'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Kết thúc quý I, Tập đoàn Masan (HoSE: MSN) ghi nhận doanh thu đạt 18.189 tỷ đồng (giảm 9% so với cùng kỳ năm ngoái) và lợi nhuận sau thuế đạt 1.596 tỷ đồng (tăng 752%). Doanh thu giảm chủ yếu do tách kết quả kinh doanh mảng thức ăn chăn nuôi của Masan Meatlife (MML) sau khi MSN bán mảng này cho De Heus vào cuối năm ngoái.
Nếu không tính kết quả mảng này, doanh thu MSN vẫn tăng trưởng 12% trong quý I, nhờ Masan Consumer (MCH) và Masan High-tech (MHT) đều tăng trưởng hai chữ số. Tăng trưởng của MCH đến từ các mảng kinh doanh lõi còn MHT hưởng lợi từ việc giá thị trường hàng hóa tăng mạnh.
Công ty Chứng khoán ACB (ACBS) cho biết, trong quý I, tuy tăng trưởng mảng gia vị của MCH giảm về một chữ số, song mảng thực phẩm tiện dụng tiếp tục là động lực tăng trưởng cho MCH, với mức tăng 34,5%. Đặc biệt khi giá cả thị trường hàng hóa neo cao, biên lợi nhuận gộp của MCH vẫn tăng nhẹ. Theo ban lãnh đạo, kết quả có được là bởi doanh nghiệp đã chốt giá nguyên vật liệu cho cả năm, nên sẽ giữ biên lợi nhuận ổn định và sẽ không bị ảnh hưởng trước biến động giá cả trên thị trường.
Về Wincommerce (WCM), doanh nghiệp ghi nhận doanh thu đạt 7.297 tỷ đồng (gần như đi ngang cùng kỳ) và EBITDA đạt 160 tỷ đồng (tăng 22% cùng kỳ), nhờ việc thỏa thuận lại với nhà cung cấp. Dự kiến biên lợi nhuận EBITDA trong nửa sau năm 2022 sẽ tăng gấp đôi so với quý I do MSN mở rộng mô hình trung tâm thương mại thu nhỏ “mini-mall” (bao gồm quầy hàng Phúc Long, tiệm thuốc Phano và dịch vụ tài chính TCB) và nhờ đó tăng lượng khách ghé thăm cửa hàng cũng như biên lợi nhuận EBITDA tại mỗi cửa hàng.
Đối với MML, doanh thu quý I chỉ đạt 931 tỷ đồng (giảm 80% cùng kỳ) do tách kết quả kinh doanh mảng thức ăn chăn nuôi. Nếu không tính đến yếu tố này, doanh thu chỉ giảm 5,4% cùng kỳ do doanh thu trang trại heo giảm do giá heo hơi giảm. Ngoài ra, việc tách mảng thức ăn chăn nuôi ra khỏi báo cáo kinh doanh của MML cũng khiến biên lợi nhuận gộp giảm mạnh từ 14,3% xuống 6% trong quý I, tuy vậy điểm sáng là biên lợi nhuận gộp mảng thịt heo đã cải thiện đáng kể từ mức âm 10,5% lên 12,1%.
Trong khi đó, nhờ giá Vonfarm và bismuth hồi phục, lần lượt tăng 33% và 22% so với quý I/2021, MHT ghi nhận doanh thu tăng 33% lên 3.930 tỷ đồng tại quý này, đồng thời lợi nhuận ròng thu về 123 tỷ đồng dù quý cũ lỗ đến 293 tỷ đồng. ACBS lưu ý rằng MHT đã không thực hiện bất kỳ giao dịch bán đồng nào trong quý I do đang tìm cơ hội đầu cơ đồng tồn kho trong khi thị trường hàng hóa tiếp tục tăng giá. Giá đồng tồn kho hiện trị giá khoảng 3.000 tỷ đồng với giá thị trường tại thời điểm 31/3/2022, tăng 700 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2021.
Nhìn chung, MSN đang tiếp tục hướng đi phát triển hệ sinh thái hàng tiêu dùng kết hợp với hệ thống bán lẻ và công bố kết quả kinh doanh quý I tăng trưởng nhờ ngành hàng tiêu dùng và khai khoáng. Vì thế, ACBS duy trì khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu MSN với giá mục tiêu là 115.922 đồng/cổ phiếu bằng phương pháp NAV, dựa trên triển vọng tăng trưởng của ngành hàng tiêu dùng và Wincommerce cải thiện khả năng sinh lợi.
Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM (HDBank, HoSE: HDB) công bố báo cáo tài chính quý I với lợi nhuận trước thuế đạt 2.528 tỷ đồng, tăng 20,3% so với cùng kỳ và hoàn thành 26% kế hoạch năm. Tổng thu nhập hoạt động hợp nhất trong quý đạt 5.122 tỷ, tăng 22,9% so với cùng kỳ, với động lực chính đến từ việc duy trì chi phí huy động vốn thấp.
Trong đó thu nhập thuần từ dịch vụ tăng trên 94% với đóng góp chính từ mảng kinh doanh bảo hiểm qua ngân hàng và dịch vụ thanh toán. Các chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và lợi nhuận trên tài sản (ROA) đạt lần lượt 25,4% và 2,1%.
An toàn vốn, thanh khoản được đảm bảo với chỉ số chất lượng. Nợ xấu riêng lẻ chỉ 1,17%, tỷ lệ thấp trong ngành. Hệ số an toàn vốn CAR (Basel II) trên 14,2%. Chi phí hoạt động được tối ưu giúp hệ số chi phí/tổng thu nhập (CIR) đạt 37,6% tốt hơn mức 39,1% của quý I/2021, cho thấy rõ hiệu quả của các chương trình tự động hóa và số hóa công tác vận hành.
Biên lãi ròng (NIM) duy trì ở mức ổn định quanh 4,4% nhờ giảm chi phí vốn cũng như đẩy mạnh cho vay bán lẻ. So với cùng kỳ, chi phí vốn đã giảm hơn 0,7%, mức giảm cao so với trung bình ngành.
Công ty Chứng khoán MB (MBS) cho biết, HDB có kế hoạch tăng vốn thông qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức năm 2022. Vốn điều lệ của HDB dự kiến sẽ được tăng lên gần 25.503 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng thêm 5.231 tỷ đồng trong năm nay. Nguồn vốn tăng thêm được tin rằng sẽ giúp HDB quản trị rủi ro cũng như tạo tiền đề cho sự phát triển vững chắc sau này.
Tuy nhiên, trước những lo ngại về động thái tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và việc lãi suất huy động đã tạo đáy trong năm 2021, việc các ngân hàng phải nâng lãi suất nhằm thu hút dòng vốn giá rẻ sẽ tạo áp lực lên NIM. Ngoài ra, chỉ số CPI tháng 5 tăng 2,86% so với cùng kỳ cũng cho thấy áp lực lạm phát đang tác động lên nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng.
Tại mức giá hiện tại 24.950 đồng/ cổ phiếu, MBS khuyến nghị mua với cổ phiếu HDB, với giá mục tiêu sau 12 tháng là 29.450 đồng/cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu dòng tiền thặng dư (RI).
Công ty Chứng khoán KB (KBSV) cho biết, Công ty Cổ phần Sản xuất kinh doanh và Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (HoSE: GIL) là doanh nghiệp dệt may với 2 đối tác chủ yếu là Amazon và IKEA, chuyên sản xuất các mặt hàng như đồ dùng trong gia đình, túi xách, balo, đồ dùng ngoài trời, quần áo...
Doanh nghiệp chứng kiến kết quả kinh doanh ba tháng đầu năm 2022 khá tích cực, trong đó doanh thu tăng 64% cùng kỳ lên 1.417 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế tăng 51% lên 107 tỷ đồng, với động lực từ gia tăng đơn hàng với đối tác Amazon.
Năm 2022, KBSV tiếp tục đánh giá khả quan đối với toàn ngành dệt may dựa trên các yếu tố gồm hoạt động kinh doanh không bị gián đoạn bởi dịch bệnh; chuyển dịch đơn hàng từ Trung Quốc.
Trong khi đó, GIL chiếm hơn 50% tỷ trọng nhà cung cấp của Amazon Robotics và đây cũng là khách hàng lớn nhất chiếm khoảng 80% tỷ trọng doanh thu, IKEA và các đối tác khác chiếm khoảng 20% tỷ trọng còn lại. Dự kiến các năm tới, GIL sẽ được hưởng lợi từ xu thế thương mại điện tử và kế hoạch mở rộng fulfillment centers từ Amazon.
Năm 2022, GIL dự kiến sẽ ghi nhận doanh thu đến từ khu công nghiệp Phú Bài với diện tích 460,9ha. Khu công nghiệp Phú Bài nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 15km; cạnh sân bay quốc tế Phú Bài. KBSV cho rằng GIL có thể bắt đầu ghi nhận doanh thu từ cuối quý quý IV/2022.
Dựa trên kết quả định giá, triển vọng kinh doanh cũng như xem xét các yếu tố rủi ro có thể phát sinh, KBSV khuyến nghị mua đối với cổ phiếu GIL. Giá mục tiêu là 94.300 đồng/cổ phiếu, cao hơn 47% so với giá đóng cửa phiên 16/6.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.