'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Công ty Chứng khoán SSI (SSI) nhận định, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (HoSE: TPB) đã ghi nhận kết quả kinh doanh mạnh mẽ trong nhiều năm qua, nhờ tăng trưởng tín dụng cao, biên lãi ròng (NIM) cải thiện, tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) tiết giảm trong bối cảnh triển khai số hóa rộng rãi.
Năm 2021, ngân hàng đặt kế hoạch kinh doanh khá tham vọng, tuy nhiên khả thi và được hỗ trợ bởi bối cảnh lạc quan trong 6 tháng đầu năm, khi môi trường lãi suất thấp kéo dài.
Đặc biệt quý II/2021, kết quả kinh doanh của TPB rất ấn tượng. Do đó, SSI điều chỉnh tăng 3,9% và 4,2% đối với lợi nhuận trước thuế năm 2021 và 2022, tương ứng lên mức 6.000 tỷ đồng (tăng 37,4% cùng kỳ) và 7.400 tỷ đồng (tăng 22,2% so với thực hiện năm trước).
Quý II, tăng trưởng của ngân hàng dựa trên tăng trưởng mạnh thu nhập lãi thuần (tăng 43,2% cùng kỳ năm ngoái), thu nhập ngoài lãi (tăng 32,5% cùng kỳ) và CIR giảm (mặc dù chi phí tín dụng tăng). Bên cạnh đó, chất lượng tài sản cải thiện thể hiện ở tỷ lệ nợ xấu giảm và dự phòng bao nợ xấu tăng.
Đáng chú ý, TPB cũng đang trong quá trình phát hành riêng lẻ 1.000 tỷ đồng, tương đương 9,3% vốn điều lệ trước khi phát hành. SSI cho rằng, việc tăng vốn có thể pha loãng cổ phiếu nhưng chắc chắn là yếu tố hỗ trợ cho triển vọng tăng trưởng của ngân hàng.
Với giả định giá phát hành là 35.500 đồng/cổ phiếu, giá trị sổ sách trên một cổ phiếu (BVPS) năm 2021 và 2022 sau phát hành có thể là 23.198 đồng và 28.402 đồng.
Cùng các dự báo đã đề cập ở trên, ROAE của TPBank đã duy trì trên 20% trong giai đoạn 2017 - 2019 và có thể vẫn ở mức này trong 2021 - 2022 với chất lượng tài sản ổn định. Chính vì vậy, SSI cho rằng P/B mục tiêu 1,8 lần là hợp lý đối với TPB.
Tại mức giá 36.400 đồng/cổ phiếu, TPB đang giao dịch tại P/B dự phóng 2021 và 2022 là 1,6 lần và 1,3 lần. SSI chuyển cơ sở định giá sang tháng 6/2022 và nâng giá mục tiêu 1 năm đối với TPB lên 46.400 đồng/cổ phiếu (từ 37.600 đồng/cổ phiếu), với P/B mục tiêu sau phát hành là 1,8 lần và BVPS trung bình 2021 và 2022.
Với tiềm năng tăng giá 27,4%, SSI nâng khuyến nghị đối với TPB từ Khả quan lên mua. Tuy nhiên, rủi ro của khuyến nghị đến từ nợ xấu mới hình thành cao hơn ước tính có thể làm tăng chi phí tín dụng và ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của TPB.
Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) vừa công bố báo cáo định giá lần đầu cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam (HoSE: DBC) với khuyến nghị mua và tỷ suất sinh lời kỳ vọng tăng 48%.
Năm 2021, Yuanta dự phóng doanh thu và lợi nhuận sau thuế của DBC lần lượt là 10.904 tỷ đồng (tăng 8,8%) và 1.433 tỷ đồng (tăng 13,1% so với kết quả năm ngoái). Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) dự phóng 2021 đạt 12.435 đồng/đơn vị.
Nhìn lại 6 tháng đầu năm, DBC ghi nhận doanh thu đạt 5.070 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 580 tỷ đồng, lần lượt tăng 10% và giảm 23% so với cùng kỳ năm trước.
Kết quả kém tích cực này là do giá heo hơi trong nước giai đoạn cuối tháng 6 đã giảm 35% so với hồi đầu năm, trong khi đó, giá thức ăn chăn nuôi lại tăng gần 20%.
Tuy nhiên, Yuanta kỳ vọng bức tranh của DBC sẽ sáng trở lại cho khoảng thời gian cuối năm 2021 và đầu 2022. Cụ thể, Yuanta cho rằng giá heo hơi sẽ trở lại mốc 65.000 - 70.000 đồng/kg sau khi Covid-19 được kiểm soát, và sẽ tiếp tục tăng thêm 2,9% trong năm 2022.
Bên cạnh đó, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đang giảm, cùng với sự hỗ trợ từ Chính phủ, kỳ vọng sẽ kéo giá thức ăn chăn nuôi giảm dần 20% về mức cũ.
Yuanta tin rằng, 6 tháng cuối năm của DBC sẽ khả quan hơn trong bối cảnh các điều kiện chăn nuôi đảo chiều và doanh nghiệp bàn giao dự án Lotus.
Hơn nữa, cổ phiếu DBC đang được định giá gần như ở mức thấp nhất so với các công ty cùng ngành trong khu vực, trong khi các chỉ số hiệu quả kinh doanh ở mức cao hơn.
Theo Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (MASVN), Cảng Đình Vũ là một cảng nước sâu hiện đại tại Việt Nam, hoạt động với 3 mảng kinh doanh chính gồm dịch vụ khai thác cảng với quy mô trên 600.000 teu/năm, xếp dỡ hàng hóa và kho hàng với diện tích chứa hàng 240.000 m2 và kho hàng CFS 3600m2.
Trước đó, tháng 11/2020, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Cảng Đình Vũ (HoSE: DVP) đã đưa vào hoạt động mới bãi container Cảng Đình Vũ với quy mô 4,6 ha với sức chứa gần 3.000 teu.
Về hoạt động kinh doanh, 6 tháng đầu năm 2021, DVP ghi nhận doanh thu và lãi ròng đạt 299 tỷ và 133 tỷ đồng, lần lượt tăng 10% và 24,5% cùng kỳ.
Trong kỳ, biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 56,9% lên 59,7% nhờ giá cước dịch vụ cảng, kho bãi tích cực; sản lượng khai thác đạt hơn 308 ngàn Teu, tăng 20,9% so với cùng kỳ; chi phí quản lý doanh nghiệp ở mức 166 tỷ đồng, tăng 24,5% cùng kỳ.
Năm 2021, DVP đặt mục tiêu doanh thu lãi ròng đạt 627 tỷ và 304 tỷ đồng, tăng trưởng 21% và 28% so với cùng kỳ. Hỗ trợ cho tăng trưởng đến từ sản lượng cả năm ước tính đạt gần 634.000 teu, tăng 13,4% so với cùng kỳ; biên lợi nhuận gộp đạt 59,9%, cải thiện mạnh so với mức 48,1% của năm trước.
Trong diễn biến liên quan, dự thảo mới của Cục Hàng hải vào tháng 4/2021 vừa điều chỉnh quy hoạch theo hướng giảm bớt việc mở rộng cảng Lạch Huyện. Đây là nhân tố tích cực giảm áp lực cạnh tranh tương lai cho hoạt động cảng tại khu vực Hải Phòng.
Nhìn chung, MASVN đánh giá tích cực dành cho DVP, trong bối cảnh kỳ vọng sức tăng trưởng mạnh mẽ của nhóm cảng và logistics trong những năm tới; đường hàng không, ô tô đang gặp khó khăn do dịch Covid-19 đã giúp nhu cầu vận chuyển hàng qua cảng biển gia tăng.
Hiện công ty chứng khoán này khuyến nghị mua dành cho DVP, với giá mục tiêu 12 tháng là 76.100 đồng/cổ phiếu.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.