'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tổng công ty Khí Việt Nam (HoSE: GAS) là nhà cung cấp khí khô duy nhất tại Việt Nam, chiếm phần lớn doanh số bán LPG và Condensate tại thị trường này. GAS là thành viên trụ cột của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), có toàn quyền thu gom và phân phối khí cũng như các sản phẩm từ khí từ các mỏ thuộc sở hữu hoặc liên kết với tập đoàn mẹ.
Ngoài ra, GAS cũng đang giữ vị thế độc quyền tại thị trường Việt Nam với hệ thống cơ sở hạ tầng khí hoàn chỉnh, bao gồm hệ thống thu gom khí tại nguồn, đường ống phân phối, vận chuyển, hệ thống kho chứa và các nhà máy xử lý khí. Ngày nay, GAS ngày càng lớn mạnh qua việc liên tục đầu tư vào các dự án mới nhằm nâng cao công suất cũng như mở rộng các dòng sản phẩm mới nhằm nắm bắt nhu cầu phát triển nhanh chóng của thị trường Việt Nam.
Từ năm 2021, nhà cung cấp khí khô hàng đầu này đã chính thức niêm yết cổ phiếu trên sàn HoSE. Cập nhật kết quả kinh doanh, GAS ghi nhận lãi sau thuế đạt 2.400 tỷ đồng trong quý III, tăng 19% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh nghiệp báo lãi sau thuế ở mức 6.800 tỷ đồng, cao hơn 9,2% cùng kỳ và hoàn thành 97% kế hoạch năm.
Trong báo cáo mới đây, Công ty Chứng khoán Phú Hưng (PHS) kỳ vọng doanh thu của GAS sẽ tăng trưởng tốt vào năm 2022 khi đại dịch đã trong tầm kiểm soát với tỷ lệ tiêm chủng gia tăng với tốc độ cao. Với giả định giá dầu ổn định ở mức 70 USD/thùng, doanh thu có thể đạt 89.000 tỷ đồng (tăng 15% so với năm 2021) và lợi nhuận sau thuế đạt 14.000 tỷ đồng (tăng 14%).
Kể từ năm 2021, biên lợi nhuận của GAS đã được cải thiện đáng kể khi nền kinh tế nhanh chóng phục hồi trở lại trạng thái bình thường, dẫn đến giá dầu và giá khí đốt cũng như các sản phẩm khí khác tăng vọt.
Triển vọng tăng trưởng của GAS đến từ giá dầu thế giới được dự báo duy trì ở mức cao giúp củng cố vững chắc lợi nhuận của doanh nghiệp và thúc đẩy mở rộng các hoạt động thăm dò và khai thác của ngành dầu khí.
Bên cạnh đó, GAS đang đẩy nhanh việc phát triển cơ sở hạ tầng để nhập khẩu và phân phối khí hóa lỏng (LNG), LNG Thị Vải trong giai đoạn 2022-2023 và LNG Sơn Mỹ từ năm 2025, nhằm phục vụ nhu cầu khí đốt tăng cao trong nước khi.
Mặt khác, Chính phủ đã nhấn mạnh sự chuyển dịch năng lượng xanh để đáp ứng yêu cầu giảm thải carbon đã cam kết giữa các quốc gia và do đó, sẽ ưu tiên nguồn năng lượng từ khí trong tầm nhìn đến năm 2030. Sự chuyển dịch này cùng với nhu cầu ngày càng tăng của các khách hàng công nghiệp và hộ gia đình được kỳ vọng sẽ thắp sáng triển vọng của GAS trong tương lai sắp tới.
Sử dụng phương pháp DCF và P/E, PHS ước tính giá trị hợp lý là 123.500 đồng/cổ phiếu, cao hơn khoảng 15% so với giá đóng cửa phiên 7/1 và khuyến nghị mua. Định giá này không bao gồm các dự án Lô B - Ô Môn, Cá Voi Xanh và LNG Sơn Mỹ giai đoạn II do sự không chắc chắn, điều kiện không thuận lợi và thiếu thông tin cần thiết trong giai đoạn được định giá.
Kết thúc quý III, Công ty Cổ phần Phát triển Nhà Bà Rịa – Vũng Tàu (HoSE: HDC) ghi nhận doanh thu thuần đạt 281 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 66,5 tỷ đồng, lần lượt tăng 45% và 116% so với cùng kỳ.
Lũy kế 9 tháng, HDC đạt 920 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 67%; lợi nhuận sau thuế đạt gần 210 tỷ đồng, tăng 93%.
Trong năm 2021, HDC đặt kế hoạch doanh thu 1.300 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 320 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 52% và 11% so với thực hiện trong năm 2020. Với kết quả như trên, HDC đã đạt 74% mục tiêu tổng doanh thu và 82% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Trên thị trường, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) tiếp tục đánh giá tích cực mức xếp hạng tăng trưởng của HDC, do mức stock rating đang ở mức 92 điểm. Đồ thị giá của HDC đóng cửa tăng 1% với khối lượng giao dịch tăng trên 56% so với mức trung bình 20 phiên.
Đồng thời, đồ thị giá giao dịch gần mức kháng cự ngắn hạn 107.800 đồng/cổ phiếu và đồ thị giá vẫn đang trong giai đoạn tích lũy cho nên đồ thị giá có thể sẽ chưa thể vượt được mức kháng cự này và các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tận dụng nhịp điều chỉnh để tích lũy cổ phiếu.
Ngoài ra, xu hướng ngắn hạn của HDC cũng được nâng lên mức tăng, do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét mua ở mức giá hiện tại.
Kết thúc quý III, tài sản của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (HoSE: CTG) giảm nhẹ 1,7% so với quý liền kề xuống còn 1.448.000 tỷ đồng, nhưng tăng gần 8% so với hồi đầu năm. Tăng trưởng tài sản của ngân hàng đến từ chứng khoán đầu tư (tăng 47,7% so với đầu năm), cho vay liên ngân hàng (tăng 9,8%) và cho vay (tăng 6%).
Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ xấu (NPL) và nợ xấu mở rộng (bao gồm nợ nhóm 2) tăng lần lượt lên mức 1,7% (tăng 0,8 điểm phần trăm so với đầu năm) và 2,1% (tăng 0,9 điểm phần trăm). Tỷ lệ nợ xấu tăng trở lại là hệ quả của dịch bệnh trong kỳ.
Nhìn chung, nhờ vào thành tích lạc quan có được của quý I với mức tăng trưởng lợi nhuận lên tới 171% so với cùng kỳ, tổng lợi nhuận sau 3 quý của CTG đạt gần 14.000 tỷ đồng, tăng trưởng 34% so với 9 tháng đầu năm 2020.
Công ty Chứng khoán Mirae Asset (MASVN) dự phóng lợi nhuận sau thuế năm 2021 của CTG ở mức 18.100 tỷ đồng, tăng 5,8% so với năm 2020. Do gia tăng trích lập dự phòng từ quý II/2021, lợi nhuận năm 2021 sẽ khó tăng trưởng mạnh nhưng sẽ dỡ bỏ phần nào áp lực trích lập hậu Covid-19. Qua đó, lợi nhuận được kỳ vọng trong các năm tiếp theo sẽ ít bị ảnh hưởng bởi chi phí trích lập dự phòng.
Với chủ trương hạn chế tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro cao như bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp, nhà nước có thể khuyến khích các ngân hàng quốc doanh tăng trưởng tín dụng cao hơn trong các năm tiếp theo nhằm kiểm soát tốt hơn dòng chảy tín dụng. Ngoài ra, với kỳ vọng gia tăng đầu tư công như xây dựng cơ sở hạ tầng, các ngân hàng quốc doanh cũng sẽ tham gia tích cực vào các dự án này.
Ngoài triển vọng khả quan hơn về thu nhập từ lãi cũng như chi phí dự phòng giảm trong năm 2022, tăng trưởng thu nhập khác như thu hồi nợ xấu và thu nhập từ bán chéo bảo hiểm cũng là nhân tố hỗ trợ tốt cho lợi nhuận của ngân hàng cũng như tỉ lệ an toàn vốn (CAR).
MASVN nhận định, cổ phiếu CTG đang được giao dịch ở mức 1,8 lần giá trị sổ sách, thấp hơn so với mức P/B trung bình là 2,3 - 2,5 lần của các ngân hàng top đầu. MASVN đưa ra mức giá mục tiêu dành cho CTG là 40.300 đồng/cổ phiếu, tương ứng mức P/B dự phóng là 2 lần, vẫn thấp hơn mặt bằng chung.
Mức chiết khấu này đến từ vấn đề khó tăng vốn phục vụ cho nhu cầu tăng trưởng tín dụng trong ngắn hạn của ngân hàng.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.