'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long (HoSE: NLG) kết thúc năm 2021 với doanh thu chưa kiểm toán là 5.206 tỷ đồng, tăng 135% so với năm trước và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ là 1.071 tỷ đồng, tăng trưởng 28%
Tăng trưởng năm 2021 chủ yếu đến từ số lượng căn được bàn giao tăng gấp đôi so với năm ngoái, đạt hơn 2.000 căn, phần lớn tại dự án Akari City (1.525 căn) và Southgate (507 căn).
NLG ghi nhận 423 tỷ đồng thặng dư từ việc định giá lại tài sản khi hợp nhất dự án Izumi sau khi mua thêm 30% cổ phần từ Keppel Land để nâng tỷ lệ sở hữu lên 65,1% trong quý I/2021.
Đồng thời nhận 361 tỷ đồng lợi nhuận tài chính khi hợp nhất dự án Southgate sau khi tăng tỷ lệ biểu quyết từ 50% lên 65% trong quý III/2021. Đây là khoản định giá lại tài sản còn lại chưa ghi nhận mà trước đây được hạch toán theo tiến độ bàn giao dự án.
Bên cạnh đó, NLG duy trì sức khỏe tài chính tốt với tỷ lệ nợ ròng/vốn chủ sở hữu là âm 1,8% vào cuối 2021 so với 20,1% vào cuối 2020 chủ yếu nhờ 2.000 tỷ đồng thu được từ đợt phát hành riêng lẻ 60 triệu cổ phiếu với giá 33.500 đồng/cổ phiếu vào tháng 9/2021 và số tiền thu được từ khách hàng khi bàn giao dự án Akari.
Trong báo cáo mới nhất, Công ty Chứng khoán MB (MBS) lặp lại khuyến nghị mua đối với cổ phiếu NLG, giá mục tiêu 65.100 đồng/cổ phiếu, tương ứng triển vọng tăng giá 17%.
MBS cho rằng doanh thu và lợi nhuận của NLG tăng trưởng khả quan trong năm 2022, trong đó giá trị bán hàng dự kiến đạt 11.000 - 12.000 tỷ đồng.
Mặt khác, NLG sở hữu quỹ đất sạch quy mô lớn (681ha) với giá vốn thấp và các dự án chủ yếu ở vùng ven TP.HCM, tọa lạc tại vị trí chiến lược ở các cửa ngõ vào thành phố, đáng chú ý nhất là Waterpoint (Long An) và Izumi City (Đồng Nai).
Trên thị trường, cổ phiếu NLG có định giá hấp dẫn xét trên giá trị thị trường của quỹ đất, tiềm năng lợi nhuận cũng như so với các doanh nghiệp trong ngành.
NLG cũng là đối tác của nhiều tập đoàn quốc tế, đa số các dự án đều liên doanh 50% với các đối tác Nhật Bản. Điều này khiến các dự án của NLG có được sự an toàn về thu hồi vốn, đồng thời chất lượng và tiến độ pháp lý và xây dựng luôn được đảm bảo.
Dù vậy, ở góc độ thận trọng, với việc Chính phủ tuyên bố chiến lược thích ứng với dịch Covid-19, MBS đánh giá rủi ro từ các đợt giãn cách xã hội là khó xảy ra, đối với khuyến nghị này.
Chẳng hạn, lãi suất có thể tăng mạnh hơn dự kiến. Cụ thể, việc thay đổi điều hành chính sách tiền tệ sẽ ảnh hưởng tới kênh tín dụng dẫn vốn vào thị trường bất động sản. Tuy nhiên, MBS cho rằng chính sách tiền tệ hiện tại tương đối ổn định, không gian chính sách tiền tệ vẫn còn dư địa để nới lỏng tiền tệ hỗ trợ nền kinh tế.
Tiếp đó, chi phí xây dựng có thể tăng cao nếu giá vật liệu, đặc biệt là giá thép (chiếm 12% - 15% tổng chi phí xây dựng) duy trì ở mức cao trong các năm tới.
Cuối cùng là rủi ro pháp lý, các văn bản pháp lý còn chống chéo, ví dụ Luật Đất đai và Luật Kinh doanh bất động sản chưa đồng bộ làm chậm trễ quá trình phê duyệt dự án và ảnh hưởng hiệu quả các dự án. Thế nhưng, các quy định mới được kỳ vọng sẽ tháo gỡ khó khăn trong phê duyệt giúp thị trường sôi động trở lại.
Công ty Cổ phần Phát triển Nhà Bà Rịa - Vũng Tàu (HoSE: HDC) ghi nhận doanh thu quý IV/2021 đạt 437 tỷ đồng, tăng 51% so với cùng kỳ năm trước; biên lãi gộp giảm sâu là tác nhân kéo lợi nhuận sau thuế xuống 101,6 tỷ đồng, thấp hơn 17% so với quý IV/2020.
HDC cho biết, doanh thu trong quý ghi nhận được chủ yếu từ 1 phần dự án The Light city giai đoạn I và từ các dự án Tây 3/2, Ecotown Phú Mỹ.
Tuy nhiên lợi nhuận giảm so với cùng kỳ do quý IV/2020 công ty ghi nhận phần lớn doanh thu từ dự án Ngọc Tước 2, dự án này có giá vốn thấp do quỹ đất có từ nhiều năm trước đây, nên tỷ suất lợi nhuận cao.
Lũy kế cả năm 2021, HDC đạt 1.357 tỷ đồng doanh thu, tăng gần 62% so với năm trước đó. Mặc dù chi phí tăng cao, song lợi nhuận sau thuế vẫn ghi nhận 311,4 tỷ đồng, hoàn thành và vượt 22% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm.
Giá trị hàng tồn kho đến 31/12/2021 đạt 1.859 tỷ đồng, tăng 252 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Dư vay nợ thuê tài chính ngắn hạn đến cuối năm 522 tỷ đồng (giảm 33 tỷ đồng so với đầu năm) và dư vay nợ thuê tài chính dài hạn ghi nhận 821,5 tỷ đồng (tăng hơn 136 tỷ so với hồi đầu năm).
Trên thị trường, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) nhìn nhận mức stock rating của HDC ở mức 89 điểm, cho thấy mức xếp hạng tăng trưởng là tích cực.
Đồ thị giá của HDC đóng cửa tăng 7% và đồ thị giá vượt lên trên đường trung bình 50 phiên. Đồng thời, đồ thị giá có dấu hiệu bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực.
Ngoài ra, theo mô hình giá, đồ thị giá của HDC có dấu hiệu bước vào giai đoạn sóng tăng 3 với mục tiêu kỳ vọng là 108.000 đồng/cổ phiếu hoặc cao hơn là 118.900 đồng/cổ phiếu. Do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể mua, hoặc tiếp tục nắm giữ cổ phiếu này.
Quý IV/2021, Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam (HoSE: PLX) báo cáo doanh thu tăng gần 58% cùng kỳ lên 49.372 tỷ đồng, nhờ giá bán bình quân cao hơn (tăng 70%), bù đắp cho sản lượng tiêu thụ nội địa suy giảm (giảm 10%).
Tuy nhiên, do PLX được hưởng mức lợi nhuận cố định trên mỗi lít xăng dầu bán ra nên sản lượng tiêu thụ giảm và việc ghi nhận chi phí dự phòng hàng tồn kho (199 tỷ đồng), dẫn đến lợi nhuận gộp quý IV/2021 giảm 18,1% cùng kỳ.
Ngoài ra, lợi nhuận từ các công ty liên kết giảm 17,8% so với quý IV/2020, do đóng góp thấp hơn của Castrol BP Petco, vốn cũng bị ảnh hưởng bởi đợt bùng phát dịch bệnh trong nửa cuối 2021. Do đó, lợi nhuận ròng trong quý chỉ đạt 595 tỷ đồng, giảm 37,5% so với quý IV/2020.
Lũy kế cả năm 2021, lợi nhuận ròng vẫn ghi nhận mức tăng 186% cùng kỳ lên 2.830 tỷ đồng, chủ yếu nhờ giai đoạn bán niên kinh doanh hiệu quả.
Công ty Chứng khoán VNDirect (VND) nhận định, việc thiếu hụt nguồn cung trong nước ngắn hạn do nhà máy lọc dầu Nghi Sơn giảm công suất khi gặp vấn đề về tài chính có thể gây tác động trái chiều đối với PLX.
Một mặt, PLX có khả năng tăng sản lượng tiêu thụ khi những doanh nghiệp nhỏ gặp khó khăn để tìm kiếm nguồn hàng thay thế. Mặt khác, vấn đề này có thể tác động tiêu cực đến biên lợi nhuận gộp của PLX do phải tăng nguồn nhập khẩu với chi phí vận chuyển cao hơn.
Tuy nhiên, VND tin rằng Nghi Sơn sẽ sớm nâng công suất trở lại sau khi nhận trược sự hỗ trợ tài chính từ Petrovietnam.
Bên cạnh đó, triển vọng 2022 - 2023 của PLX khả quan nhờ sản lượng tiêu thụ xăng dầu phục hồi, sau khi chịu tác động nặng nề bởi dịch bệnh ở nửa cuối năm 2021.
VND dự báo, khi Việt Nam áp dụng chiến lược mới để “thích ứng an toàn với đại dịch” và mở cửa lại nền kinh tế, sản lượng tiêu thụ xăng dầu nội địa của PLX sẽ phục hồi trong năm 2022 - 2023 với mức tăng trưởng kép là 7%. Hơn nữa, ngành hàng không hoạt động trở lại cũng là yếu tố tích cực với mặt hàng xăng dầu.
Dựa trên giả định lợi nhuận ròng của PLX tăng trưởng 47,8% và 13,6% cùng kỳ trong các năm 2022 - 2023, VND khuyến nghị khả quan với mức giá mục tiêu 70.100 đồng/cổ phiếu, cao hơn 14% giá đóng cửa phiên 2/3.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.