Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) vừa tham dự đại hội đồng cổ đông thường niên của Công ty Cổ phần Lọc Hóa dầu Bình Sơn (UPCoM: BSR) tại nhà máy lọc dầu ở tỉnh Quảng Ngãi.
Đại hội cổ đông đã thảo luận về triển vọng kinh doanh các quý tiếp theo, triển vọng cổ tức, tiến độ dự án nâng cấp, mở rộng và kế hoạch chuyển cổ phiếu sang sàn giao dịch khác. Theo đó, cổ đông đã thông qua kế hoạch năm 2021 với doanh thu 71.000 tỷ đồng (tăng 22,3%) và lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số đạt 870 tỷ đồng so với mức lỗ ròng 2,8 tỷ đồng vào năm 2020, cho thấy ban lãnh đạo kỳ vọng sự phục hồi vào năm 2021, mặc dù vẫn khá thận trọng trong quan điểm của VCSC.
Ban lãnh đạo đặt mục tiêu không chia cổ tức bằng tiền mặt cho năm 2021 dựa theo kế hoạch nêu trên. Tuy nhiên, ban lãnh đạo kỳ vọng lợi nhuận thực tế có thể vượt kế hoạch để có thể nâng cổ tức năm 2021 bằng tiền mặt.
Do đó, VCSC dự báo không có thay đổi đáng kể đối với mức cổ tức tiền mặt năm 2021 là 300 đồng/cổ phiếu (lợi suất cổ tức 1,8%).
Bên cạnh đó, BSR công bố kết quả kinh doanh quý I với doanh thu 21.000 tỷ đồng (tăng trưởng 17%) và lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số đạt 1.900 tỷ đồng so với khoản lỗ lớn 2.300 tỷ đồng trong quý I/2020. Như vậy, lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số quý I hoàn thành khoảng 56% dự báo cả năm của VCSC.
Đại diện Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) chia sẻ rằng phần lớn (khoảng 80%) lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số quý I của BSR là do tác động của hàng tồn kho giá rẻ, trong khi 20% còn lại do biên xăng dầu và sản lượng tiêu thụ cao hơn tỷ lệ chênh lệch cao hơn, cho thấy rằng lợi nhuận quý I là cao khá bất thường.
Tuy nhiên, theo đại diện của PVN, do các nhà dự báo dầu thô kỳ vọng giá dầu sẽ quay trở lại mốc 70 USD/thùng trong các quý tiếp theo, đây có thể là cơ hội để BSR đạt được lợi nhuận cao như quý I.
Hiện VCSC đang có khuyến nghị phù hợp thị trường dành cho BSR, giá mục tiêu là 16.900 đồng/cổ phiếu, tương ứng tổng mức sinh lời 9,7%.
Công ty Chứng khoán SSI (SSI) đã tham gia cuộc họp với chuyên viên phân tích do Tổng công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (UPCoM: VTP) tổ chức. Cuộc họp đã thông báo kết quả kinh doanh sơ bộ quý I, đề xuất chuyển sàn niêm yết sang HoSE và chia sẻ chiến lược dài hạn của doanh nghiệp.
Theo đó, quý I/2021, doanh thu ước đạt 5.100 tỷ đồng (tăng 50% so với cùng kỳ) và lợi nhuận trước thuế đạt 134 tỷ đồng (tăng 11% so với cùng kỳ). Qua trao đổi, kết quả này đến từ các biện pháp cắt giảm chi phí được thực hiện trong năm 2020 và tăng trưởng sản lượng cao hơn ước tính sơ bộ 16% so với cùng kỳ.
SSI đồng tình với quan điểm này, khi giá bán bình quân đã giảm khoảng 10%-15% so với cùng kỳ trong tháng 8/2020. Vì vậy, tăng trưởng sản lượng thực sự cao hơn ước tính sơ bộ 16% so với cùng kỳ, giúp công ty đạt mức tăng trưởng lợi nhuận 11% so với cùng kỳ, đây là một dấu hiệu tốt cho thấy VTP đang giành lại thị phần với cơ chế giá mới như chúng tôi kỳ vọng.
Về đề xuất chuyển sàn niêm yết từ UPCoM sang HoSE, kế hoạch này có thể được thông qua tại đại hội cổ đông tổ chức vào cuối tuần này, và việc chuyển sàn niêm yết có thể được thực hiện vào cuối năm nay. Đây là một tin tức tốt, vì có nhiều nhà đầu tư tổ chức không thể đầu tư vào các cổ phiếu trên sàn UPCoM.
Về chiến lược dài hạn, VTP sẽ bắt đầu đầu tư mạnh vào mảng logistic từ năm 2021, với mức đầu tư dự kiến là 1 nghìn tỷ đồng trong năm nay trong tổng số 2.500 tỷ đồng cho giai đoạn 2021-2025. Chi phí đầu tư chủ yếu dành cho quyền sử dụng đất cũng như công nghệ và thiết bị kho bãi, trong khi việc vận chuyển có thể được thực hiện bằng mạng lưới vận tải hiện tại để nâng cao hiệu quả.
Doanh nghiệp cũng đang dự kiến hợp tác chiến lược với Tân Cảng Sài Gòn (SNP - doanh nghiệp quân đội trong ngành cảng biển và logistic), với mục tiêu cung cấp dịch vụ logistic toàn diện (kho bãi, vận tải, phân phối) cho các khách hàng SNP, là các khách hàng xuất/nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam.
VTP tự tin vào khả năng đặc trưng là có mạng lưới phân phối rộng khắp đến mọi quận/huyện của cả nước, do đó VTP có thể cung cấp các dịch vụ logistic với mức chi phí rất thấp. VTP có kế hoạch thúc đẩy doanh thu logistic chiếm tỷ trọng 55% trong tổng doanh thu trong năm 2025, từ mức 10% trong năm 2020.
Trong tài liệu họp đại hội cổ đông, VTP đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2021 tăng 29% so với cùng kỳ. Ban lãnh đạo tự tin có thể đạt được kế hoạch này, với phần lớn doanh thu bắt nguồn từ hoạt động kinh doanh cốt lõi là chuyển phát nhanh/logistic. Chi phí chặng trung chuyển (Midmile - thường chiếm tỷ trọng 30% trong tổng chi phí) đã giảm 60% sau khi VTP vận hành trung tâm phân phối và phân loại tại TP. HCM và Hà Nội.
Trong tương lai, VTP tiếp tục giảm chi phí chặng đầu và chặng cuối bằng cách áp dụng công nghệ vào các giai đoạn này, để cạnh tranh hơn về chi phí và giá. Với mức giá thấp hơn, VTP đang thay đổi chiến lược kinh doanh giao hàng để tập trung vào các khách hàng sử dụng nền tảng thương mại điện tử (tăng 50% so với cùng kỳ trong thời gian tới), trong khi các khách hàng không sử dụng nền tảng có mức tăng trưởng thấp hơn, khoảng 15% so với cùng kỳ.
Hiện tại, SSI duy trì ước tính (tăng trưởng lợi nhuận trước thuế năm 2021 đạt tăng 10% so với cùng kỳ) và giá mục tiêu 1 năm đối với cổ phiếu VTP là 94.500 đồng/cổ phiếu như báo cáo gần đây nhất, và nâng khuyến nghị lên khả quan với tiềm năng tăng giá là 14,3%.
Phía Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCCS) đã tham dự đại hội cổ đông thường niên của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (HoSE: STB) vào ngày 23/4. Chương trình chính của đại hội bao gồm đánh giá kết quả kinh doanh năm 2020, thông qua các chỉ tiêu kế hoạch năm 2021 và ủy quyền lựa chọn đơn vị kiểm toán mới cho năm tài chính 2022 cho HĐQT.
Phần hỏi đáp tập trung vào tốc độ xử lý nợ tồn đọng, triển vọng cổ tức, triển vọng nhà đầu tư chiến lược và định hướng tương lai của Công ty Quản lý tài sản (VAMC) với tư cách là cổ đông lớn nhất của STB.
Kế hoạch năm 2021 bao gồm tăng trưởng tín dụng 9% so với giả định hiện tại của VCSC là 15%, tuy nhiên, ngân hàng lưu ý rằng có khả năng tăng kế hoạch tăng trưởng tín dụng năm 2021 nếu nhận được hạn mức tín dụng bổ sung từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN).
Đồng thời, tăng trưởng tiền gửi khách hàng 9% so với dự báo hiện tại của VCSC là 13%. Tỷ lệ nợ xấu được giữ ở mức dưới 2% và lợi nhuận trước thuế năm 2021 là 4.000 tỷ đồng (tăng 20% cùng kỳ), tương ứng 103,9% của dự báo hiện tại của VCSC.
Đáng chú ý, tổng giám đốc STB cho biết huy động và cho vay của STB tăng lần lượt 3,5% và 5,8% từ đầu năm đến cuối quý I, với thu nhập phí là 1.500 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế hoàn thành 25% so với kế hoạch cả năm của STB.
Ngoài ra, đã có 2.280 tỷ đồng nợ xấu được thu hồi từ đầu năm (mặc dù không đề cập đến liệu trong con số này có bao nhiêu phần liên quan đến các khoản nợ xấu tồn đọng từ đề Án).
Cùng với đó, chủ tịch HĐQT STB đặt kế hoạch xử lí khoảng 12.000 tỷ đồng lãi dự thu còn lại vào năm 2022 (so với dự kiến của VCSC là năm 2024) và lần đầu tiên thừa nhận rằng tài sản thế chấp Bình Trị Đông (trị giá 5.000 tỷ đồng) đã được đấu giá thành công.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.