Bước chuyển quan trọng của Coteccons

Vĩnh Chi - 19/09/2024 09:31 (GMT+7)

(VNF) - Năm tài chính 2024, Coteccons ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất đạt 21.045 tỷ đồng, trong đó mảng xây dựng công nghiệp chiếm hơn 50%. Đây là diễn biến đánh dấu bước chuyển đổi quan trọng từ xây dựng dân dụng sang xây dựng công nghiệp của doanh nghiệp này.


Chiều 18/9, Coteccons (HoSE: CTD) đã tổ chức buổi đối thoại với nhà đầu tư với sự tham gia của Chủ tịch HĐQT Bolat Duisenov, CEO Võ Hoàng Lâm và Giám đốc điều hành Trần Ngọc Hải.

Chuyển dịch trọng tâm

Một trong những nội dung đáng chú ý nhất là kết quả kinh doanh năm tài chính 2024 vừa kết thúc. Theo đó, trong năm này, Coteccons ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất 21.045 tỷ đồng, tăng 30,8% so với năm tài chính 2023 và hoàn thành 105% kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế đạt 299,5 tỷ đồng, tăng 343,3% so với năm tài chính 2023, hoàn thành 104% kế hoạch.

Đây là kết quả tốt nhất của CTD kể từ khi ông Bolat Duisenov nắm quyền đồng thời cũng là thành tích tăng trưởng ấn tượng nhất của một doanh nghiệp xây dựng trong năm vừa qua.

Cơ cấu doanh thu năm tài chính 2024 cho thấy sự vượt trội của mảng xây dựng công nghiệp với tỷ trọng hơn 50%. Trong khi đó, mảng xây dựng dân dụng chiếm hơn 40% và khoảng 5% là mảng xây dựng du lịch – nghỉ dưỡng.

Nhìn vào cơ cấu trên, có thể thấy Coteccons đã chuyển đổi trọng tâm sang xây dựng công nghiệp, thay vì xây dựng dân dụng như trước kia. Điều này cho thấy nhiều ý nghĩa.

Một là Coteccons đã bước đầu đạt được sự cân bằng về nguồn thu, không lệ thuộc vào mảng xây dựng dân dụng như thời kỳ trước, qua đó tạo lập sự ổn định về kinh doanh. Đây là điều rất quan trọng, bởi thị trường bất động sản được nhìn nhận là chưa vượt qua khủng hoảng, đơn hàng còn hạn chế và nhiều chủ đầu tư vẫn gặp khó về dòng tiền, có thể gây rủi ro tài chính cho nhà thầu.

Hai là Coteccons đã đạt được điểm đột phá quan trọng về năng lực. Nguyên do là các dự án xây dựng công nghiệp mà Coteccons có được hầu hết đến từ khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) – những khách hàng “khó tính” bậc nhất thị trường.

CEO Võ Hoàng Lâm đánh giá: “Không phải công ty nào cũng đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư ngoại. Công ty phải đi đầu về con người, văn hóa, máy móc trang thiết bị mới đáp ứng được. Bởi vậy, đây là sự khẳng định cho vị trí của Coteccons trên thị trường xây dựng Việt Nam”.

Ba là kết quả trên phản ánh quá trình tái cơ cấu của Coteccons đã đi đúng hướng. Chủ tịch Coteccons Bolat Duisenov chia sẻ: “Những gì có được hôm nay là thành quả của 18 – 20 tháng trước. Tôi muốn nhắc lại là từ 3 năm trước, chúng tôi đã quyết định dịch chuyển trọng tâm từ dân dụng sang công nghiệp. Quyết định này bây giờ mới chứng minh được bằng những thành quả”.

Thị trường nước ngoài đã đóng góp doanh thu

Cũng liên quan đến câu chuyện doanh thu, nếu xét theo địa bàn thì 99% doanh thu năm tài chính 2024 đến từ thị trường nội địa. Điều này có nghĩa là các hoạt động của Coteccons tại nước ngoài vẫn còn hạn chế, dẫu đã bắt đầu đóng góp doanh thu.

Được biết, tháng 10/2023, Coteccons đã công bố nghị quyết HĐQT về việc đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức thành lập công ty con là Coteccons Constructions Inc với số vốn đầu tư là 5 triệu USD (khoảng 125 tỷ đồng) để thực hiện các hoạt động liên quan đến xây dựng. Cuối tháng 3/2024, Coteccons cũng quyết định thành lập văn phòng đại diện tại Indonesia để tham gia đấu thầu và thực hiện dự án tại thị trường này.

Mới đây nhất, ngày 15/8, Coteccons thông qua thành lập mới công ty con để đầu tư ra nước ngoài khi thực hiện các hoạt động liên quan đến xây dựng và chỉ định Chủ tịch HĐQT Bolat Duisenov là người đại diện theo uỷ quyền duy nhất của Coteccons tại công ty con.

Chia sẻ về thực trạng hoạt động tại thị trường nước ngoài chưa đóng góp nhiều về doanh thu cho Coteccons, ông Bolat Duisenov cho biết công ty chủ trương “đi chậm mà chắc”.

“Tuần trước, tôi đã có chuyến công tác ở Mỹ. Trải nhiệm của tôi là đội ngũ Coteccons làm việc cật lực, nhưng lại quá chú trọng chuyện thắng thầu. Tôi thấy có sự mất kết nối giữa đội ngũ tại Mỹ và Coteccons tại Việt Nam. Điều đó làm tôi lo lắng, vì chúng tôi không muốn quá nóng vội, có dự án bằng mọi giá, không mang được văn hóa Coteccons sang thị trường nước ngoài. Hiện tại, doanh thu tại Mỹ là vài triệu USD, nhưng chúng tôi sẽ không vì con số này mà mất đi nền tảng đã xây dựng”, ông nói.

Chia sẻ thêm về vấn đề phát triển ở nước ngoài, Giám đốc điều hành Trần Ngọc Hải cho biết Coteccons có hai hướng đi. Một là theo chân các chủ đầu tư trong nước có dự án ở nước ngoài. Hai là tự lực mở rộng ra. “Chúng tôi đang đấu thầu một số dự án ở nước ngoài, với nhiều hình thức: tự đấu thầu, liên doanh với nhà thầu địa phương…”, ông Hải nói.

Ông Hải cũng nhấn mạnh: “Việc đi ra ngoài với nhà thầu Việt Nam rất khó khăn, do khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ, địa lí, môi trường kinh doanh. Tuy nhiên, với đội hình hiện tại, chúng tôi sẽ thực hiện được chiến lược đi ra nước ngoài. Dù vậy, giai đoạn ban đầu, chúng tôi sẽ đi chậm, quản lý chắc chắn, hạn chế rủi ro cho công ty”.

Triển vọng kinh doanh 2025 khá sáng

Thông tin về kế hoạch kinh doanh năm tài chính 2025, ông Trần Ngọc Hải cho biết backlog của Coteccons hiện đạt hơn 30.000 tỷ đồng; riêng cho năm 2025 là hơn 22.000 tỷ đồng. Đây là con số ấn tượng, đảm bảo nền tảng doanh số cho công ty trong năm tới đây.

Về tình hình tài chính, cụ thể là nợ xấu, ông Hải cho biết lũy kế tới năm 2024, Coteccons đã trích lập dự phòng khoảng 1.400 tỷ đồng, riêng năm 2024 trích lập 275 tỷ đồng, hoàn nhập dự phòng 70 tỷ đồng.

“Kế hoạch trích lập năm tới sẽ được tính toán và thông báo tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2025. Nhưng tôi chắc chắn con số trích lập năm tới sẽ nhỏ hơn rất nhiều”, ông Hải nói.

Ông cũng cho hay công ty đã có bộ phận thu hồi công nợ, có kế hoạch làm việc với các chủ đầu tư. Khi thu hồi được nợ, lợi nhuận của công ty sẽ được nâng lên.

Ông Bolat Duisenov cũng bổ sung thêm rằng: “Khi có nợ khó thu hồi, chúng tôi sẽ lập dự phòng. Đó là cách làm cơ bản. Nhìn chung, sức khỏe tài chính của công ty vẫn ổn”.

Coteccons – Hòa Bình: Người lên đỉnh cao, kẻ về vực sâu

Coteccons – Hòa Bình: Người lên đỉnh cao, kẻ về vực sâu

Doanh nghiệp
(VNF) - Năm 2021, Hòa Bình lần đầu tiên vượt qua Coteccons để trở thành doanh nghiệp xây dựng lớn nhất Việt Nam, xét theo doanh thu. Nhưng chỉ 1 năm sau đó, hai “gã khổng lồ” đã có hai số phận hoàn toàn trái ngược. Trong khi Coteccons vươn lên như rồng tại cửu thiên thì Hòa Bình lại chìm sâu dưới đáy vực vạn trượng. Cho đến năm 2024, ngành xây dựng Việt Nam đã không còn cuộc đua song mã nào nữa, Coteccons giờ đây ngạo nghễ như cách một nhà vua trở lại ngai vàng.
Cùng chuyên mục
Ông chủ thủy điện 1.100 tỷ được Hà Tĩnh 5 lần điều chỉnh chủ trương đầu tư

Ông chủ thủy điện 1.100 tỷ được Hà Tĩnh 5 lần điều chỉnh chủ trương đầu tư

(VNF) - Công ty cổ phần Dịch vụ khách sạn Kim Thành, có trụ sở đăng ký đóng tại thị trấn Tây Sơn, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh là cổ đông lớn tại Nhà máy thuỷ điện Hương Sơn. Dự án có tổng mức đầu tư gần 1.100 tỷ đồng vừa được Hà Tĩnh chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư.

Bước ngoặt của VPS và 'đề bài mới' với ông Nguyễn Lâm Dũng

Bước ngoặt của VPS và 'đề bài mới' với ông Nguyễn Lâm Dũng

(VNF) - Một chiến lược cạnh tranh mới trong bối cảnh mới sẽ là “đề bài mới” không dễ giải đối với ông Nguyễn Lâm Dũng, nhất là khi một mô hình trái ngược hoàn toàn với VPS lại đang đem đến thành công.

Sập cầu Ngòi Móng ở Hòa Bình

Sập cầu Ngòi Móng ở Hòa Bình

(VNF) - Do ảnh hưởng của mưa lũ, cầu Ngòi Móng (Hòa Bình) trên tuyến đường tỉnh 445 bị lún và sập phần đầu cầu. Rất may, vụ việc không có thương vong về người.

Thương mại Nga – Trung ‘mất đà' do lực cản từ Mỹ

Thương mại Nga – Trung ‘mất đà' do lực cản từ Mỹ

(VNF) - Tăng trưởng thương mại giữa Trung Quốc và Nga đang có dấu hiệu chậm lại sau một năm tăng nóng trong bối cảnh các doanh nghiệp Trung Quốc e ngại các lệnh trừng phạt thứ cấp từ Mỹ liên quan đến cuộc chiến của Nga ở Ukraine.

 Ủng hộ khắc phục thiệt hại bão lũ tiền tỷ, tên tuổi OKVIP bất ngờ nổi lên, gây xôn xao

Ủng hộ khắc phục thiệt hại bão lũ tiền tỷ, tên tuổi OKVIP bất ngờ nổi lên, gây xôn xao

(VNF) - OKVIP được biết đến là trang cá cược trực tuyến và tự quảng bá là có liên hệ với một số trang như Jun88, 789Bet, NEW88, MB66, 78win, SHBet, Hi88, OK9. Tất cả những cái tên trong liên minh này đều là trang cá cược trực tuyến đặt máy chủ ở nước ngoài.

Phát triển kinh tế tuần hoàn: Hướng đi của các doanh nghiệp Việt Nam

Phát triển kinh tế tuần hoàn: Hướng đi của các doanh nghiệp Việt Nam

(VNF) - Cam kết tại Hội nghị COP26, Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu Net Zero vào năm 2050. Để hiện thực hoá cam kết này, giải pháp thay đổi từ kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn trở thành tất yếu. Kinh tế tuần hoàn mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia, đồng thời tạo động lực cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh theo hướng phát triển bền vững.

Quỹ ETF ngoại ‘làm mưa làm gió’ một thời, bán hết rời chứng khoán Việt Nam

Quỹ ETF ngoại ‘làm mưa làm gió’ một thời, bán hết rời chứng khoán Việt Nam

(VNF) - Thị trường Việt Nam từng dẫn đầu danh mục của quỹ ETF ngoại này với giá trị đầu tư lên tới 76 triệu USD, tương đương 1.900 tỷ đồng.

Bảo hiểm và bài test bão Yagi: Thử thách để sàng lọc thị trường

Bảo hiểm và bài test bão Yagi: Thử thách để sàng lọc thị trường

(VNF) - Trước những áp lực rất lớn về bồi thường thiệt hại sau bão, nhiều DNBH đã nhanh chóng xác minh và thực hiện chi trả. Các chuyên gia cho rằng, thiệt hại do bão Yagi là thách thức, cũng là bài test sàng lọc các công ty bảo hiểm.

Nhà đầu tư 'kêu' tắc nghẽn cửa khẩu hàng không khi đến Việt Nam

Nhà đầu tư 'kêu' tắc nghẽn cửa khẩu hàng không khi đến Việt Nam

(VNF) - Quá tải và tắc nghẽn tại các cửa khẩu hàng không Việt Nam đã ảnh hưởng đến trải nghiệm của các nhà đầu tư và doanh nghiệp nước ngoài khi đến Việt Nam.