Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Công ty Cổ phần Điện Gia Lai (HoSE: GEG) là doanh nghiệp hoạt động thuần trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp điện từ các nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) được chính thức niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP. HCM từ tháng 09/2019.
Năm 2022, GEG cung cấp đến 1.055 triệu kWh lên lưới điện quốc gia, với danh mục đa dạng từ loại hình năng lượng cho đến vị trí địa lý bao gồm 12 nhà máy thủy điện nhỏ, 5 trang trại điện mặt trời (ĐMT), 3 nhà máy điện gió và hệ thống ĐMT áp mái ở nhiều tỉnh thành cùng nhiều dự án NLTT đang dần được triển khai.
Theo quan điểm được nêu trong Quy Hoạch Điện Quốc Gia lần thứ VIII (QHĐ8) cho giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, vừa được Thủ Tướng Chính Phủ chính thức phê duyệt vào giữa tháng 5/2023, ngành năng lượng nói chung và ngành điện nói riêng sẽ phải đi trước, làm nền cho phát triển kinh tế, nhu cầu đời sống nhân dân và an ninh quốc phòng, bao gồm cả cơ sở hạ tầng và khả năng cung cấp điện.
Không chỉ vậy, Chính Phủ còn đặt ra mục tiêu tìm kiếm, thay thế và sử dụng các nguồn năng lượng xanh, giảm phát thải các loại khí ô nhiễm môi trường và đẩy nhanh quá trình nóng lên toàn cầu theo cam kết đã đề ra tại hội nghị COP 26 và 27. Theo đó, trong giai đoạn sắp tới Chính Phủ sẽ ưu tiên chú trọng phát triển các nguồn điện từ NLTT và xây dựng hạ tầng điện đồng bộ, đặc biệt là điện gió bao gồm điện gió gần bờ và ngoài khơi.
GEG là doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi chính nhờ định hướng chú trọng phát triển NLTT trong thời gian tới theo chủ trương trong QHĐ8. Bên cạnh đó, GEG vẫn còn nhiều dự án gối đầu làm động lực thúc đẩy sự tăng trưởng kết quả hoạt động kinh doanh, cùng với nhiều sự hỗ trợ nguồn vốn cho vay ưu đãi từ các tổ chức tài chính thế giới lớn như Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), và Ngân hàng thế giới (WB), nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng cho những nước như Việt Nam.
Với sự hấp dẫn từ mảng NLTT là xu hướng dài hạn trong tương lai, Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS) đưa ra khuyến nghị mua cho GEG, với định giá mục tiêu 21.594 đồng/cổ phiếu, tương ứng với tổng tỷ suất kỳ vọng 33,7%.
Công ty Cổ phần Thành Thành Công Biên Hòa (TTC Sugar, HoSE: SBT) hiện đang là doanh nghiệp dẫn đầu thị trường nội địa với 46% thị phần ngành đường. Công ty sở hữu tổng diện tích sở hữu đất nông nghiệp 68.000ha ở 4 quốc gia Việt Nam, Lào, Campuchia, Úc, tự chủ được 52% nhu câu nguyên liệu còn lại 48% được công ty hợp tác với người nông dân. Thị trường tiêu thụ chính của SBT là nội địa, chiếm 80%, trong đó kênh B2B là 35% còn lại là bán lẻ (45%), còn lại 20% được công ty xuất khẩu sang hơn 29 quốc gia trên thế giới.
Tạo dựng được thương hiệu mạnh, SBT xuất hiện trong hầu hết hệ thống siêu thị. Mạng lưới bán lẻ B2C là thế mạnh vượt trội so với các doanh nghiệp khác. Công ty cho biết đến cuối năm 2022 đã có 142 đối tác là nhà phân phối và đại lý cùng, có mặt tại 7.400 siêu thị và cửa hàng tiện lợi cùng với 75.000 điểm bán hàng bao phủ trên cả nước.
Thương hiệu và kênh phân phối mạnh đã giúp công ty mang về doanh thu trên 18 nghìn tỷ đồng trong năm 2022 và hướng đến mục tiêu tỷ USD trong năm tài chính 2023 (kết thúc vào 30/06/2023). Mức doanh thu này vượt khá xa doanh nghiệp thứ 2 trong ngành đường đang niêm yết là QNS với mức doanh thu năm 2022 là trên 8.000 tỷ đồng.
Kết thúc 3 quý đầu năm tài chính 2023, SBT ghi nhận kết quả kha quan khi doanh thu thuần đạt 18 nghìn tỷ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ. LNST đạt 537 tỷ đồng (giảm 17% so với cùng kỳ), với nguyên nhân chính là do chi phí lãi vay tăng mạnh 77%. Trong kỳ SBT ngoài tác động của việc tăng lãi suất, dư nợ ngắn hạn của SBT cũng tăng từ 8.700 tỷ đồng lên 11.400 tỷ đồng. Hiện nay tình hình lãi suất đang hạ nhiệt nhanh cũng sẽ là yếu tố hỗ trợ cho doanh nghiệp.
Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (MASVN) dự báo năm 2023 SBT sẽ ghi nhận kết quả kinh doanh tốt nhất từ khi niêm yết với mức doanh thu đạt 25.000 tỷ đồng, LNST tương ứng đạt 950 tỷ đồng.
MASVN cũng đưa ra khuyến nghị mua cho cổ phiếu SBT, với giá mục tiêu là 19.250 đồng/cổ phiếu.
Tổng công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp - CTCP (HoSE: BCM) là doanh nghiệp phát triển khu công nghiệp hàng đầu, với tổng diện tích đất sẵn sàng cho thuê đạt 888,5ha. Đồng thời, quỹ đất thương mại tại Thành phố mới Bình Dương lên tới 1.250 ha (do Becamex sở hữu 100%), tỷ suất lợi nhuận ở mức 43%. Bên cạnh đó, Liên doanh VSIP-Warburg Pincus được dự báo có lợi nhuận khá tốt do nhu cầu thuê đất và nhà xưởng tăng lên.
Công ty chứng khoán SSI đánh giá lợi nhuận ròng trong năm 2023 của BCM dự kiến sẽ tiếp tục tăng hai con số, chủ yếu chuyển nhượng đất tại Thành phố mới Bình Dương được cải thiện nhờ pháp lý hoàn thiện và diện tích lô đất lớn cùng với nhu cầu chung tăng cao. Trong năm 2023, SSI ước tính tổng doanh thu và LNST lần lượt là 8,6 nghìn tỷ đồng (367 triệu USD) [tăng 32% so với cùng kỳ] và 2,4 nghìn tỷ đồng (tăng 44,6% so với cùng kỳ), cao hơn 9% so với kế hoạch của công ty.
Doanh thu khu công nghiệp ước đạt 2,1 nghìn tỷ đồng (tăng 22% so với cùng kỳ; đóng góp 25% tổng doanh thu), do giá cho thuê tăng 5% so với cùng kỳ. Diện tích đất cho thuê ước đạt 126 ha (tăng 17% so với cùng kỳ) tại KCN Bàu Bàng, KCN Bàu Bàng mở rộng, KCN Cây Trường nhờ: nhu cầu thuê đất tiếp tục tăng khi Bình Dương được cho là một trong những tỉnh tiếp nhận nguồn vốn FDI lớn nhất cả nước với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như Lego, SEP HTX (Hàn Quốc), Hada, BW, Pandora, Polytex Far Eastern... và Khu công nghiệp Cây Trường bắt đầu cho thuê đất vào cuối quý III/2023. Tỷ suất lợi nhuận gộp dự kiến đạt 55% (tăng 2% so với cùng kỳ).
Doanh thu từ dự án Thành phố mới Bình Dương ước đạt 3,6 nghìn tỷ đồng (41% so với cùng kỳ, 45% tổng doanh thu) khi bán 18ha đất. BCM dự kiến sẽ hoàn tất thủ tục pháp lý cho Capitaland trong tháng 7/2023. Ngoài ra, doanh thu từ các dự án nhà ở tại Khu đô thị 5F Lai Uyên, Khu dô thị 5A Thới Hòa dự kiến đạt 874 tỷ đồng (tăng 0,8% so với cùng kỳ).
Biên lợi nhuận gộp dự kiến đạt 49% (tăng 1% so với cùng kỳ). Lợi nhuận từ công ty liên doanh liên kết ước đạt 1,3 nghìn tỷ đồng (tăng 14% so với cùng kỳ), chủ yếu từ cổ tức của VSIP là 829 tỷ đồng (tăng 29% so với cùng kỳ).
VSIP có quỹ đất lớn lên tới 8.400 ha, chiếm 9,3% thị phần các doanh nghiệp đầu tư khu công nghiệp niêm yết trên cả nước. SSI cho rằng Liên doanh VSIP nổi tiếng là một công ty hoạt động hiệu quả với bề dày thành tích và lợi nhuận ổn định do: VSIP 1, VSIP 2 và VSIP Bắc Ninh có tỷ lệ lấp đầy từ 90%-100%, trong khi các KCN VSIP tại Nghệ An, Hải Dương, Quảng Ngãi có tỷ lệ lấp đầy từ 60%-70%.
Trong năm 2022, KCN VSIP 3 (diện tích 1.000 ha – Bình Dương) bắt đầu cho thuê 199 ha GD1 của dự án, với các nhà đầu tư nước ngoài lớn như Lego (44 ha), Pandora (10 ha); tiền mặt duy trì ở mức cao 2.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2021-2022 (chiếm 21% tổng tài sản VSIP), đảm bảo cổ tức tiền mặt.
Ngoài ra, Becamex Bình Phước dự kiến sẽ có lãi trong năm 2023, khi dự án KCN Becamex Bình Phước, Khu A (tổng diện tích 733,8ha) được UBND tỉnh Bình Phước giao đất vào tháng 5/2023. Theo đó, LNST của Becamex Bình Phước nhiều khả năng sẽ lần lượt đạt 120 tỷ đồng và 150 tỷ đồng vào năm 2023 và 2024.
SSI sử dụng phương pháp RNAV đưa ra giá mục tiêu 1 năm cho BCM là 88.700 đồng/cổ phiếu (tiềm năng tăng giá là 9,6%) và khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu BCM.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.