'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) vừa nâng khuyến nghị dành cho Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam (HoSE: PLX) từ khả quan lên mua, sau khi có quan điểm lạc quan đối với PLX dựa trên lợi nhuận dự phóng phục hồi mạnh mẽ trong năm 2021 và tăng trưởng tích cực trong dài hạn, đến từ tăng trưởng tiêu thụ xăng dầu của Việt Nam đạt 5,5% mỗi năm (cao hơn khoảng 3 lần mức tăng trưởng toàn cầu).
Đồng thời, mô hình dịch vụ rửa xe tự động/bảo trì xe hơi hiện dần khả thi dưới sự tư vấn của nhà đầu tư chiến lược là Tập đoàn ENEOS.
VCSC tăng giá mục tiêu thêm khoảng 4% khi việc cập nhật mô hình định giá đến giữa năm 2022 và giảm dự phóng chi phí vốn chủ sở hữu thêm 50 điểm cơ bản bù đắp cho mức giảm 6%/4% trong dự phóng lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số năm 2021/2022 do chi phí bán hàng cao hơn.
Công ty chứng khoán này kỳ vọng lợi nhuận năm 2021 của PLX sẽ tăng gấp ba lần so với năm 2020, đến từ sự phục hồi của mảng xăng dầu và mảng dầu nhiên liệu máy bay cũng như lợi nhuận mảng nhựa đường gia tăng nhờ chi tiêu cơ sở hạ tầng tăng tốc trong năm 2021.
Bên cạnh đó, VCSC cũng kỳ vọng tốc độ tăng trưởng (CAGR) EPS đạt 47% trong giai đoạn 2020-2025, sẽ được dẫn dắt bởi sự phục hồi mạnh mẽ của lợi nhuận trong giai đoạn 2021-2022 và sản lượng bán tại thị trường trong nước tăng 5% mỗi năm trong giai đoạn 2022-2025.
Hiện PLX có năng lực tài chính mạnh với 810 triệu USD tiền mặt tại quỹ và tỷ lệ đòn bẩy ròng ở mức giảm 7,2% tính đến cuối quý I/2021.
Ngoài ra, PLX có thể mở khóa tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn đến từ việc phát triển dịch vụ tại các trạm xăng dầu cũng như mảng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG).
Trên thị trường, PLX hiện giao dịch tại P/E năm 2021 là 23,9 lần và P/E năm 2022 là 16,1 lần, thấp hơn so với P/E năm 2021 là 27,6 lần của công ty cùng ngành có mô hình kinh doanh tương đồng nhất, PTT Oil Retail and Business (theo Bloomberg).
Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) nhận định, kết thúc quý I, Công ty Cổ phần Gemadept (HoSE: GMD) ghi nhận doanh thu thuần đạt 687 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ; lợi nhuận trước thuế đạt 172 tỷ, tăng 40%.
Kế hoạch doanh thu và lợi nhuận năm 2021 dự kiến sẽ được GMD công bố vào đại hội cổ đông ngày 30/6 sắp tới.
Yuantan cho rằng, động lực tăng trưởng của GMD là Cảng Gemelink đi (GML) vào hoạt động từ tháng 1/2021 và Cảng Nam Đình Vũ. Công ty chứng khoán này ước tính GML đang lỗ 53,5 tỷ đồng trong quý I.
Hiện tại mới chỉ có các chuyến tàu hãng CMA-CGM (đối tác nắm giữ 12,5% cổ phần tại GML) cập Cảng GML. Bên cạnh đó, GMD cho biết họ đang đàm phán chuyển nhượng cổ phần tại GML với các hãng vận tải container quốc tế, giảm tỷ lệ sở hữu tại GML từ 65% xuống 51%, để thu hút thêm hàng hóa mới vào cảng.
Ngoài ra, GML cũng có có kế hoạch vay nợ hoặc phát hành riêng lẻ để thu xếp vốn cho giai đoạn 2 GML trong năm nay.
Theo xu hướng xuất nhập khẩu gia tăng đang hỗ trợ mạnh lượng hàng hóa tại Cụm Cảng Hải Phòng, Cảng Nam Đình Vũ cũng cho thấy sản lượng hàng hóa tăng trưởng từ cuối 2020 và kỳ vọng sẽ tiếp tục đóng góp vào đà tăng trưởng trong 2021.
Ngoài ra, giá sàn của dịch vụ xếp dỡ container tại Hải Phòng và Cái Mép - Thị Vải dự kiến sẽ tăng thêm 10% trong vài tháng tới sau khi Bộ Giao thông vận tải phê duyệt quy định mới.
Ở mức giá đóng cửa 19/5, GMD đang được giao dịch tại mức P/E là 28 lần (tương ứng EPS là 1.338 đồng), thấp hơn mức P/E ngành vận tải là 34,6 lần.
Đồ thị giá của GMD xác lập mức cao nhất 52 tuần và đồ thị giá vẫn đang trong giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực cho thấy xu hướng tăng ngắn hạn có thể mở rộng về các mức cao hơn.
Đồng thời, rủi ro ngắn hạn vẫn ở mức thấp và mức kỳ vọng ngắn hạn ở mức 41.670 đồng/cổ phiếu. Do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể duy trì vị thế mua và nắm giữ cổ phiếu GMD với tỷ trọng thấp và gia tăng khi chỉ số sức mạnh giá trên 80 điểm.
Công ty Chứng khoán SSI (SSI) cho biết, năm 2020, Công ty cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (HoSE: FRT) ghi nhận doanh thu 14.700 tỷ đồng, giảm 12% so với cùng kỳ, hoàn thành 96% kế hoạch năm. Trong khi đó, lợi nhuận trước thuế đạt 28 tỷ đồng, giảm đến 90% so với cùng kỳ, hoàn thành 13% kế hoạch năm.
Được biết, lợi nhuận ảm đạm do mở nhiều nhà thuốc nhà thuốc Long Châu và doanh thu điện thoại di động tại FPT shop giảm.
Năm 2021, ban lãnh đạo FRT đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế tăng 320% so với cùng kỳ. SSI tin rằng kế hoạch này có thể đạt được nhờ mức so sánh thấp trong năm 2020 và FRT áp dụng phương pháp quản lý chi phí chặt chẽ để bù đắp doanh thu điện thoại di động ảm đạm.
Bên cạnh đó, SSI ước tính doanh thu và lợi nhuận trước thuế 2021 tăng 7% và 360% nhờ cắt giảm chi phí. Trong năm 2022-2023, FRT sẽ tiếp tục mở mới mạnh mẽ 150 nhà thuốc mỗi năm.
Tuy FRT mở nhiều nhà thuốc Long Châu (130 nhà thuốc) trong năm 2020 nhưng biên lợi nhuận gộp chưa cải thiện, SSI chưa rõ thời điểm hòa vốn của mảng này.
Kết thúc quý đầu năm 2021, FRT ghi nhận doanh thu đạt 4.700 tỷ đồng (tăng 14% so với cùng kỳ) trong khi lợi nhuận trước thuế đạt 39 tỷ đồng (giảm 17% so với cùng kỳ).
FRT có 222 nhà thuốc Long Châu (tăng 22 nhà thuốc tính từ đầu năm) và 601 cửa hàng FPT Shop (tăng 6 cửa hàng tính từ đầu năm) tại thời điểm cuối tháng 3/2021.
Đối với FPT Shop, công ty mở 68 trung tâm laptop bên trong FPT Shop (kế hoạch 2021 là 70-80 trung tâm laptop). Trong quý I/2021, FRT ghi nhận doanh thu từ iPhone 12, đây là sản phẩm có giá bán cao nhưng biên lợi nhuận thấp.
Cùng với việc mở mới nhà thuốc Long Châu, đây là nguyên nhân khiến doanh thu tăng nhưng lợi nhuận giảm, theo quan điểm của SSI.
Công ty chứng khoán này cũng cho rằng FRT khó có thể đạt tăng trưởng lợi nhuận đáng kể trong giai đoạn 2022-2023. Qua đó đưa ra mức giá mục tiêu 1 năm cho FRT là 28.000 đồng/cổ phiếu, và khuyến nghị trung lập.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.