Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cho biết, quý II, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (HoSE: CTG) ghi nhận thu nhập lãi thuần đạt 10.879 tỷ đồng (tăng 2,2% so với quý trước, tăng 39,5% so với cùng kỳ); tổng thu nhập hoạt động đạt 14.083 tỷ đồng (tăng 9% so với quý trước, tăng 41,2% so với cùng kỳ).
Tuy nhiên, chi phí dự phòng tăng mạnh, đạt 7.106 tỷ đồng (tăng 221% so với cùng kỳ, tăng 426% so với quý trước) khiến cho lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 2.239 tỷ đồng (giảm 65,.4% so với quý trước, giảm 38% so với cùng kỳ).
Tỷ lệ nợ xấu quý II/2021 đạt 1,34%, tăng 46 điểm cơ bản so với quý trước, chủ yếu do nợ nhóm 5 tăng đột biến 59 điểm cơ bản so với quý trước. Theo thông tin từ phía CTG, đây là phần nợ xấu tương ứng của một doanh nghiệp lớn, chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 tuy nhiên không thuộc đối tượng được áp dụng cơ cấu nợ theo thông tư 01/2020 và 03/2021.
Trong nửa cuối năm 2021, CTG đặt mục tiêu NPL thấp hơn 1,5%, tăng trưởng tín dụng hiện tại đã đạt gần biên độ NHNN đặt ra là 7,5% và kỳ vọng nới được tăng trưởng trong thời gian tới. Ngoài ra, CTG dự định trích lập hết phần dự phòng cho nợ tái cơ cấu theo thông tư 03 trong năm 2021.
Trong trường hợp thuận lợi, CTG có thể bắt đầu ghi nhận phí trả trước (Upfront fee) từ hợp tác độc quyền phân phối bảo hiểm với Manulife vào quý IV/2021 hoặc muộn hơn vào quý I/2022 sau khi Manulife hoàn tất mua lại Aviva.
Dựa trên kết quả định giá, triển vọng kinh doanh cũng như xem xét các yếu tố rủi ro có thể phát sinh, KBSV khuyến nghị mua đối với cổ phiếu CTG. Giá mục tiêu là 40.600 đồng/cổ phiếu, cao hơn 17,3% so với giá tại ngày 17/8/2021.
Với sự bùng phát dịch Covid-19 gần đây, VCB đã công bố gói cho vay ưu đãi dành cho các khách hàng bị ảnh hưởng bắt đầu từ ngày 15/7/2021. Điều này sẽ khiến thu nhập lãi thuần giảm 1.800 tỷ đồng trong 6 tháng cuối năm 2021.
Do đó, SSI giảm 8% ước tính lợi nhuận trước thuế năm 2021 xuống còn 26.400 tỷ đồng (tăng 14,7% so với cùng kỳ). Công ty chứng khóa này cũng ước tính lợi nhuận trước thuế năm 2022 đạt 33.700 tỷ đồng (tăng 27% so với cùng kỳ), với giả định tăng trưởng tín dụng và tiền gửi lần lượt là 14% và 10,9% so với cùng kỳ, và biên lãi ròng (NIM) ở mức 3,05%.
SSIi giả định VCB sẽ phát hành 6,5% cổ phần trước thực hiện trong năm 2022, do đó điều chỉnh giảm giá mục tiêu 12 tháng đối với cổ phiếu VCB xuống 113.500 đồng/cổ phiếu (từ 114.200 đồng/cổ phiếu), tương ứng tiềm năng tăng giá là 14%. Đồng thời, SSI lặp lại khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu VCB.
Điểm lại hoạt động kinh doanh của VCB, mặc dù quý II thu nhập có sụt giảm, song vẫn khá ổn định trong nửa đầu năm 2021.
Cụ thể, quý II, VCB ghi nhận tổng thu nhập hoạt động (TOI) và lợi nhuận trước thuế lần lượt đạt 12.900 tỷ đồng (tăng 22% so với cùng kỳ) và 4.900 tỷ đồng (giảm 14,3% so với cùng kỳ). Lợi nhuận trước thuế đạt mức thấp nhất trong 11 quý vừa qua chủ yếu do hoàn nhập thu nhập phí trả trước.
Trước đó, trong quý I, VCB ghi nhận 1.700 tỷ đồng phí trả trước liên quan đến việc bán bảo hiểm được phân bổ trong năm. Sau đó, VCB đã thực hiện bút toán điều chỉnh đối với khoản mục này.
Ngân hàng đã ghi nhận mức giảm 850 tỷ đồng trong quý II, bằng một nửa số đã ghi nhận trong quý I. Nếu loại trừ khoản mục này, TOI và lợi nhuận cốt lõi quý II sẽ lần lượt đạt 13.700 tỷ đồng (tăng 28,1% so với cùng kỳ) và 5,8 tỷ đồng (tăng 0,5% so với cùng kỳ).
Kết quả từ hoạt động kinh doanh cốt lõi đạt mức tăng trưởng thu nhập lãi thuần (NII) là 37,3% so với cùng kỳ, thu nhập ngoài lãi không đổi và hệ số CIR tăng lên 34,4%. Đồng thời, ngân hàng đã trích lập dự phòng lớn, tăng 74% so với cùng kỳ.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, TOI và lợi nhuận trước thuế của VCB lần lượt đạt 28.600 tỷ đồng (tăng 24,2% so với cùng kỳ) và 13.600 tỷ đồng (tăng 23,6% so với cùng kỳ).
Theo Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta), kết thúc quý II, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (HoSE: TCB) có lợi nhuận sau thuế đạt trên 4.711 tỷ đồng, tăng trưởng 67% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 6 tháng đầu năm, TCB ghi nhận khoản lãi này đạt 9.108 tỷ đồng, tăng trưởng 73% cùng kỳ.
Trong quý II, thu nhập lãi thuần tăng trưởng 67% nhờ tăng trưởng tín dụng đạt mức tăng 12,6% sau nửa đầu năm và biên lãi ròng (NIM) ở mức cao, đạt 5,93% (tăng 81 điểm cơ bản so với năm 2020).
Thu nhập ngoài lãi tăng trưởng 40% so với quý II/2020, chủ yếu nhờ lãi thuần hoạt động và kinh doanh trái phiếu tăng trưởng mạnh. Mặt khác, chi phí hoạt động của TCB tiếp tục được kiểm soát tốt, chi phí trên thu nhập (CIR) của Ngân hàng giảm xuống mức 28,1% so với mức 31,9% của năm 2020.
Tỷ lệ nợ xấu giảm xuống mức 0,36% so với 0,47% ở thời điểm cuối năm 2020 và hệ số LLR tăng lên mức 259% so với mức 219% của quý I.
Số dư nợ tái cơ cấu giảm xuống còn 2.700 tỷ đồng, chiếm 0,8% tổng dư nợ của TCB. Giống như các ngân hàng khác, TCB cũng đã công bố kế hoạch giảm lãi suất cho những khách hàng chịu ảnh hưởng bởi Covid-19, tuy nhiên ảnh hưởng tới NIM sẽ không lớn do TCB chủ yếu do vay bất động sản.
Năm 2021, TCB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 19.800 tỷ đồng, tăng trưởng 25,3% so với năm trước; tăng trưởng tín dụng tăng 12%, huy động tăng trưởng 14,7% so với cùng kỳ; tỷ lệ nợ xấu duy trì dưới 2%.
TCB dự kiến không chia cổ tức, đồng thời phát hành hơn 6 triệu ESOP cho cán bộ công nhân viên của ngân hàng.
Yuanta đánh giá tích cực triển vọng tăng trưởng lợi nhuận của TCB trong năm 2021 nhờ tín dụng tăng trưởng mạnh mẽ và NIM tiếp tục cải thiện (nhờ tỷ lệ CASA tăng và hưởng lợi từ môi trường thanh khoản tốt) so với năm 2020 giúp tăng trưởng lãi thuần tăng trưởng trên 20%, CIR tiếp tục cải thiện nhờ chuyển đổi số giúp tối ưu chi phí.
Ở mức giá hiện tại, cổ phiếu đang được giao dịch tại P/B dự phóng là 1,6 lần. Xu hướng ngắn hạn của TCB cũng được nâng lên mức tăng, do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét mua ở mức giá hiện tại.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.