'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Năm 2021, Tổng công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (HoSE: DIG) đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 1.440 tỷ đồng, tăng trưởng 60% so với thực hiện năm ngoái.
Kế hoạch này dựa trên việc bàn giao các sản phẩm của các dự án Nam Vĩnh Yên, Gateway, CSJ và Victory City Vị Thanh và chuyển nhượng quỹ đất của dự án Đại Phước trong năm.
Mới đây, DIG đã công bố kết quả kinh doanh 9 tháng năm 2021, trong đó ghi nhận doanh thu đạt 1.655 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 138 tỷ đồng, lần lượt giảm 11% và tăng 5,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, doanh nghiệp mới chỉ hoàn thành gần 13% kế hoạch trong khi còn một quý nữa là kết thúc năm.
Được biết, DIG đã phát hành xong 15 triệu cổ phiếu ESOP cho 129 người lao động. Tổng số lượng cổ phiếu lưu hành tăng từ hơn 409 triệu đơn vị lên hơn 424 triệu đơn vị. Với giá bán 15.000 đồng/cổ phiếu, tổng số tiền mà DIG huy động được trong đợt phát hành này là 225 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, năm 2021, DIG dự kiến phát hành riêng lẻ 75 triệu cổ phần chào bán cho các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, giá chào bán 20.000 đồng/cổ phiếu, hạn chế chuyển nhượng trong 1 năm. Tổng số tiền dự kiến thu được từ đợt chào bán là 1.500 tỷ đồng, sẽ được dùng đầu tư vào dự án khu đô thị mới Bắc Vũng Tàu.
Ngoài ra, DIG cũng có kế hoạch phát hành trái phiếu mới trị giá 2.000 tỷ đồng, vay ngân hàng với hạn mức tín dụng tối đa là 3.900 tỷ đồng. Số tiền này sẽ được dùng để giải phóng mặt bằng cho các dự án Bắc Vũng Tàu, Long Tân – Nhơn Trạch, đây đều là những dự án trong điểm của DIG trong 3-5 năm tới.
Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) kỳ vọng các dự án hạ tầng như cầu Cát Lái, đường vành đai 3, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu khi được triển khai sẽ tăng giá trị các dự án mà DIG đang và sắp triển khai tại Đại Phước, Long Tân và Vũng Tàu.
Trên thị trường, Yuanta đánh giá tích cực mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu DIG do mức Stock Rating ở mức 92 điểm. Đồ thị giá của DIG đóng cửa tăng 7% và ghi nhận hai phiên tăng mạnh liên tiếp. Đồng thời, theo mô hình sóng Elliot, đồ thị giá của DIG đã vượt xa mức 161% của Fibonacci Extension cho nên đồ thị giá có thể mở rộng đà tăng về mức kháng cự kế tiếp là 68.720 đồng/cổ phiếu.
Chính vì vậy, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư có thể tiếp tục nắm giữ cổ phiếu này.
Kết thúc 9 tháng, lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, HoSE: STB) tăng trưởng 39,7% cùng kỳ năm ngoái, lên 3.249 tỷ đồng.
Trong đó, tăng trưởng thu nhập lãi thuần đến từ tăng CASA và giảm tiền gửi có kỳ hạn. Phí dịch vụ giảm mạnh trong quý III do tác động của dịch Covid-19, khiến thu nhập ngoài lãi 9 tháng đầu năm giảm nhẹ so với cùng kỳ. Chi phí dự phòng giảm 15,5% cùng kỳ do nợ xấu giảm so với cùng kỳ.
Đáng chú ý, chất lượng tài sản của ngân hàng không bị suy giảm trong đợt dịch thứ tư. Mặc dù có tới 67% dư nợ của STB ở miền Nam, nơi chịu ảnh hưởng nặng bởi dịch Covid-19, tuy nhiên, chất lượng tài sản vẫn được giữ ở mức tốt với tỷ lệ nợ xấu đến cuối quý III ở mức tương đương so với quý liền trước với 1,56% và giảm 57 điểm cơ bản so với cùng kỳ.
Bên cạnh đó, nợ nhóm 2 (một chỉ báo sớm của nợ xấu) chỉ tăng thêm 915 tỷ đồng, tương đương 0,26% dư nợ. Tỷ lệ nợ nhóm 2 đến cuối quý III ở mức 0,51%; nợ tái cơ cấu do Covid-19 đến cuối quý III còn lại không đáng kể.
Công ty Chứng khoán ACB (ACBS) kỳ vọng tỷ lệ nợ xấu của STB sẽ duy trì xu hướng giảm khi STB tiếp tục xử lý các khoản nợ xấu tồn đọng. ACBS ước tính giá trị tài
sản tồn đọng (sau dự phòng) đến cuối quý III còn khoảng 33.000 tỷ đồng, giảm 20% so với đầu năm.
Tại đại hội cổ đông diễn ra vào tháng 4/2021, ban lãnh đạo đã cung cấp một số thông tin liên quan đến khoản nợ có tài sản đảm bảo là 32,5% vốn (tương đương 613 triệu cổ phiếu STB) của cựu Phó Chủ tịch Trầm Bê. Theo đó, giá cổ phiếu đủ để thanh toán cả gốc, lãi và lãi phạt vào khoảng 33.000-34.000 đồng/cổ phiếu, tương đương 20.000-21.000 tỷ đồng.
Đối với khoản nợ được đảm bảo bởi KCN Phong Phú, khu đất này vẫn đang trong quá trình thanh tra khiến STB chưa thể đem ra đấu giá trở lại. Giá khởi điểm mà STB chào bán vào năm 2020 là 6.651 tỷ đồng.
ACBS kỳ vọng những tiến triển trong việc xử lý hai khoản nợ lớn nói trên sẽ là chất xúc tác cho chất lượng tài sản và giá cổ phiếu STB. ACBS duy trì dự phóng quá trình xử lý tài sản tồn đọng của STB sẽ hoàn tất vào năm 2023.
Dó đó, công ty chứng khoán này khuyến nghị mua STB với giá mục tiêu 1 năm là 35.800 đồng/cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu thu nhập thặng dư. Giá mục tiêu của ACBS tương đương với P/E và P/B dự phóng 1 năm là 14 và 1,7 lần.
P/E dự phóng của ACBS cao hơn trung vị ngành (10,2 lần) do STB vẫn đang trong quá trình trích lập dự phòng cho các tài sản tồn đọng và do đó, lợi nhuận chưa phản ánh chính xác khả năng sinh lời thực sự của STB. P/B dự phóng thấp hơn trung vị ngành (1,92 lần) do STB vẫn còn một lượng tài sản tồn đọng khá lớn (khoảng 33.000 tỷ đồng) cần phải xử lý trong những năm tới, ACBS cho biết.
Quý III, Công ty Cổ phần Gemadept (HoSE: GMD) ghi nhận doanh thu đạt 729 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 163 tỷ đồng, lần lượt tăng 5% và 35% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 9 tháng, lợi nhuận của GMD tăng trưởng 38% so với cùng kỳ và hoàn thành 85% kế hoạch cả năm đề ra (512 tỷ đồng)
Trong giai đoạn cuối năm nay, Công ty Chứng khoán Agribank (AGR) dự báo dòng chảy hàng hóa qua các cảng biển tại Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh sự phục hồi của nền kinh tế thời kỳ hậu Covid-19 sẽ thúc đẩy nhu cầu giao thương hàng hóa và cuối năm thường là thời điểm tiêu thụ hàng hóa nhiều nhất, chủ yếu để phục vụ nhu cầu mua sắm xung quanh các ngày lễ lớn như Noel, Lễ tạ ơn, năm mới.
Do vậy, chúng tôi kỳ vọng trong quý cuối năm nay, GMD tiếp tục đà tăng trưởng và vượt chỉ tiêu lợi nhuận đã đề ra.
Thời gian tới, GMD có kế hoạch đầu tư mở rộng giai đoạn 2 của các dự án hiện hữu là cảng Nam Đình Vũ và cảng Gemalink. Về phần cảng Nam Đình Vũ, đây là nhà cảng chiến lược của GMD tại khu vực Hải Phòng. Nhờ vị trí đắc địa ở hạ lưu sông Cấm và gần cửa biển, nhà cảng này thường xuyên trong tình trạng phải hoạt động quá công suất.
Dự kiến giai đoạn 2 của dự án này sẽ được triển khai vào cuối năm nay và bắt đầu khai thác từ 2023, nâng tổng sản lượng hàng hóa có thể tiếp nhận lên gấp đôi công suất hiện tại.
Về cảng Gemalink, AGR duy trì quan điểm dự án này là động lực tăng trưởng chính của GMD trong thời gian tới. Sau 9 tháng hoạt động, cảng này đã khai thác gần 600.000 TEUs và bắt đầu có lãi. Giai đoạn 2 của dự án Gemalink dự kiến cũng sẽ đi vào hoạt động từ năm 2023 và giúp bổ sung nguồn cung của GMD lên thêm 900.000 TEUs mỗi năm.
Về dài hạn, AGR nhận thấy GMD còn nhiều tiềm năng tăng trưởng từ việc đầu tư mở rộng công suất các nhà cảng trọng điểm. Do đó, công ty chứng khoán này duy trì khuyến nghị mua với cổ phiếu GMD, giá mục tiêu 6 tháng là 65.000 đồng/cổ phiếu, tương đương tổng mức sinh lời 26%.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.