Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Kết thúc 6 tháng đầu năm, Tổng công ty Phát điện 3 (UPCoM: PGV) ghi nhận doanh thu thuần đạt 19.635 tỷ đồng, giảm 9,3% do cùng kỳ năm ngoái là cao điểm mùa khô, mực nước các hồ thủy điện xuống đã khiến huy động điện từ nhiệt điện tăng cao.
Tuy nhiên nhờ giá bán điện trên thị trường cạnh tranh tốt hơn và diễn biến tỷ giá thuận lợi, cùng với việc giảm tải nợ vay đã giúp lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 1.543 tỷ đồng, tăng trưởng 226% so với cùng kỳ năm trước và vượt 18% kế hoạch cả năm.
Hiện nay, tỷ giá các đồng ngoại tệ mà PGV đang vay giảm mạnh so với VND từ đầu năm. Đây là yếu tố tốt giúp PGV dự kiến tiếp tục có lãi tỷ giá trong quý III.
Cụ thể, so với đầu năm, đồng KRW giảm mạnh nhất với 7,18%, tiếp theo là JPY với 6,79% và USD với 1,12%; đồng CNY hầu như tăng trong nửa đầu năm nhưng đã giảm so với VND hồi đầu năm 0,27%.
Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) giả định JPY và KRW cuối năm 2021 sẽ giảm khoảng 5% - 5,5% so với VND đầu năm, USD giảm khoảng 1% – 1,5% và CNY hồi phục lại mức đầu năm. Như vậy, VCBS ước tính phần lãi chênh lệch tỷ giá đối với các ngoại tệ cả năm sẽ vào khoảng 770 - 800 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, một số khoản vay lớn của PGV bằng USD đều được điều chỉnh theo lãi suất Libor 6 tháng và biên độ. Từ đầu năm 2020 đến nay, lãi suất Libor 6 tháng đã giảm rất mạnh từ 1,9% còn chỉ 0,153% tại thời điểm tháng 8/2021.
Với dư nợ hiện tại còn khoảng hơn 42.000 tỷ đồng, VCBS ước tính riêng phần lãi suất Libor có diễn biến tốt có thể giúp PGV tiết kiệm được hơn 250 – 300 tỷ đồng lãi vay. Cộng thêm tác động của giảm dư nợ có thể giảm hơn 800 tỷ đồng lãi vay.
Thời gian tới, doanh nghiệp cũng có kế hoạch chuyển giao dịch sang sàn HoSE.
Trong điều kiện tình hình tài chính ngày càng cải thiện khi giảm nợ vay, lãi suất duy trì ở mức thấp và tỷ giá có diễn biến có lợi, VCBS cho rằng PGV sẽ cải thiện đáng kể kết quả kinh doanh, mặc dù sản lượng thực tế của các nhà máy nhiệt điện được dự báo giảm.
Công ty chứng khoán này ước tính doanh thu năm 2021 của PGV đạt 36.676 tỷ đồng (giảm 9%) và lợi nhuận sau thuế đạt 3.163 tỷ đồng, tăng 56% so với năm trước đó.
Trên thị trường, cổ phiếu PGV đang giao dịch với mức P/E dự phóng đạt 8,46 lần. VCBS đã lựa chọn mức P/E trung vị ngành dựa trên những cổ phiếu nhiệt điện đang giao dịch trên thị trường là 12,63 lần để định giá đối với PGV.
Do đó, giá trị hợp lý của PGV trong năm 2021 là khoảng 35.336 đồng/cổ phiếu, cao hơn 46,5% so với thị giá hiện tại.
Trong quý II/2021, doanh thu và lợi nhuận trước thuế của Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 (HoSE: HT1) đã tăng 11,1% và 16% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 2.300 tỷ đồng và 299 tỷ đồng do tăng trưởng sản lượng tiêu thụ (tăng 8,5% cùng kỳ) cùng với chi phí khấu hao và chi phí lãi vay giảm.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của HT1 đạt 426 tỷ đồng, tăng 7,3% cùng kỳ và hoàn thành 52% kế hoạch năm. Giai đoạn này, sản lượng tiêu thụ của HT1 tăng 8,2% cùng kỳ lên 3,4 triệu tấn, cao hơn mức tăng trưởng bình quân thị trường trong nước (khoảng 4%).
Điều này có được một phần nhờ chính sách giá linh hoạt của doanh nghiệp, cũng như hệ thống phân phối rộng khắp giúp sản phẩm dễ dàng tiếp cận hơn so với các thương hiệu khác.
Dù vậy, bước sang quý III, Công ty Chứng khoán SSI (SSI) dự báo kết quả kinh doanh của HT1 sẽ giảm đáng kể do các biện pháp giãn cách xã hội, đặc biệt ở khu vực miền Nam. Cụ thể theo ước tính của SSI, sản lượng của HT1 có thể giảm đến 40% so với quý III/2020.
Do đó, SSI đã giảm 10% ước tính sản lượng tiêu thụ cả năm 2021 từ 7,1 triệu tấn còn 6,4 triệu tấn so với báo cáo trước đó. Các dự báo về doanh thu, lợi nhuận trước thuế 2021 cũng được điều chỉnh giảm, lần lượt còn 7.600 tỷ đồng và 728 tỷ đồng, giảm 4,4% và 5,1% so với thực hiện năm ngoái.
Tuy nhiên, SSI cho rằng tình hình kinh doanh của HT1 sẽ hồi phục kể từ năm 2022, với mức tăng của doanh thu và lợi nhuận lần lượt là 12% và 21%.
Hiện HT1 được giao dịch tại P/E dự phóng 2021 và 2022 là 15,4 lần và 12,7 lần, cao hơn nhiều so với mức trung bình lịch sử 5 năm là 9 lần. Sử dụng P/E và EV/EBITDA mục tiêu không đổi là 10 lần và 5 lần, SSI ước tính giá mục tiêu 1 năm của cổ phiếu này là 17.600 đồng/đơn vị - thấp hơn 18% so với thị giá hiện tại.
SSI cho rằng việc giá cổ phiếu HT1 tăng gần đây đã phản ánh cao về tiềm năng ảnh hưởng từ đầu tư cơ sở hạ tầng vào lợi nhuận trong tương lai. Vì vậy, công ty chứng khoán này điều chỉnh giảm khuyến nghị từ trung lập xuống kém khả quan.
Do lợi nhuận ước tính phục hồi tích cực năm 2022, SSI khuyến nghị nhà đầu tư có thể chốt lời ngắn hạn và xem xét quay lại cổ phiếu khi giá được chiết khấu về mức hấp dẫn hơn.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Thép Tiến Lên (HoSE: TLH) ghi nhận doanh thu trong quý II đạt 1.396 tỷ đồng, tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận sau thuế đạt 197 tỷ đồng, tăng mạnh từ mức lỗ 16 tỷ đồng của quý II/2020.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, TLH ghi nhận doanh thu đạt 2.375 tỷ đồng, tăng 21% cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế đạt 317 tỷ đồng, tăng mạnh từ mức lỗ 12 tỷ đồng cùng kỳ.
Với kết quả này, TLH đã hoàn thành 48% kế hoạch doanh thu và 127% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) nhận định, doanh thu quý II của TLH khả quan nhờ giá sắt thép tăng cao và nhu cầu tăng cao tại các dự án đầu tư công, điển hình như sân bay Long Thành.
Điều này cũng giúp biên lợi nhuận TLH đạt 20,6%, cải thiện mạnh so với 2,7% cùng kỳ, một phần nhờ TLH đã tích trữ hàng tồn kho với giá vốn thấp trước đó. Ngoài ra, chi phí lãi vay giảm 41% cũng giúp lợi nhuận tăng mạnh trong quý II.
Năm 2021, TLH được dự báo tiếp tục hưởng lợi từ xu hướng đầu tư công, dự kiến đẩy mạnh từ cuối năm sau khi dịch Covid-19 về cơ bản được kiểm soát.
Bên cạnh đó, TLH cũng cẩn trọng trong cơ cấu tài chính, tỷ lệ tổng nợ vay/tổng nguồn vốn giảm dần theo các quý và cuối quý II ở mức thấp nhất 5 quý - Yuanta đánh giá đây là yếu tố tích cực dự phòng cho trường hợp giá thép có thể đảo chiều bất ngờ.
Ở mức giá đóng cửa hiện tại, cổ phiếu TLH đang được giao dịch tại mức P/E dự phóng là 4,5 lần (tương ứng EPS là 3.920 đồng). TLH được đánh giá tích cực mức xếp hạng tăng trưởng, đồng thời đồ thị giá đã vượt mức kháng cự ngắn hạn 18.800 đồng/cổ phiếu với khối lượng giao dịch tăng đột biến so với khối lượng giao dịch trung bình 20 phiên.
Đồ thị giá cũng có dấu hiệu bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực, cho thấy đồ thị giá có thể sẽ hướng về mức kháng cự kế tiếp là 24.230 đồng/cổ phiếu.
Mặt khác, xu hướng ngắn hạn của TLH được nâng lên mức tăng. Do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét mua ở mức giá hiện tại.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.