Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Trong báo cáo mới đây, Công ty Chứng khoán SSI (SSI) cho rằng triển vọng tăng trưởng ngành thuỷ sản trong năm 2022 sẽ tạo lợi thế cho các doanh nghiệp trong ngành trong đó có Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (HoSE: VHC).
Theo SSI, với sự không chắc chắn về các biến thể mới của Covid-19, kế hoạch xuất khẩu thủy sản trong năm 2022 vẫn khiêm tốn ở mức 8,73 tấn về sản lượng và 9 tỷ USD về giá trị (không tăng trưởng).
VHC đã dẫn đầu thị trường đã được chứng minh với hiệu quả sản xuất trong thời kỳ khó khăn của dịch bệnh, đồng thời doanh nghiệp thương lượng được chi phí vận chuyển thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
Sản lượng cá tra phi lê (tăng 8% so với cùng kỳ), giá bán bình quân (tăng 10% so với cùng kỳ) và biên lợi nhuận gộp sẽ mở rộng trong năm 2022 nhờ nhu cầu tăng mạnh ở Mỹ, cũng như sự phục hồi ở thị trường Châu Âu và Trung Quốc.
SSI kỳ vọng năm 2022 sẽ tương tự như năm 2021 ở một số khía cạnh như nhu cầu tăng mạnh từ việc mở cửa trở lại của các nền kinh tế, áp lực chi phí nguyên liệu thô kéo dài và chi phí vận chuyển cao. Tuy nhiên, SSI tin rằng giá cước có thể trở về bình thường sau khi tình trạng tắc nghẽn cảng được giải quyết trong quý II năm 2022 (theo dự báo của McKinsey).
SSI ước tính VHC đạt tăng trưởng lợi nhuận sau thuế năm 2021 và 2022 là 25,7% và 30,1% so với cùng kỳ dựa trên giả định giá bán bình quân cá tra phi lê tăng 10% trong năm 2022, trong khi mảng wellness và Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Sa Giang (SGC) dự kiến đạt tăng trưởng doanh thu thuần lần lượt là 9% và 10% so với cùng kỳ.
Hiện SSI khuyến nghị mức giá mục tiêu dành cho VHC là 72.300 đồng/cổ phiếu, cao hơn 13% so với giá đóng cửa phiên 12/1.
Công ty Cổ phần Licogi 16 (HoSE: LCG) hoạt động chính trong lĩnh vực xây lắp, xây dựng cơ sở hạ tầng và hạ tầng năng lượng, kinh doanh bất động sản.
Cập nhật tình hình kinh doanh, sau 9 tháng, LCG ghi nhận doanh thu thuần và lãi ròng thuộc cổ đông công ty mẹ lần lượt đạt 1.709 tỷ và 174 tỷ đồng, lần lượt giảm 27,4% và 11,8% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong đó, doanh thu mảng xây dựng giảm mạnh 45% cùng kỳ do ảnh hưởng của dịch bệnh; ngược lại mảng bất động sản tăng trưởng 246% cùng kỳ do ghi nhận chuyển nhượng dự án; biên lợi nhuận gộp trong kỳ tăng từ 14,6% lên 18,7%.
Một số dự án quan trọng của LCG có thể kể đến là nhà máy điện mặt trời Chư Ngọc có công suất 40 MWp với giai đoạn 1 công suất 15 MWp đã vào hoạt động từ 6/2019, giai đoạn 2 công suất 25 MWp, thi công xây dựng dự kiến từ 1/2022 đến 5/2022; cao tốc Vân Đồn – Tiên Yên với giá thầu đầu tư 603 tỷ đồng đã thông tuyến kỹ thuật vào 1/1/2022;
Liên doanh LCG, Công ty TNHH Định An và C71 trúng thầu dự án cao tốc dự án QL45 – Nghi Sơn với tổng quy mô dự thầu 1.189 tỷ đồng; cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt với quy mô 1.186 tỷ đồng, trong đó phần công việc của LCG chiếm 85%; nhà máy Điện gió Chơ Long, Hòa Đông 2, Lạc Hòa 2 (tổng thầu đạt 574 tỷ đồng); khu biệt thự cao cấp và du lịch nghỉ dưỡng đồi Hòn Rơm (giá thầu đạt 112 tỷ đồng).
Trên thị trường, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) vừa duy trì đánh giá tích cực mức xếp hạng tăng trưởng của LCG khi mức stock rating của cổ phiếu này đang ở 87 điểm.
Đồ thị giá của LCG đóng cửa tăng 7% và vẫn giao dịch trên đường trung bình 20 phiên, đồng thời, đồ thị giá vẫn đang trong giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực và rủi ro ngắn hạn vẫn ở mức thấp.
Trong khi đó, xu hướng ngắn và trung hạn vẫn duy trì ở mức tăng, điểm tích cực là sức mạnh giá của LCG đạt mức 83 điểm cho thấy cổ phiếu này vẫn đang trong giai đoạn tăng trưởng.
Do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư có thể nắm giữ đối với LCG.
Kết thúc quý III, Công ty Cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa (UPCoM: TID) ghi nhận doanh thu thuần giảm 28% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 1.260 tỷ đồng.
Lợi nhuận ròng đạt gần 126 tỷ đồng, tăng trưởng 22% cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng, lãi ròng của TID ở mức 240 tỷ đồng, cao gấp 3,3 lần cùng giai đoạn năm trước.
So với kế hoạch 10.500 tỷ doanh thu và 390 tỷ lợi nhuận sau thuế, 9 tháng TID đã thực hiện được gần 47% chỉ tiêu doanh thu và 59% chỉ tiêu lợi nhuận.
Tính đến 30/9/2021 TID còn 172,4 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Ngoài ra công ty còn 65 tỷ đồng trong quỹ đầu tư phát triển. Tổng tài sản đạt gần 14.016 tỷ đồng, tăng 691 tỷ đồng so với hồi đầu năm.
Tổng nợ phải trả 10.346 tỷ đồng, trong đó dư vay nợ thuê tài chính ngắn hạn 978 tỷ đồng và dư vay nợ thuê tài chính dài hạn 3.099 tỷ đồng.
Công ty Chứng khoán BIDV (BSC) cho biết, cổ phiếu TID đang nằm trong xu hướng hồi phục sau khi hình thành mô hình 2 đáy quanh ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 55.200 đồng/cổ phiếu.
Thanh khoản cổ phiếu TID đã vượt lên ngưỡng giao dịch trung bình 20 phiên, đồng thuận với xu hướng tăng của cổ phiếu. Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI đều đang ủng hộ lại xu hướng tăng giá này. Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên đường MA20 và MA50 trong phiên 12/1, cho thấy xu hướng tăng giá đã hình thành.
Chính vì vậy, BSC khuyến nghị nhà đầu tư có thể mở vị thế tại ngưỡng 61.900 đồng/cổ phiếu, chốt lãi tại ngưỡng 75.300 đồng/cp và cắt lỗ nếu cổ phiếu giảm xuống 57.500 đồng/cp.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.