'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cho biết, lũy 7 tháng đầu năm, Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động (HoSE: MWG) ghi nhận doanh thu gần 72.000 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái, hoàn thành 58% kế hoạch doanh thu cả năm; doanh nghiệp báo lãi sau thuế tăng 18% cùng kỳ, đạt 2.784 tỷ đồng, xấp xỉ 60% kế hoạch cả năm.
Riêng tháng 7, doanh thu thuần của MWG đạt 9.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 231 tỷ đồng, lần lượt tăng 10% và giảm 23% so với cùng kỳ năm 2020.
Kết quả này là do MWG đã phải tạm đóng/hạn chế bán hàng tổng xấp xỉ 2.000 cửa hàng, tương đương khoảng 70% tổng số điểm bán của cả hai chuỗi Thế giới Di động và Điện máy Xanh.
Các biện pháp giãn cách ngày càng nghiêm ngặt, khiến cho việc giữ được doanh thu trở nên khó khăn. Với tình hình dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp tại khu vực TP. HCM và các địa phương lân cận trong tháng 6 và đầu tháng 7, Bách hóa Xanh đã được hưởng lợi trong ngắn hạn với doanh thu lũy kế 7 tháng đầu năm đạt 17.600 tỷ đồng (tăng 57% cùng kỳ).
Đặc biệt trong tháng 7, doanh thu trung bình/cửa hàng Bách hóa Xanh cao kỷ lục khoảng 2,1 tỷ đồng/cửa hàng (tăng 90% cùng kỳ).
Năm 2021, KBSV dự phóng doanh thu của MWG đạt 126.378 tỷ đồng, tương đương mức tăng trưởng 15% và lợi nhuận thuần đạt 4.819 tỷ đồng, ứng với mức tăng 23% so với năm ngoái.
KBSV đánh giá cao triển vọng kinh doanh của MWG trong trung và dài hạn khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát tại các thành phố lớn nhờ xu thế chuỗi bán lẻ hàng thực phẩm theo kênh hiện đại (kênh truyền thống chiếm xấp xỉ 70% toàn thị trường) và các sản phẩm và mô hình kinh doanh mới nhằm gia tăng thị phần, doanh thu.
Tuy nhiên, KBSV cho rằng vẫn sẽ tồn tại những rủi ro như dịch bệnh kéo dài khiến các cửa hàng Thế giới Di động và Điện máy Xanh tiếp tục phải đóng cửa trong thời gian dài; khi dịch bệnh được kiểm soát, các chợ truyền thống được mở cửa trở lại có thể khiến doanh thu trên cửa hàng của Bách hóa Xanh giảm nhẹ.
Sau khi kết hợp hai phương pháp định giá DCF và so sánh P/E (tỉ trọng 50 - 50). Phương pháp so sánh P/E, KBSV cho rằng mức P/E hợp lý của MWG là 16 lần, với EPS dự phóng 2021 là 9.324 đồng
Công ty chứng khoán này khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu MWG với giá mục tiêu là 171.700 đồng/cổ phiếu, cao hơn gần 6% so với giá đóng cửa ngày 26/8.
Công ty Chứng khoán MB (MBS) cho biết, 6 tháng đầu năm, bối cảnh thị trường điện vận hành có nhiều khó khăn do các nguồn điện tăng lên, đặc biệt là nguồn năng lượng tái tạo, gây áp lực lớn nên các nhà máy nhiệt điện than (có thời điểm điều tiết điện lực phải cắt giảm huy động điện than theo kế hoạch), khó khăn trong tổ chức sản xuất khi dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp.
Mặc dù vậy, sản lượng điện sản xuất giai đoạn này của Công ty Cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh (UPCoM: QTP) vẫn đạt 3,66 tỷ kwh, hoành thành 106% kế hoạch 6 tháng và 51% kế hoạch cả năm.
QTP ghi nhận doanh thu 6 tháng đầu năm đạt 4.265 tỷ đồng, trong đó doanh thu bán điện đạt 4.258 tỷ đồng, bằng 85,4% so với cùng kỳ năm 2020. Được biết, doanh thu tăng chậm là do sản lượng điện và giá bán điện trong kỳ giảm.
Giá vốn trong kỳ giảm nhanh do chi phí khấu hao giảm cùng với kiểm soát tốt chi phí nhiên liệu, cho nên lợi nhuận gộp tăng mạnh 95% cùng kỳ, đạt 438 tỷ đồng.
Sau khi khấu trừ các chi phí, lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm đạt 327 tỷ đồng, hoàn thành đến 97,6% kế hoạch năm và tăng 14 lần so với cùng kỳ năm trước.
Cấu trúc nguồn vốn của QTP cũng được cải thiện, trong kỳ doanh nghiệp đã tiếp tục trả thêm 953 tỷ đồng nợ vay, đưa tổng dư nợ vay giảm xuống còn 2.785 tỷ đồng, trong đó 1.890 tỷ đồng nợ bằng USD.
Doanh nghiệp dự kiến tiếp tục cân đối dòng tiền và trả hết nợ vay đầu tư trong 2 năm tới.
MBS dự báo, quý III là mùa thấp điểm của các nhà máy nhiệt điện. Từ đầu tháng 8, QTP đã thực hiện đại tu tổ máy 4 trong thời gian dự kiến 70 ngày. Sản lượng điện sản xuất dự kiến đạt 1.5 tỷ kwh.
Dự báo sản lượng điện cả năm sẽ đạt mức 7.150 triệu kwh, hoàn thành 100% kế hoạch năm. Tổng doanh thu cả năm đạt mức 9.265 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 750 tỷ đồng, thu nhập mỗi cổ phần đạt 1.584 đồng.
Kết hợp phương pháp định giá chiết khấu dòng tiền vốn chủ sở hữu và so sánh P/E và P/B, giá trị cổ phiếu QTP được MBS xác định ở mức 19.500 đồng/đơn vị, cao hơn 16% thị giá hiện tại.
Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) cho biết, lũy kế 6 tháng đầu năm, Công ty Cổ phần Thép Nam Kim (HoSE: NKG) ghi nhận doanh thu thuần và lãi sau thuế lần lượt đạt 11.862 tỷ đồng và 1.166 tỷ đồng, tương ứng cao gấp gần 2,5 lần và gấp gần 20 lần cùng kỳ năm 2020.
Theo lý giải của NKG, mức tăng doanh thu trong kỳ mà doanh nghiệp đạt được là nhờ việc đẩy mạnh kênh bán hàng trong nước và xuất khẩu. Lợi nhuận tăng do sản lượng sản xuất tăng, làm cho chi phí sản xuất giảm, biên độ lợi nhuận tăng.
Năm 2021, NKG lên kế hoạch kinh doanh với sản lượng đạt 900.000 tấn, doanh thu đạt 16.000 tỷ đồng, lần lượt tăng gần 28% và gần 38% so với mức thực hiện năm 2020. Lợi nhuận sau thuế kỳ vọng cao gấp hơn 2 lần lên 600 tỷ đồng.
Như vậy sau 6 tháng đầu năm, NKG đã hoàn thành hơn 74% kế hoạch về doanh thu và vượt 94% kế hoạch về lợi nhuận.
Trên thị trường, mức Stock Rating của NKG ở mức 97 điểm, trong đó điểm cơ bản tiếp tục cải thiện khi kết quả kinh doanh ghi nhận tăng trưởng mạnh. Yuanta tiếp tục đánh giá triển vọng tăng trưởng tích cực đối với cổ phiếu này.
Bên cạnh đó, đồ thị giá của NKG đạt mức cao nhất 52 tuần và dòng tiền ngắn hạn có xu hướng gia tăng. Đồng thời, rủi ro ngắn hạn vẫn duy trì ở mức thấp cho thấy xu hướng tăng ngắn và trung hạn có thể sẽ tiếp tục mở rộng về các mức cao mới.
Tuy nhiên, mức sức mạnh giá của NKG ở mức 98 điểm cho thấy dư địa tăng giá của cổ phiếu này sẽ không còn nhiều và rủi ro mua mới gia tăng. Do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ưu tiên nắm giữ vả hạn chế mua mới.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.