Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho biết, trong 6 tháng đầu năm, Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG (HNX: TNG) ghi nhận doanh thu thuần 2.371 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 100 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 28,9% và 30% so với cùng kỳ năm ngoái.
TNG đã cải thiện rõ rệt biên lợi nhuận ròng, chủ yếu từ việc tăng tỷ trọng các khách hàng FOB và tiết giảm chi phí. Biên lợi nhuận ròng quý II đạt 4,2%, cao hơn mức 2,4% hồi quý I và 2,9% của cùng kỳ năm trước đó.
Biên lợi nhuận ròng của TNG dần quay trở lại ngưỡng trước dịch (năm 2010 đạt 5%, năm 2016 đạt 4,3%), chứng tỏ doanh nghiệp đang cân đối được nguồn nguyên liệu đầu vào và thị trường xuất khẩu.
VCBS cho rằng, trong giai đoạn tới, bên cạnh sự phục hồi hoạt động kinh doanh chính từ triển vọng ngành (may công nghiệp xuất khẩu), động lực tăng trưởng mới của TNG đến từ mảng kinh doanh bất động sản.
Trong đó, doanh thu mảng này được dự báo tăng trưởng mạnh nhờ cụm công nghiệp Sơn Cẩm 1 và dự án TNG Village 1. Được biết, cụm công nhiệp Sơn Cẩm 1 đang triển khai cho thuê, khả năng cao diện tích cho thuê là 70% trong năm 2021. Phần lợi nhuận trước thuế dự kiến ghi nhận trong năm 2021 là 50%.
Bên cạnh đó, dự án TNG Village 1 đã hoàn thành 90% và đang bàn giao nhà. VCBS dự báo doanh thu mang về hơn 237 tỷ, lợi nhuận trước thuế đạt gần 43 tỷ và khả năng cao ghi nhận 50% trong năm 2021.
Hiện công ty chứng khoán này khuyến nghị phù hợp thị trường với ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu TNG cho năm 2021 là 35.716 đồng/cổ phiếu.
Công ty Chứng khoán Phú Hưng (PHS) nhận định, một trong những điểm sáng của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (UPCoM: MPC) trong thời gian tới là nâng cao chất lượng nguồn nguyên liệu và gia tăng vị thế cạnh tranh.
Cụ thể, MPC đã quyết định tăng vốn điều lệ tại các công ty con nhằm thay thế các khu vực nuôi truyền thống bằng “công nghệ 2-3-4” vì sản lượng thu được từ công nghệ này cao hơn tới 15 lần.
MPC cũng ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược và tư vấn chuyển đổi số với FPT với mục đích nâng cao chất lượng tôm nguyên liệu. Năm 2025, MPC hướng tới chủ động 70% con giống, năm 2030 chủ động 100% con giống.
Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cũng được hưởng lợi từ hiệp định EVFTA. MPC được kỳ vọng hưởng lợi nhiều nhất từ hiệp định EVFTA khi thuế tôm nguyên liệu và sản phẩm tôm được giảm mạnh từ mức 12,5% và 20% xuống còn 0%.
Trong dài hạn, chuỗi giá trị tôm thông minh là động lực tăng trưởng doanh thu của MPC. Doanh nghiệp sở hữu khu phức hợp được triển khai trên 10.000 ha đất tại tỉnh Kiên Giang, với tổng mức đầu tư là 50.000 tỷ đồng.
Khu phức hợp dự kiến sẽ mất khoảng 6 năm để triển khai, các hạng mục như hạ tầng sản xuất, hạ tầng xã hội, công nghệ, sàn giao dịch tôm, nuôi trồng và phụ phẩm sẽ được triển khai khi dự án được phê duyệt.
Hạng mục sản xuất con giống và thức ăn được triển khai sau 1 năm; hạng mục chế biến và thương mại triển khai sau 2 năm với công suất nhà máy đầu tiên trên 40.000 tấn tôm thành phẩm/năm và sẽ nâng lên 200.000 tấn/năm trong 3 năm kế tiếp.
Tuy nhiên, do tình hình dịch Covid-19 phức tạp ảnh hưởng đến sản xuất và chi phí cước tàu gia tăng nhanh chóng, PHS điều chỉnh giảm dự phóng doanh thu năm 2021 của MPC còn 14.018 tỷ đồng (giảm 2,2% so với năm ngoái), trong khi lợi nhuận sau thuế còn 641 tỷ đồng (giảm 4,8%).
Do đó, bằng phương pháp định giá DCF và EV/EBITDA, PHS điều chỉnh giảm mức giá hợp lý dành cho cổ phiếu MPC còn 39.900 đồng/cổ phiếu (cao hơn gần 4% so với giá hiện tại). Qua đó đưa ra khuyến nghị nắm giữ cho cổ phiếu này.
Công ty Chứng khoán SSI cho biết, Tổng công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí (HoSE: PVT) đã công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2021 đáng khích lệ, trong đó doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ (NPATMI) tăng trưởng lần lượt là 5,7% và 33,8% so với cùng kỳ năm trước, phản ánh thế mạnh của mảng vận tải.
Điều này giúp PVT hoàn thành vượt kế hoạch lợi nhuận cho cả năm 2021. Lưu ý rằng, mặc dù hàng vận tải dầu khí này thường đặt kế hoạch năm thấp, nhưng việc vượt kế hoạch đặt ra trong 6 tháng đầu năm là chưa từng có.
Tuy nhiên, với diễn biến phức tạp của đợt bùng phát dịch Covid-19 mới nhất tại Việt Nam, SSI cho rằng PVT khó có thể duy trì quỹ đạo tăng trưởng lợi nhuận như hiện tại.
Hiện công ty chứng khoán này đã điều chỉnh giảm 11% ước tính lợi nhuận xuống 1.955 đồng/cổ phiếu do những thách thức đối với cả lượng dầu thô và dầu thành phẩm, do đó hạ khuyến nghị đối với cổ phiếu PVT từ khả quan xuống trung lập.
Dù vậy sang năm 2022, SSI ước tính lợi nhuận của PVT sẽ cải thiện 14,6% lên 2.240 đồng/cổ phiếu phản ánh nhu cầu tiềm năng phục hồi và việc bổ sung thêm tàu mới.
SSI sử dụng ước tính lợi nhuận năm 2022 và nâng giá mục tiêu lên 22.400 đồng/cổ phiếu (tăng 2% so với giá hiện tại) - dựa trên hệ số P/E mục tiêu 2022 không đổi là 10 lần.
Về dài hạn, SSI cho rằng sức khỏe tài chính của PVT vẫn mạnh (tỷ lệ D/E ở mức 0,53 lần) cùng với đội ngũ ban lãnh đạo tốt. Việc mua tàu trong thời gian gần đây (giai đoạn 2018 - 2020) với chi phí thấp do ngành vận tải biển đang chạm đáy và chi phí vận hành thấp, PVT đang có vị thế tốt để tiếp tục gia tăng thị phần trên thị trường quốc tế.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.