'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tổng công ty Cổ phần Công trình Viettel (HoSE: CTR) ghi nhận kết quả kinh doanh giai đoạn 7 tháng đầu năm khả quan với doanh thu đạt 5.040 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận trước thuế đạt 290 tỷ đồng, tăng 22%, chủ yếu nhờ mảng vận hành khai thác, xây dựng và towerco diễn biến tích cực, đặc biệt sau khi CTR ký kết hợp đồng khai thác các trạm cho thuê tại 4 tỉnh ở Myanmar.
Tách riêng từng mảng hoạt động của CTR, dẫn đầu là xây dựng có kết quả kinh doanh ấn tượng nhất với doanh thu tăng trưởng gấp rưỡi lên 1.313 tỷ đồng.
Công ty Chứng khoán Agribank (AGR) cho biết, doanh nghiệp đã ký 2.233 tỷ đồng doanh thu từ xây dựng mảng B2C và B2B, vượt mức kế hoạch đề ra.
Dự kiến ở nửa cuối năm, CTR tiếp tục tăng trưởng 20% doanh thu nhờ các hợp đồng ký mới với các dự án dân dụng B2B, B2C tiêu biểu như dự án Novaworld 247 và Era Central.
Trong khi đó, về dài hạn thì việc mở rộng 5G sẽ là động lực tăng trưởng lớn cho CTR. Theo đó, mảng xây dựng viễn thông và hạ tầng cho thuê kỳ vọng hưởng lợi nhờ nhu cầu thuê hạ tầng viễn thông và sử dụng Internet tăng cao khi Chính phủ đẩy mạnh triển khai mạng 5G.
Nửa đầu năm, tình hình triển khai 5G đang có các tín hiệu tích cực khi Bộ Thông tin và Truyền thông đã cấp phép cho các doanh nghiệp thử nghiệm 5G tại 40 tỉnh/thành phố, đồng thời dừng cấp sóng 2G từ cuối năm và khuyến khích mở rộng quy mô thử nghiệm.
Nếu mạng 5G được triển khai vào cuối năm nay thì đây sẽ là động lực đóng góp giúp cải thiện kết quả kinh doanh của CTR trong dài hạn.
Ngoài ra, dự kiến đến tháng 9 tới, cổ phiếu CTR sẽ được giao dịch ký quỹ trên sàn HoSE sau khi đủ điều kiện 6 tháng niêm yết. Điều này sẽ giúp nâng đỡ giá cổ phiếu khi dòng tiền và thanh khoản tham gia giao dịch được cải thiện.
Nhìn chung theo AGR, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm hơn 20% CAGR trong hơn 10 năm qua về lợi nhuận sau thuế, CTR là một cổ phiếu phù hợp đầu tư trong trung và dài hạn. CTR đang có mức định giá hấp dẫn khi P/E dự phóng 2022 là 14,1 lần, thấp hơn trung bình 3 năm.
Do đó, AGR khuyến nghị mua cổ phiếu CTR với giá mục tiêu là 90.000 đồng/cổ phiếu (triển vọng tăng giá 21,7% từ thị giá hiện tại) trong 1 năm tới. Tỷ lệ cắt lỗ là 10%.
Kết thúc 6 tháng đầu năm, Công ty Cổ phần Thế Giới Số (HoSE: DGW) ghi nhận doanh thu đạt 11.920 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 348 tỷ đồng, lần lượt tăng 29% và 55% so với cùng kỳ 2021.
Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho biết, tình hình kinh doanh khởi sắc là nhờ mảng điện thoại và thiết bị văn phòng, cùng khả năng tiết giảm chi phí vận hành giúp biên lợi nhuận của DGW gia tăng.
Tuy vậy, tăng trưởng trong quý II có phần giảm tốc so với quý I, phản ánh sự suy giảm trong sức mua đối với nhóm sản phẩm ICT nói chung.
Vẫn theo VCBS, hết quý II, dự phòng giảm giá hàng tồn kho của DGW tăng 163 tỷ đồng so với đầu năm, do doanh nghiệp thực hiện trích lập trước giữa bối cảnh các hãng đồ điện tử chuẩn bị bước vào mùa công bố mẫu hàng mới.
Tuy nhiên, VCBS cho rằng động thái trích lập này là quá thận trọng, vì khả năng giảm giá của các mẫu hàng là không quá lớn. Đồng thời, nhiều khả năng lượng trích lập này có thể được hoàn nhập 1 phần trong nửa cuối năm.
Về triển vọng, VCBS cho rằng xu hướng chuyển đổi số và sự phát triển của mạng 5G sẽ thúc đẩy nhu cầu nâng cấp điện thoại và mua sắm các thiết bị văn phòng (laptop...) tiếp tục ở mức cao, bất chấp sản lượng tiêu thụ suy giảm trong ngắn hạn.
Công ty chứng khoán này dẫn số liệu từ hãng Canalys, cho biết sản lượng tiêu thụ điện thoại ở các quốc gia Đông Nam Á đã giảm 7% so với quý liền kề trong quý II, do lo ngại về lạm phát kìm hãm sức mua tại các thị trường chính, bao gồm Việt Nam. Thị trường điện thoại thông minh nước ta cũng chịu tác động mạnh nhất trong quý, giảm 32% so với quý I, xuống còn 3,1 triệu lô hàng.
Tuy vậy, VCBS tin rằng thị trường smartphone Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao khoảng 11% CAGR trong 2 năm tới, dựa theo dữ liệu từ Euromonitor và CAGR 6,4% từ 2021-2025.
Động lực chủ yếu đến từ đề án tắt mạng 2G và 3G của Bộ Thông tin và Truyền thông từ năm 2022 để phát triển mạng 5G, cũng như sự gia tăng của tầng lớp trung lưu trong cơ cấu dân số.
Ngoài ra, các chiến lược kinh doanh mới của Xiaomi (hãng đóng góp 70% tổng doanh thu mảng điện thoại cho DGW trong năm 2021) sẽ mở ra nhiều dư địa tăng trưởng của DGW. Tương tự, việc iPhone 14 dự kiến ra mắt từ tháng 9 cũng là yếu tố hỗ trợ doanh thu cho DGW trong nửa cuối năm.
VCBS dự phóng doanh thu năm 2022 cho DGW là 26.757 tỷ đồng (tăng 27,6% cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế là 828 tỷ đồng (tăng 26,6%), xấp xỉ kế hoạch năm.
Sử dụng phương pháp so sánh tương đối P/E, công ty chứng khoán này xác định giá trị hợp lý của DGW ở mức 83.600 đồng/cổ phiếu, cao hơn 20% so với giá đóng cửa phiên 18/8. Từ đó khuyến nghị mua cổ phiếu.
Công ty Chứng khoán SSI vừa lặp lại khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu HDB của Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM. Giá mục tiêu 12 tháng được điều chỉnh tăng từ 31.100 đồng lên 32.300 đồng/cổ phiếu, do SSI tăng ước tính lợi nhuận trước thuế năm 2022 của ngân hàng thêm 4% so với ban đầu, lên 10.200 tỷ đồng, cao hơn 26,8% so với cùng kỳ.
Trước đó, HDB đã công bố kết quả kinh doanh quý II tốt hơn kỳ vọng của SSI, với lợi nhuận trước thuế đạt 2.800 tỷ đồng, tăng 33% so với cùng kỳ 2021. Lũy kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế đạt 5.300 tỷ đồng, tăng 26,5% cùng kỳ, hoàn thành 54% ước tính của SSI.
Tăng trưởng được thúc đẩy bởi kết quả mạnh mẽ ở cả thu nhập lãi thuần (tăng 31% so với cùng kỳ) và thu nhập hoạt động dịch vụ (tăng 54% so với cùng kỳ).
Trong khi đó, có sự hài hòa giữa các chỉ tiêu tăng trưởng trong bảng cân đối kế toán (dư nợ tín dụng tăng 14,8% so với đầu năm) với các chỉ tiêu phản ánh chất lượng.
Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ nhóm 2, nợ xấu và các khoản nợ tái cơ cấu đều giảm (lần lượt xuống 3,61%, 1,33% và 0,05% tổng dư nợ), trong khi tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu tăng lên 93%.
Mới đây, HDB đã xin ý kiến cổ đông về việc tham gia hỗ trợ một ngân hàng thuộc diện kiểm soát đặc biệt. Thông tin chi tiết vẫn chưa được công bố, nhưng SSI cho rằng kế hoạch này có phần tích cực về dài hạn, mặc dù ngân hàng phải thực hiện góp vốn điều lệ ban đầu là tối đa 9.000 tỷ đồng.
Quan sát đề xuất xử lý các ngân hàng yếu kém gần đây, SSI nhận thấy có vẻ cần phải có các lợi ích đủ lớn dành cho các ngân hàng nhận chuyển giao các ngân hàng yếu kém. Trong trường hợp HDB, SSI cho rằng lợi ích mang lai từ việc tham gia hỗ trợ ngân hàng yếu kém sẽ không giống như trường hợp của VCB và MBB.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.