Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn Đất Xanh (HoSE: DXG), quý IV/2021, doanh thu thuần của công ty đạt 2.263 tỷ đồng, tăng 2,2 lần so với cùng kỳ năm trước. Cơ cấu doanh thu ghi nhận vị trí chủ đạo của hoạt động bán căn hộ và đất nền (1.603 tỷ đồng, tăng gấp 25 lần), doanh thu môi giới (504 tỷ đồng, giảm 22%).
Lãi trước thuế 361 tỷ đồng, tăng gấp 19 lần so với quý IV/2020. Lãi sau thuế đạt 245 tỷ đồng, cải thiện vượt trội so với khoản lỗ 21 tỷ đồng cùng kỳ; riêng lãi sau thuế của cổ đông công ty mẹ là 275 tỷ đồng.
Lũy kế cả năm 2021, doanh thu thuần của DXG đạt 10.083 tỷ đồng, tăng gấp 3,5 lần năm trước. Lợi nhuận gộp đạt 5.591 tỷ đồng, tăng 2,9 lần.
DXG báo lãi trước thuế cả năm 2021 đạt 2.516 tỷ đồng, tăng tới 93 lần năm trước. Lãi sau thuế đạt 1.595 tỷ đồng, vượt trội so với khoản lỗ 174 tỷ đồng năm 2020; riêng lãi sau thuế của cổ đông công ty mẹ là 1.157 tỷ đồng.
Về tài sản, tại ngày 31/12/2021, tổng tài sản đạt 28.254 tỷ đồng, tăng 21% so với đầu kỳ. Đại đa số là tài sản ngắn hạn, đạt 25.230 tỷ đồng.
Theo ước tính của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), tổng giá trị mở bán năm 2021 của DXG ghi nhận khoảng 2.000 tỷ đồng, giảm 21% so với năm trước, tương đương với khoảng 700-800 sản phẩm Gem Sky World được mở bán.
Năm 2022, BSC dự báo doanh thu và lãi sau thuế của cổ đông công ty mẹ của DXG là 11.730 tỷ đồng (tăng 16% cùng kỳ) và 1.483 tỷ đồng (tăng 28%), với động lực tăng trưởng từ việc bàn giao các dự án tiêu biểu như Gem Sky World, ST-Mortiz và sự hồi phục của mảng dịch vụ môi giới.
Bên cạnh đó, tăng trưởng lợi nhuận bình quân (CAGR) năm 2021 - 2023 của DXG kỳ vọng đạt 26% nhờ danh mục sản phẩm bàn giao sẵn sàng và mảng môi giới phục hồi so với mức nền thấp năm 2021.
Tổng giá trị sản phẩm mở bán của DXG giai đoạn 2022 - 2023 ước đạt bình quân khoảng 17.000 tỷ đồng/năm. BSC cũng kỳ vọng doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ pháp lý tại TP.HCM trong năm 2022, qua đó mở khóa tài sản tích lũy như Gem Riverside, Gem Premium.
Tuy nhiên, có thể kế hoạch mở bán các dự án bị chậm lại do vấn đề pháp lý và dịch Covid-19, đồng thời tồn tại các rủi ro chung đối với ngành bất động sản (lãi suất cho vay, tính chu kỳ ngành).
Hiện BSC duy trì khuyến nghị mua cổ phiếu DXG với giá mục tiêu là 50.000 đồng/cổ phiếu, tăng 17% so với mức giá đóng cửa ngày 24/2.
Công ty Chứng khoán SSI (SSI) cho biết, quý IV/2021, việc xử lý tài sản có vấn đề tiếp tục gây ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh chung của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (HoSE: STB).
Theo ước tính của SSI, ngân hàng đã thoái lãi dự thu khoảng 3.000 tỷ đồng (so với 1.000 tỷ đồng trong quý IV/2020) nhưng không trích lập dự phòng thêm cho các khoản phải thu có vấn đề (so với trích lập 1.000 tỷ đồng trong quý IV/2020). Điều này khiến thu nhập hoạt động giảm 8% cùng kỳ, nhưng lợi nhuận trước thuế tăng 13,5%.
Nếu không tính đến những khoản liên quan đến tài sản có vấn đề này, tăng trưởng lợi nhuận trong kỳ là 32%. Nhìn chung, SSI nhận thấy tiến độ xử lý tài sản có vấn đề vẫn đang đi đúng hướng và các mảng kinh doanh cốt lõi đang được duy trì tốt.
Lũy kế cả năm 2021, thu nhập từ lãi tăng 4% cùng kỳ, lên 11.960 tỷ đồng và thu từ dịch vụ tăng trưởng 16%, đạt hơn 4.340 tỷ đồng... Khấu trừ các chi phí, dự phòng rủi ro, STB lãi trước thuế hơn 4.400 tỷ đồng, tăng 32% so với năm 2020 và vượt 10% kế hoạch đề ra.
Tại báo cáo mới cập nhật, SSI nhắc lại khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu STB, song tăng giá mục tiêu 1 năm tăng từ 35.200 đồng/cổ phiếu lên 40.000/cổ phiếu, tương ứng tiềm năng tăng giá 21%.
Giá mục tiêu được điều chỉnh để phản ánh khả năng tài sản có vấn đề có thể sẽ giảm đáng kể nếu như việc bán cổ phần STB đang được cầm cố tại VAMC và đấu giá khu công nghiệp Phong Phú có thể được thực hiện trong năm.
Năm 2021, STB vẫn duy trì tiến độ xử lý tài sản có vấn đề theo kế hoạch bất chấp gián đoạn bởi dịch bệnh Covid-19. SSI ước tính tổng tài sản có vấn đề là khoảng 26.600 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2021 (giảm 31% so với hồi đầu năm).
Trong khi đó, các mảng kinh doanh cốt lõi của ngân hàng vẫn đang duy trì tốt với số lượng khách hàng cá nhân tăng dần trong những năm gần đây, doanh thu bancassurance vươn lên hàng đầu toàn hệ thống trong quý IV/2021 và thu từ dịch vụ thanh toán cũng chỉ sau TCB và MBB.
Ngoài ra, các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tài sản của danh mục tín dụng hiện tại vẫn tương đối ổn định với nợ xấu và nợ tái cơ cấu là 1,47% và 0,26%.
Rủi ro đối với khuyến nghị là quá trình xử lý hai tài sản thế chấp còn lại có thể bị chậm so với kế hoạch - rủi ro lớn nhất của STB. Theo kịch bản cẩn trọng của SSI nếu việc thanh lý không thể thực hiện được trong 2022, giá mục tiêu 1 năm có thể giảm xuống còn 33.000 đồng/cổ phiếu.
Công ty Cổ phần Phân bón dầu khí Cà Mau (Đạm Cà Mau, HoSE: DCM) ghi nhận doanh thu ba tháng cuối năm ngoái đạt 3.907 tỷ đồng, tăng 73% so với cùng kỳ; lợi nhuận gộp đạt 1.475 tỷ đồng, tăng hơn 3 lần, tương ứng biên lợi nhuận gộp cải thiện từ mức 20% lên 38%.
Trừ các chi phí, DCM ghi lãi sau thuế 1.096 tỷ đồng, gấp 5,3 lần so với số lãi 207 tỷ đồng đạt được quý IV/2020.
Giải trình về lợi nhuận tăng đột biến, DCM cho biết doanh thu quý IV vừa qua được thúc đẩy bởi tình trạng khan hiếm nguồn cung phân bón trên toàn cầu, kết hợp với chính sách hạn chế xuất khẩu của các quốc gia như Nga, Trung Quốc dẫn đến giá bán phân bón trong nước tăng mạnh. Ước tính giá bán bình quân mặt hàng phân bón ure quý IV/2021 tăng hơn 111% so với cùng kỳ năm 2020.
Bên cạnh đó các yếu tố chi phí sản xuất, chi phí bán hàng đều tăng do biến động giá nguyên liệu đầu vào, kết hợp tình hình dịch bệnh kéo dài ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên nhờ diễn biến giá phân bón thuận lợi nên làm cho doanh thu và đặc biệt là lợi nhuận của DCM tăng mạnh.
Lũy kế cả năm 2021, doanh thu của DCM đạt 9.870 tỷ đồng, tăng 30,5% so với năm 2020; lợi nhuận sau thuế đạt 1.920 tỷ đồng, tăng 190% và vượt 120% kế hoạch lợi nhuận điều chỉnh cả năm. Đây là kết quả tươi sáng nhất suốt 10 năm hoạt động của doanh nghiệp.
Bước sang 2022, DCM đặt kế hoạch tổng doanh thu ước đạt gần 9.060 tỷ đồng, chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế hơn 513 tỷ đồng, lần lượt giảm 1% và 40% so với kế hoạch năm ngoái.
Trên thị trường, cổ phiếu DCM cũng đang có những diễn biến lạc quan. Theo Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta), mức stock rating của DCM đang ở 88 điểm, cho thấy mức xếp hạng tăng trưởng là tích cực. Tuy nhiên, mức sức mạnh giá của DCM vẫn dưới 80 điểm, nên Yuanta cho rằng các nhà đầu ngắn hạn chỉ nên xem xét nắm giữ tỷ trọng thấp dưới 5%.
Đồ thị giá của DCM vừa đóng cửa tăng 7% với khối lượng tăng mạnh so với trung bình 20 phiên. Đồng thời, đồ thị giá có dấu hiệu bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực và đồ thị giá tiến sát đường trung bình 50 phiên cho thấy đồ thị giá có thể chỉ xuất hiện nhịp điều chỉnh nhẹ.
Ngoài ra, rủi ro ngắn hạn vẫn ở mức thấp, nhưng xu hướng tăng ngắn hạn chưa thật sự bền vững khi sức mạnh giá vẫn thấp hơn 80 điểm. Vì thế, Yuanta khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu DCM với thị giá hiện tại và tỷ trọng thấp dưới 5%, chỉ tăng dần tỷ trọng lên trên 18% khi sức mạnh giá đã vượt ngưỡng 80 điểm ở những phiên tới.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.