Cổ phiếu khuyến nghị hôm nay 19/9: ACB, FMC và TCB

Minh Tuệ - 19/09/2023 07:18 (GMT+7)

(VNF) - KBSV đưa ra mức giá mục tiêu cho năm 2023 của cổ phiếu TCB là 39.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn 12% so với giá tại ngày 15/09/2023 đồng thời khuyến nghị nắm giữ với cổ phiếu TCB.

VNF
Cổ phiếu khuyến nghị hôm nay 19/9: ACB, FMC và TCB.

ACB: Giá mục tiêu năm 2024 là 30.100 đồng/cổ phiếu

Công ty chứng khoán SSI duy trì khuyến nghị mua đối với cổ phiếu Ngân hàng TMCP Á Châu (HoSE: ACB) với giá mục tiêu năm 2024 là 30.100 đồng/cổ phiếu – tiềm năng tăng giá là 32,9%.

Với tình hình kinh tế nhiều thách thức, SSI cho rằng ACB sẽ phải tiếp tục nỗ lực để đạt tỷ lệ nợ xấu mục tiêu là 1% trong năm 2023. Do đó, SSI nâng giả định chi phí tín dụng lên 0,35%, tương đương chi phí dự phòng là 1,5 nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, do ACB đã ghi nhận 1 nghìn tỷ đồng cho quỹ khoa học và công nghệ trong năm 2022, SSI dự báo chi phí hoạt động sẽ tương đương so với cùng kỳ, điều này sẽ bù đắp cho chi phí tín dụng tăng lên. Do đó, SSI duy trì ước tính LNTT là 20 nghìn tỷ đồng (tăng 17% svck), cũng như kỳ vọng tăng trưởng tín dụng là 12% svck trong năm 2023.

Trong năm 2024, SSI kỳ vọng lợi nhuận trước thuế của ACB là 23,7 nghìn tỷ đồng (tăng 18% svck) nhờ sự phục hồi của cả tăng trưởng tín dụng (tăng 13% so với đầu năm) và NIM (tăng 3 điểm cơ bản lên 4,18%). Mặc dù SSI cho rằng chất lượng tài sản sẽ dần được cải thiện giúp tỷ lệ nợ xấu giảm xuống 0,9%, SSI cho rằng chi phí tín dụng sẽ duy trì ở mức cao 0,27%, với kỳ vọng 1,5 nghìn tỷ đồng nợ xấu sẽ được xử lý trong năm 2024.

FMC: Khuyến nghị tăng tỷ trọng, giá mục tiêu 58.700 đồng/cổ phiếu

Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (HoES: FMC) là một trong những doanh nghiệp chế biến - xuất khẩu tôm lớn nhất Việt Nam, thị trường xuất khẩu chính của doanh nghiệp hiện tại là Mỹ, Châu âu và Nhật, cũng là những thị trường xuất khẩu thủy sản lớn và quan trọng nhất của ngành. Tính đến cuối năm 2022, FMC sở hữu trên 500 ha diện tích vùng nuôi trồng thủy sản và công suất chế biến hiện tại đạt 45.000 tấn/ năm.

Luỹ kế 6 tháng đầu năm nay, FMC ghi nhận tổng doanh thu thuần 2.041 tỷ đồng và lãi ròng 128 tỷ đồng, lần lượt giảm 25,5% và giảm 21% so với cùng kỳ năm 2022. Kết quả trên phản ánh tình hình chung của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong nửa đầu năm khi nhu cầu tiêu thụ của các thị trường lớn giảm sút. Đến T7/2023 những dấu hiệu khởi sắc đã xuất hiện, cụ thể sản lượng tiêu thụ tôm thành phẩm 1.953 tấn, tăng trưởng 19% so với cùng kỳ (CK) giúp doanh số đạt 21,3 triệu USD tương đương CK. Xu hướng này tiếp tục cải thiện trong tháng 8 khi ghi nhận 22,4 triệu USD doanh thu và trở thành tháng có doanh thu cao thứ 3 trong lịch sử và là mức cao nhất trong 19 tháng qua.

Đến cuối quý II/2023, công ty dự trữ hơn 1.285 tỷ đồng tồn kho tăng 38,3% so với đầu năm và cao hơn 37,2% so với giá vốn trung bình 2 quý đầu năm (FMC thường có lượng tồn kho ít hơn giá vốn mỗi quý). Với triển vọng nhu cầu hồi phục, trong điều kiện giá tôm nguyên liệu ở mức thấp, có thể FMC đã tăng dự trữ tồn kho để chuẩn bị cho giai đoạn cuối năm.

Kỳ vọng FMC hoàn thành kế hoạch LNTT năm 2023, Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (MASVN) đánh giá công ty là một trong số ít doanh nghiệp xuất khẩu vẫn giữ được đà tăng trưởng lợi nhuận trong giai đoạn 5 năm từ 2019 đến nay.

Tiếp tục kỳ vọng tăng trưởng trong năm 2024, MASVN đưa ra mức P/E mục tiêu cho FMC vào cuối năm 2023 là 12 lần. Với mức EPS dự phóng đạt 4.894 đ/cổ phiếu, giá mục tiêu sẽ ở mức 58.700 đồng/cổ phiếu. MASVN cũng khuyến nghị tăng tỷ trọng cho FMC.

TCB: Giá mục tiêu 39.000 đồng/cổ phiếu

Tổng thu nhập hoạt động (TOI) trong quý II của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank, HoSE: TCB) ghi nhận sự sụt giảm 14,7% so với cùng kỳ, đạt 9.325 tỷ đồng. Luỹ kế 6 tháng đầu năm nay, TOI của TCB là 18.635 tỷ đồng (giảm 11% so với cùng kỳ). Tăng trưởng tín dụng của ngân hàng tính đến thời điểm cuối quý II đạt 9,7% YTD so với hạn mức tín dụng cả năm 2023 là 14,1%. Chi phí hoạt động được kiểm soát tốt, giảm 10,2% so với cùng kỳ. Dù vậy, LNTT luỹ kế nửa đầu năm 2023 sụt giảm hơn 20% so với cùng kỳ, đạt 11.272 tỷ đồng – tương ứng với hoàn thành 51% kế hoạch cả năm.

Tỷ lệ CASA của TCB đã có dấu hiệu hồi phục trong quý II, tăng 8% so với quý trước lên mức 34,9%. NIM trong ngắn hạn vẫn chịu áp lực bởi chính sách Flexible Pricing, được TCB áp dụng chương trình lãi suất ưu đãi để khách hàng có thể lựa chọn thanh toán phù hợp với tình hình tài chính của họ.

TCB tiếp tục tăng trích lập trong kỳ trước bối cảnh nợ xấu có xu hướng tăng, tuy nhiên bộ đệm dự phòng của ngân hàng giảm so với giai đoạn trước, tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm xuống 116%.

Công ty Cổ phần Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cho rằng NPL của TCB chưa tạo đỉnh, có thể tăng nhẹ từ nay đến cuối năm nhưng vẫn được kiểm soát tốt.

Sử dụng 2 phương pháp định giá P/B và chiết khấu lợi nhuận thặng dư, KBSV đưa ra mức giá mục tiêu cho năm 2023 của cổ phiếu TCB là 39.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn 12% so với giá tại ngày 15/09/2023 đồng thời khuyến nghị nắm giữ với cổ phiếu TCB.

Cùng chuyên mục
Được kiểm toán đều đặn nhưng PVChem vẫn vi phạm, bị xử phạt thuế

Được kiểm toán đều đặn nhưng PVChem vẫn vi phạm, bị xử phạt thuế

(VNF) - Được kiểm toán đều đặn hàng năm nhưng Tổng công ty Hoá chất và dịch vụ dầu khí – CTCP (PVChem) vẫn bị Cục Thuế TP Hà Nội truy thu, xử phạt do vi phạm hành chính về thuế, hoá đơn.

IDICO - CONAC đầu tư 1.900 tỷ làm KCN rộng 110ha ở Bà Rịa - Vũng Tàu

IDICO - CONAC đầu tư 1.900 tỷ làm KCN rộng 110ha ở Bà Rịa - Vũng Tàu

(VNF) - Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Mỹ Xuân B1 - CONAC mở rộng được thực hiện tại Phường Mỹ Xuân, Thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng vốn đầu tư là 1.988,6 tỷ đồng.

Hà Nam trở thành tâm điểm kết nối với mạng lưới giao thông nghìn tỷ

Hà Nam trở thành tâm điểm kết nối với mạng lưới giao thông nghìn tỷ

(VNF) - Hạ tầng giao thông liên tục được nâng cấp và mở rộng đưa Hà Nam thành trung tâm kết nối khu vực đồng bằng sông Hồng, mắt xích quan trọng trong trục liên kết Bắc – Nam và lan tỏa sức hút đến thị trường địa ốc.

Bước chuyển quan trọng của Coteccons

Bước chuyển quan trọng của Coteccons

(VNF) - Năm tài chính 2024, Coteccons ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất đạt 21.045 tỷ đồng, trong đó mảng xây dựng công nghiệp chiếm hơn 50%. Đây là diễn biến đánh dấu bước chuyển đổi quan trọng từ xây dựng dân dụng sang xây dựng công nghiệp của doanh nghiệp này.

Bước ngoặt của VPS và 'đề bài mới' với ông Nguyễn Lâm Dũng

Bước ngoặt của VPS và 'đề bài mới' với ông Nguyễn Lâm Dũng

(VNF) - Một chiến lược cạnh tranh mới trong bối cảnh mới sẽ là “đề bài mới” không dễ giải đối với ông Nguyễn Lâm Dũng, nhất là khi một mô hình trái ngược hoàn toàn với VPS lại đang đem đến thành công.

Sập cầu Ngòi Móng ở Hòa Bình

Sập cầu Ngòi Móng ở Hòa Bình

(VNF) - Do ảnh hưởng của mưa lũ, cầu Ngòi Móng (Hòa Bình) trên tuyến đường tỉnh 445 bị lún và sập phần đầu cầu. Rất may, vụ việc không có thương vong về người.

Thương mại Nga – Trung ‘mất đà' do lực cản từ Mỹ

Thương mại Nga – Trung ‘mất đà' do lực cản từ Mỹ

(VNF) - Tăng trưởng thương mại giữa Trung Quốc và Nga đang có dấu hiệu chậm lại sau một năm tăng nóng trong bối cảnh các doanh nghiệp Trung Quốc e ngại các lệnh trừng phạt thứ cấp từ Mỹ liên quan đến cuộc chiến của Nga ở Ukraine.

 Ủng hộ khắc phục thiệt hại bão lũ tiền tỷ, tên tuổi OKVIP bất ngờ nổi lên, gây xôn xao

Ủng hộ khắc phục thiệt hại bão lũ tiền tỷ, tên tuổi OKVIP bất ngờ nổi lên, gây xôn xao

(VNF) - OKVIP được biết đến là trang cá cược trực tuyến và tự quảng bá là có liên hệ với một số trang như Jun88, 789Bet, NEW88, MB66, 78win, SHBet, Hi88, OK9. Tất cả những cái tên trong liên minh này đều là trang cá cược trực tuyến đặt máy chủ ở nước ngoài.

Phát triển kinh tế tuần hoàn: Hướng đi của các doanh nghiệp Việt Nam

Phát triển kinh tế tuần hoàn: Hướng đi của các doanh nghiệp Việt Nam

(VNF) - Cam kết tại Hội nghị COP26, Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu Net Zero vào năm 2050. Để hiện thực hoá cam kết này, giải pháp thay đổi từ kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn trở thành tất yếu. Kinh tế tuần hoàn mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia, đồng thời tạo động lực cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh theo hướng phát triển bền vững.

Quỹ ETF ngoại ‘làm mưa làm gió’ một thời, bán hết rời chứng khoán Việt Nam

Quỹ ETF ngoại ‘làm mưa làm gió’ một thời, bán hết rời chứng khoán Việt Nam

(VNF) - Thị trường Việt Nam từng dẫn đầu danh mục của quỹ ETF ngoại này với giá trị đầu tư lên tới 76 triệu USD, tương đương 1.900 tỷ đồng.