số động lực khác để hỗ trợ cho dự báo về triển vọng của SLS.
Theo đó, trong bối cảnh giá đường liên tục biến động do nguồn cung toàn cầu thiếu hụt bởi thời tiết cực đoan (hiện tượng Elnino gây tình trạng khô hạn nắng nóng), giá thị trường nội địa Việt Nam không bị ảnh hưởng do đường nhập khẩu đang được giám sát chặt chẽ bởi Thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp, chống lẩn tránh và các biện pháp phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm đường mía nhập khẩu. Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh của đường Thái Lan đối với ngành sản xuất trong nước đã giảm, mang lại tác động tích cực cho ngành mía đường Việt Nam.
Sản lượng niên vụ năm 2023 – 2024 được Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) dự báo sẽ tăng đáng kể so với niên vụ trước đó với diện tích mía thu hoạch dự kiến tăng 12% so với cùng kỳ lên mức 159.159ha, sản lượng mía chế biến lên đến hơn 10,9 triệu tấn, (tăng 13%), sản lượng đường các loại sẽ tiến lên mốc trên 1 triệu tấn, (tăng 10%).
Ngoài ra, ABS cho biết SLS cũng có lợi thế khi tỷ lệ chuyển đổi đường từ mía hiện cao nhất cả nước giúp giá thành sản xuất thấp. Cụ thể, tỷ lệ chuyển đổi đường ở mức 114 kg đường/tấn mía, so với mức 100kg đường/tấn mía của các doanh nghiệp mía đường khác. Đặc biệt, đây là doanh nghiệp duy nhất trên sàn chứng khoán được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp do hoạt động tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Cổ phiếu đắt nhất sàn HoSE tăng trần sau tin chia cổ tức, ai hưởng lợi nhất?
- Cổ đông ngân hàng 'bội thu' chục nghìn tỷ cổ tức tiền tươi 04/09/2024 02:30
- SeABank chốt quyền chia cổ tức bằng cổ phiếu và nhận cổ phiếu phát hành tổng tỷ lệ gần 13,6% 21/08/2024 12:11
- Đồng Tân chào sàn Upcom, chốt trả cổ tức 20% bằng tiền mặt 05/08/2024 04:00
Chợ Tân Thanh: ‘Thiên đường’ sắm Tết một thời rơi vào ế ẩm
(VNF) - Chợ Tân Thanh - Lạng Sơn từng được ví là trung tâm mua sắm nhộn nhịp nhất là vào dịp Tết. Đây là nơi có số lượng hàng hóa “khủng” cùng mức giá cực phải chăng. Tuy nhiên, kinh doanh ở chợ Tân Thanh ngày càng đi xuống và không còn cảnh sắm Tết tấp nập như xưa.