Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Công ty Chứng khoán MB (MBS) khuyến nghị nắm giữ với cổ phiếu VSC của Công ty Cổ phần Container Việt Nam. Giá mục tiêu đưa ra là 50.800 đồng/cổ phiếu, cao hơn gần 20% so với giá đóng cửa phiên 22/6, bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF), phản ánh kỳ vọng về sự tăng trưởng mạnh mẽ trong hoạt động sản xuất kinh doanh bằng việc sáp nhập và mua lại cổ phẩn tại các dự án cảng và ICD mới, trở thành một logistic holdings với chuỗi dịch vụ bao gồm cả cảng nước sâu, ICD, bãi depot, kho CFS, sửa chữa container.
Cập nhật kết quả kinh doanh, hết quý I, VSC tạo ra được 470 tỷ đồng doanh thu, tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận sau thuế đạt 110 tỷ đồng, tăng mạnh gần 43%. Biên lợi nhuận gộp tăng từ mức trung bình khoảng 33,2% của 3 quý liền trước lên gần 34,6% trong quý này.
Gần đây, VSC đã mua một ICD ở Đình Vũ, Hải Phòng với diện tích 20ha và vốn đầu tư 200 tỷ đồng, dự kiến đi vào hoạt động đầu quý III/2022, cùng thời điểm cảng VIMC Đình Vũ mà VSC nắm 36% cổ phần đi vào hoạt động.
MBS cho rằng, VSC là một doanh nghiệp có cơ cấu tài chính lành mạnh với nguồn tiền lớn và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh dương và có xu hướng tăng đều đặn qua các năm, hoàn toàn không sử dụng nợ vay trong 2 năm gần đây.
Trong khi đó, xu hướng chung của ngành cảng biển thời gian gần đây là không ngừng mở rộng quy mô sản xuất và hoàn thiện chuỗi dịch vụ logistics - cảng biển thông qua góp vốn vào các dự án mới và sáp nhập. Với lượng tiền lớn hiện có, VSC đã và đang đi theo chiến lược này. Tuy nhiên, MBS cũng lưu ý đến rủi ro pha loãng do doanh nghiệp thực hiện chia cổ tức bằng cổ phiếu liên tục trong những năm gần đây để lấy nguồn vốn phát triển dự án.
Cảng HICT, cảng nước sâu với công suất lớn nhất nằm ở khu vực hạ nguồn sông Cấm - Hải Phòng và là đối thủ chính của cảng VIP Green đang gặp vấn đề sa bồi dẫn tới cạn luồng, độ sâu luồng không đảm bảo cho các tàu cỡ lớn di chuyển. Tốc độ tăng trưởng của HICT chậm lại và cảng này cũng đánh mất thị phần cho các cảng cùng khu vực như cảng VIP Green của VSC, cảng Nam Đình Vũ của GMD và cảng MIPEC.
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển VN giai đoạn 2021-2030, nhà nước sẽ ưu tiên đẩy mạnh các tuyến vận tải và cảng container kết nối thành các tuyến: Quảng Ninh - Hải Phòng - Việt Trì (qua sông Đuống); Quảng Ninh - Hải Phòng - Ninh Bình (qua sông Luộc); Hà Nội - Lạch Giang; tuyến vận tải Hải Phòng - Hà Nội (qua cửa Văn Úc).
Chí phí vận chuyển đường biển hàng hóa qua cảng Hải Phòng cộng chi phí vận chuyển đường bộ từ tỉnh ra Hải Phòng vẫn thấp hơn so với chi phí vận chuyển đến cảng khu vực miền Trung, Hải Phòng cũng là khu vực gần các tỉnh có các khu công nghiệp lớn như Bắc Ninh, Hải Dương, thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu.
Kết thúc quý I, Công ty Cổ phần Xi Măng Vicem Hà Tiên (HoSE: HT1) ghi nhận doanh thu 1.956 tỷ đồng, tăng 12,5% so với cùng kỳ; ngược lại lợi nhuận ròng chỉ đạt gần 25 tỷ đồng, thấp hơn 74% cùng kỳ, chủ yếu do giá than cũng như các chi phí đầu vào tăng cao (ví dụ thạch cao, đá puzolan) đã làm tăng chi phí sản xuất, khiến biên lợi nhuận gộp giảm từ 7,3% còn 2,2%.
Công ty Chứng khoán Mirae Asset (MASVN) dự báo, HT1 trong năm 2022 sẽ chịu áp lực không nhỏ từ thị trường xuất khẩu và suy giảm nhu cầu bất động sản. Tác động lớn đến từ việc Trung Quốc vẫn quyết liệt trong việc duy trì chính sách "Zero-Covid".
Ngoài ra thị trường bất động sản của Trung Quốc hiện đang trong trạng thái suy giảm, do đó sản lượng tiêu thụ xi măng tại Trung Quốc trong quý I ghi nhận kết quả kém tích cực. Tại Việt Nam, theo ước tính của MASVN, hơn 55% sản lượng xi măng phụ thuộc vào ngành bất động sản. Việc thị trường bất động sản gặp khó khăn sẽ gây áp lực mạnh lên sản lượng và lợi nhuận của toàn ngành.
Hơn nữa, HT1 cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro về chi phí đầu vào và sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp chuyên xuất khẩu xi măng và clinker phía Bắc như xi măng Thành Thắng, Nghi Sơn, Thăng Long...
Các năm 2022-2023, MASVN dự phóng sản lượng của HT1 sẽ lần lượt đạt 7,02 triệu tấn (tăng 8% cùng kỳ) và 7,63 triệu tấn (tăng 9% cùng kỳ). Dựa trên giả định giá xi măng năm 2022 sẽ tăng 28% so với năm trước và giá bán năm 2023 dự kiến giảm 13% trong giả định giá than về mức dưới 350 USD/tấn, dự phóng doanh thu năm 2022 và 2023 lần lượt đạt 9.138 tỷ đồng (tăng 30% cùng kỳ) và 8.735 tỷ đồng (giảm 5% cùng kỳ).
Đồng thời tỷ suất cổ tức của HT1 năm 2022 và 2023 dự phóng lần lượt ở mức 3,6% và 7,1%, tương ứng với cổ tức tiền mặt năm 2022 và 2023 lần lượt là 600 đồng/cổ phiếu và 1.200 đồng/cổ phiếu.
Hiện MASVN khuyến nghị giá mục tiêu của HT1 ở mức 17.000 đồng/cổ phiếu (triển vọng tăng giá hơn 15%), dựa trên phương pháp FCFE. Cổ phiếu HT1 đang giao dịch tại mức P/E dự phóng năm 2022 là 12,3 lần, cao hơn 12% so với mức bình quân giai đoạn 2017-2021.
Từ đó, công ty chứng khoán này khuyến nghị tăng tỷ trọng cho HT1 - một trong những công ty có tỷ suất cổ tức rất ổn định, có thị phần xi măng lớn nhất miền Nam và có khả năng tiếp tục cải thiện lợi nhuận khi giá than giảm.
Lũy kế 5 tháng đầu năm, Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí (HoSE: PET) ghi nhận doanh thu đạt 7.425 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 155 tỷ đồng, lần lượt tăng 14% và 18% so với cùng giai đoạn năm 2021.
Xét riêng tháng 5, doanh thu của PET giảm 2% xuống 1.120 tỷ đồng, trong đó, doanh thu các mảng cốt lõi đều giảm tốc. Điển hình, doanh thu từ điện thoại di động tiếp tục ở mức thấp do rơi vào mùa thấp điểm của thị trường, giảm 40% so với tháng 4, nhưng tăng 31% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu từ laptop trong tháng 5 cũng giảm 35% so với tháng liền kề, đặc biệt giảm 34% so với cùng kỳ năm 2021, chỉ đạt 167 tỷ đồng.
Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng, sự sụt giảm của doanh thu mảng điện thoại di động, cũng như laptop trong tháng 5 là do tác động mùa vụ, song để chi tiết hóa thì vẫn cần đánh giá thêm về sức mua của người tiêu dùng khi áp lực lạm phát gia tăng.
Điểm sáng là biên lợi nhuận gộp tháng 5 của PET đạt 7,7%, cao hơn đáng kể mức bình quân kể từ đầu năm. Ban lãnh đạo chia sẻ, đây là thành quả của việc ghi nhận chiết khấu từ nhà cung cấp, giúp giảm giá vốn hàng bán. Nhờ đó, biên lợi nhuận trước thuế tháng 5 cũng phục hồi từ mức 1,6% của tháng 4 lên 1,9%, sát với ước tính cả năm của BVSC là 2% và thấp hơn mức trung bình mùa cao điểm là 2,2-3,2% khi loạt sản phẩm mới, đặc biệt là mặt hàng iPhone được ra mắt.
Theo quan điểm của BVSC, việc biên lợi nhuận bình thường hóa là do: tính thời vụ, đòi hỏi chiết khấu cao hơn để thúc đẩy doanh thu; và chi phí tài chính khả năng cao hơn, xuất phát từ việc PET tích cực tăng hàng tồn kho.
Năm 2022, PET đặt mục tiêu kinh doanh thận trọng với doanh thu tăng 13,5% cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế tăng 8% cùng kỳ. Trong khi mục tiêu doanh thu tương đối gần với dự báo hiện tại của BVSC là 20.873 tỷ (tăng 19,2% cùng kỳ), thì mục tiêu lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ thấp hơn rõ rệt mức dự phóng là 340 tỷ đồng (tăng 32,6% cùng kỳ).
Ở mức giá hiện tại, PET đang giao dịch tại mức P/E dự phóng 2022 là 9,9 lần. Với nền tảng cơ bản duy trì lành mạnh, BVSC duy trì khuyến nghị khả quan đối với PET với mức giá mục tiêu không đổi là 47.935 đồng/cổ phiếu, tương đương mức sinh lời dự kiến 29%.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.