Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Theo Công ty Chứng khoán SSI (SSI), lợi nhuận ròng thuộc về cổ đông công ty mẹ (NPATMI) quý II/2021 của Công ty Cổ phần Cơ điện Lạnh (HoSE: REE) đạt 383 tỷ đồng, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái và chủ yếu đến từ lợi nhuận tại Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (VSH).
Cụ thể, năm 2021, lợi nhuận sau thuế của VSH ước tính đạt 319 tỷ đồng (tăng 70% so với cùng kỳ) phần lớn do điều kiện thuỷ văn thuận lợi và lãi suất vay của dự án Thượng Kon Tum được giảm đáng kể.
Trong đó, dự nợ khoảng 3.900 tỷ đồng với lãi suất được giảm 100 điểm cơ bản với sự chấp thuận của một số ngân hàng như VCB, BID, HDB và ACB nên đã đóng góp lớn vào lợi nhuận của VSH. SSI lưu ý rằng, từ tháng 4/2021, REE đã tăng sở hữu tại VSH từ 49,5% lên 50,5% và VSH trở thành công ty con của REE.
Năm 2021, lợi nhuận ròng thuộc về cổ đông công ty mẹ của REE ước tính đạt 1.800 tỷ đồng, tăng 12,4% so với thực hiện năm trước. Kết quả này phần lớn nhờ lợi nhuận của VSH do điều kiện thuỷ văn thuận lợi.
Ngoài ra, REE dự kiến ghi nhận sự đóng góp lợi nhuận từ 102 MWp điện mặt trời áp mái với ước tính khoảng 82 tỷ đồng trong năm 2021 (6 tháng đầu năm đã đạt 43 tỷ đồng). Với giá FIT là 0,0838 USD/kwh, tăng trưởng lợi nhuận năm 2022 của REE ước tính là 7%, nhờ dự án điện gió Trà Vinh, Lợi Hải 2 và Phú Lạc 2 đi vào hoạt động đầy đủ.
SSI nhận định, do tăng trưởng lợi nhuận nửa cuối 2021 của REE được dự báo thấp hơn so với nửa đầu năm và tăng trưởng một con số trong 2022, nên công ty chứng này khuyến nghị trung lập đối với REE.
Giá mục tiêu 1 năm là 63.600 đồng/cổ phiếu, tiềm năng tăng giá 16% theo kịch bản cơ sở của SSI. Trong kịch bản khả quan, nếu VSH đạt thỏa thuận với EVN ở mức giá 1.300 đồng/kwh cho dự án Thượng Kon Tum, giá mục tiêu 1 năm có thể đạt 65.300 đồng/cổ phiếu, tiềm năng tăng giá 19%.
Rủi ro của khuyến nghị này bao gồm tiến độ xây dựng của dự án điện gió không kịp tiến độ do Covid-19; điều kiện thuỷ văn kém khả quan hơn dự báo trong năm 2022 và bất kỳ sự trì hoãn nào cũng có thể tác động tiêu cực đến lợi nhuận của VSH và REE.
Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho biết, Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (HoSE: VHC) vừa công bố kết quả kinh doanh tháng 7, trong đó doanh thu thuần theo cơ sở so sánh tương đương (không bao gồm Sa Giang) tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu nhờ doanh số cá tra phi lê đông lạnh và các sản phẩm có liên quan (cá tẩm bột, bột cá, mỡ cá và thức ăn thủy sản).
Dựa theo dữ liệu của Agromonitor, VCSC ước tính giá bán trung bình (ASP) phi lê của VHC đã tăng khoảng 14% - 16% so với cùng kỳ năm trước và so với quý trước lên 3,3 USD/kg, nhờ nhu cầu tại Mỹ phục hồi mạnh mẽ.
Mặt khác, doanh thu collagen & gelatin (C&G) tháng 7 tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái và 40% so với tháng trước, sau khi giảm 9% vào quý II/2021.
VCSC cho rằng, sự cải thiện này chủ yếu do biến động hàng tháng. Trong 7 tháng đầu năm 2021, doanh số phi lê cá tra đông lạnh và các sản phẩm liên quan phục hồi 23% cùng kỳ từ mức cơ sở thấp trong khi doanh số C&G tăng 3% cùng kỳ.
Bên cạnh đó, thị trường Mỹ tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng doanh thu cho VHC với mức tăng 31% và 38% cùng kỳ, lần lượt vào tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2021. Trong khi đó, doanh thu từ Trung Quốc tăng 18% cùng kỳ vào tháng 7/2021, cho thấy sự cải thiện so với mức giảm 25% vào tháng 6/2021.
Mức tăng này có thể một phần nhờ giá bán phi lê cao hơn và biến động hàng tháng.
Theo quan điểm của VCSC, kết quả kinh doanh tháng 7/2021 của VHC một phần được hưởng lợi từ việc các đối thủ nhỏ hơn tạm thời ngừng hoạt động kinh doanh do tình hình bùng phát dịch Covid-19 nghiêm trọng hiện nay tại Việt Nam trong khi VHC vẫn duy trì hoạt động của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, nếu tình hình dịch Covid-19 hiện tại không được cải thiện đáng kể trong vài tháng tới, ban lãnh đạo cho rằng VHC có thể phải tạm thời giảm quy mô sản xuất do khó khăn duy trì sản xuất trong khi vẫn phải đảm bảo an toàn cho nhân viên và đáp ứng các quy định liên quan đến dịch Covid-19 của Chính phủ.
VCSC hiện có khuyến nghị khả quan cho VHC với giá mục tiêu 45.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng 9,1%, bao gồm lợi suất cổ tức 2,7%, dựa theo giá đóng cửa phiên gần nhất của VHC.
Công ty Chứng khoán SSI (SSI) cho biết, lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, tổng doanh thu hợp nhất của Tổng công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (HoSE: PVD) đạt 1.700 tỷ đồng (giảm 47% so với cùng kỳ) và lỗ trước thuế 59 tỷ đồng (so với mức lãi 94 tỷ đồng trong năm trước).
Các công ty liên doanh liên kết của PVD đóng góp 44 tỷ đồng lợi nhuận, trong đó tỷ trọng đóng góp lớn nhất từ PVD Baker Huges là 80 tỷ đồng lợi nhuận.
Lợi nhuận ròng thuộc về cổ đông công ty mẹ 6 tháng đầu năm âm 95 tỷ đồng, so với mức dương 86 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2020.
Trong bối cảnh 2 quý đầu năm kém sắc, đồng thời giá thuê ngày trung bình thấp hơn dự kiến cho các giàn JU và việc triển khai giàn PVD V chậm hơn dự kiến, SSI điều chỉnh giảm ước tính đối với PVD trong năm 2021.
Cụ thể, giảm ước tính doanh thu hợp nhất trong năm 2021 xuống còn 5.100 tỷ đồng, tương đương giảm 1,3% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận gộp ước tính đạt 195 tỷ đồng, giảm 40% so với cùng kỳ (so với mức 473 tỷ đồng theo ước tính trước đó).
SSI ước tính khoản trích lập dự phòng 50 tỷ đồng cho các khoản phải thu quá hạn của Kris Energy trong năm 2021. Điều này dẫn đến ước tính lợi nhuận ròng thuộc về cổ đông công ty mẹ mới trong năm 2021 là 35 tỷ đồng, giảm 81% so với cùng kỳ (từ mức 187 tỷ đồng theo ước tính trước đó).
Dự báo này dựa trên giả định gồm giá thuê giàn khoan JU trung bình đạt 55.000 USD/ngày (từ 62.000 USD/ngày); công suất hoạt động đạt 85% (từ 78%), do PVD đã ký hợp đồng đối với tất cả các giàn khoan trong nửa cuối năm 2021; và dự phòng phải thu quá hạn của KrisEnergy là 50 tỷ đồng.
Mặc dù điều chỉnh giảm ước tính lợi nhuận trong năm 2021, tuy nhiên SSI tin rằng giá dầu trong năm 2021 và 2022 vẫn sẽ duy trì trên mức 60 USD/thùng, các dự án dầu khí tại Việt Nam và trong khu vực sẽ dần khởi động lại và sẽ có giá dịch vụ tốt hơn cho PVD.
Trên thị trường, cổ phiếu PVD đang giao dịch với hệ số P/E 2021 và 2022 lần lượt là 221 lần và 39 lần, đây là mức khá đắt. Tuy nhiên, hệ số P/B dự phóng cho giai đoạn 2021 - 2022 là 0,57 lần, mức hợp lý hơn nhiều.
SSI lặp lại khuyến nghị trung lập đối với cổ phiếu PVD, với mức giá mục tiêu 1 năm điều chỉnh là 21.000 đồng/cổ phiếu (13% từ giá hiện tại) so với giá mục tiêu trước đó là 23.000 đồng/cổ phiếu.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.