Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2021 cho thấy, doanh thu của Công ty Cổ phần Sonadezi Châu Đức (HoSE: SZC) đạt 148 tỷ đồng, tăng 109% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp phần lớn từ mảng bất động sản khu công nghiệp (145 tỷ đồng).
Nhờ giá thuê khu công nghiệp Châu Đức tăng 10-15% cùng kỳ, biên lợi nhuận gộp theo đó cũng cải thiện từ 24% lên 64%. Đây cũng là yếu tố chính kéo lợi nhuận ròng lên 68 tỷ đồng, cao hơn 186% so với quý IV/2020.
Lũy kế cả năm 2021, lợi nhuận ròng đạt 324 tỷ đồng, tăng 74% so với năm trước.
Công ty Chứng khoán VNDirect (VND) dự báo doanh thu bất động sản khu công nghiệp giai đoạn 2022-2024 của SZC sẽ tiếp tục khả quan. Xu hướng tăng giá cho thuê tại khu công nghiệp Châu Đức dự kiến tiếp tục trong 2022 nhờ nhu cầu thuê đất cao và cơ sở hạ tầng tại Bà Rịa - Vũng Tàu đang được đẩy mạnh phát triển.
VND cho rằng doanh thu từ bất động sản khu công nghiệp năm 2022-2024 sẽ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép 22,5% nhờ cho thuê 40-60ha đất khu công nghiệp mỗi năm và giá cho thuê trung bình tăng 10-15% mỗi năm, dao động 75-95 USD/m2/kỳ thuê.
SZC đã hoãn bàn giao các lô đất nền tại dự án Sonadezi Hữu Phước sang 2022 do dịch Covid-19. Tuy nhiên, SZC vẫn ghi nhận doanh số ký bán tích cực và nhận khoản góp vốn 221 tỷ đồng trong 2021.
VND kỳ vọng doanh thu từ bất động sản dân cư sẽ đóng góp 30-35% vào giai đoạn 2022-2024. Hơn thế nữa, SZC đã thông qua nghiên cứu khả thi dự án khu đô thị Châu Đức với tổng giá trị phát triển hơn 14.500 tỷ đồng vào đầu 2022.
Công ty chứng khoán này tin rằng SZC sẽ đẩy mạnh các thủ tục pháp lý tại dự án này sau hơn 10 năm, để nắm bắt xu hướng giá đất tăng tại Bà Rịa - Vũng Tàu.
Do tiến độ thi công nhà phố thương mại tại dự án Sonadezi Hữu Phước nhanh hơn dự kiến, cùng với lượng bàn giao bị hoãn từ 2021 do dịch Covid-19, VND dự phóng lợi nhuận ròng giai đoạn 2022-2024 lần lượt tăng 82%/30%/28% so với cùng kỳ, đạt 588 tỷ đồng/765 tỷ đồng/980 tỷ đồng.
VND khuyến nghị khả quan đối với SZC, giá mục tiêu là 90.800 đồng/cổ phiếu, tương ứng triển vọng tăng 11% so với giá đóng cửa phiên 25/2. Dù vậy, rủi ro có thể tới khi dịch bùng phát làm chậm tiến độ đầu tư, bán hàng, pháp lý tại các dự án khu đô thị.
Năm 2021, doanh thu và lãi ròng thuộc cổ đông công ty mẹ của Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (HoSE: DGC) lần lượt đạt 9.550 tỷ và 2.389 tỷ đồng, lần lượt tăng 53% và 163% so với năm trước.
Trong năm, biên lợi nhuận cải thiện từ 23,7% lên 33,3% nhờ sự cải thiện về giá bán hàng hóa, đặc biệt là phốt pho; đồng thời DGC có lợi thế là nguồn nguyên liệu đầu vào apatit chủ động được khoảng 30% phần nguyên liệu đầu vào đã giúp lợi nhuận cải thiện tốt.
Công ty Chứng khoán Mirae Asset (MASVN) cho biết, giá phốt pho vàng trên thế giới đang có sự phục hồi mạnh trong tháng 2/2022 sau giai đoạn giảm mạnh tháng 1.
MASVN kỳ vọng xu hướng giá phốt pho vẫn sẽ duy trì mức cao do chính sách của Trung Quốc đang giảm dần các sản phẩm công nghiệp nặng, trong đó có mảng hóa chất để giảm bớt ảnh hưởng môi trường, cũng như những biến động mạnh của nguyên liệu thế giới.
Dây chuyền 2 của nhà máy sản xuất axit phosphoric điện tử vận hành cuối quý III/2021 với công suất thiết kế là 30.000 tấn/năm. Nhu cầu sản phẩm lớn nên kỳ vọng hoạt động mảng này sẽ vượt công suất thiết kế trong năm 2022.
Bên cạnh đó, việc giải phóng mặt bằng dự án Nghi Sơn đang đi vào giai đoạn cuối cùng; dự kiến việc xây dựng được triển khai trong nửa đầu năm 2022; dự án Nghi Sơn có thể đi vào hoạt động vào cuối năm 2024, đóng góp cho sự tăng trưởng dài hạn của DGC.
Hiện thông tin cụ thể mỏ quặng apatit thứ 2 của DGC chưa được công bố chi tiết. Tuy nhiên, sự đóng góp tích cực từ mỏ apatit 1 (khai trường 25) đã góp phần cải thiện chi phí dài hạn sẽ là cơ sở kỳ vọng tích cực dành cho DGC.
Năm 2022, MASVN dự báo doanh thu thuần và lãi ròng của cổ đông công ty mẹ đạt 14.475 tỷ đồng và 3.377 tỷ đồng, tăng 52% và 41% cùng kỳ. Trong năm, giá bán vẫn duy trì tốt giúp biên lợi nhuận gộp chỉ giảm về mức 30%; đóng góp mới từ mảng bất động sản 340 tỷ đồng; axit phosphoric điện tử đạt sản lượng 45.000 tấn. Giả định này chưa tính đến việc triển khai mỏ apatit mới.
Dự phóng EPS 2022 đạt 19.737 đồng, tương ứng P/E ở mức 8,2 lần. MASVN đánh giá tích cực dành cho DGC, đồng thời khuyến nghị mua cổ phiếu này với giá mục tiêu 197.400 đồng/cổ phiếu, cao hơn 22% so với thị giá hiện tại.
Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TP Bank, HoSE: TPB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý IV/2021 vững chắc với lợi nhuận trước thuế đạt 1.644 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Động lực tăng trưởng tới từ thu nhập lãi ổn định nhờ tăng trưởng tín dụng nhanh và biên lãi ròng (NIM) phục hồi; kiểm soát chi phí chặt chẽ và những cải tiến rõ rệt về chất lượng tài sản.
Lũy kế cả năm 2021, TPB ghi lãi trước thuế tăng trưởng mạnh 37% so với năm 2020 lên 6.038 tỷ đồng.
VND cho biết, TPB sẽ tiếp tục duy trì chiến lược tập trung vào mảng bán lẻ, dựa trên việc đã là ngân hàng tiên phong trong ứng dụng ngân hàng số với một lợi thế cạnh tranh bền vững (khả năng tiếp cận khách hàng dễ dàng với qui trình cho vay đơn giản và nhanh chóng).
Công ty chứng khoán này kỳ vọng TPB sẽ đạt tăng trưởng tín dụng cao hơn so với toàn ngành là 22%/20% trong giai đoạn 2022-2023 dựa trên tỷ lệ an toàn vốn cao của ngân hàng (14% so với ngành là 9-12%). Việc lãi suất tiền gửi tăng đến từ rủi ro lạm phát và sự cạnh tranh giữa các kênh đầu tư sẽ làm ảnh hưởng đến biên lãi thuần của các ngân hàng nói chung.
Tuy vậy, TPB sẽ có thể phần nào đối phó được với rủi ro này với tiềm năng tăng trưởng CASA, tỷ lệ cho vay khách hàng cá nhân ở mức vừa phải (48%) và tỷ lệ LDR thấp (58% so với hạn mức là 85%). Ngoài ra TPB có thể giảm áp lực trích lập dự phòng trong năm 2022-2023 nhờ vào chất lượng tài sản tốt.
Trên cơ sở đó, VND dự báo tăng trưởng lợi nhuận năm 2022-2023 của TPB là 25% và 24,5% so với cùng kỳ.
Thế nhưng, VND cho rằng tiềm năng của TPB đã được phản ánh vào giá cổ phiếu. Theo đó, TPB đang giao dịch ở mức P/BV 2 lần, cao hơn trung bình ngành 1,9 lần và tương đương mức +1 độ lệch chuẩn P/BV trung bình 5 năm. Do đó, VND khuyến nghị trung lập đối với TPB, giá mục tiêu là 41.100 đồng/cổ phiếu, xấp xỉ thị giá hiện tại.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.