Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Quý IV/2021, Công ty Cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HoSE: HAH) tiếp tục ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan, với doanh thu thuần đạt 616 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 104 tỷ đồng, lần lượt tăng 70% và 90% so với cùng kỳ năm trước.
Lũy kế năm 2021, doanh thu của HAH ước đạt 1.900 tỷ đồng, tăng 59% so với năm 2020; lợi nhuận sau thuế đạt 389 tỷ đồng, tăng trưởng 165%. Với kết quả này, HAH đã thực hiện được 114% kế hoạch doanh thu và 247% kế hoạch lợi nhuận năm.
Công ty Chứng khoán SSI (SSI) cho biết, lợi nhuận kỷ lục trong quý IV của HAH là nhờ thị trường vận tải container thuận lợi, với 2 động lực chính, bao gồm hai hợp đồng cho thuê tàu mới đối với Haian West và Haian Mind được bảo đảm ở mức giá cao, giúp doanh thu ngày từ 4 hợp đồng cho thuê tàu hiện tại lên mức 90.000 USD (gấp 3 lần so với quý IV); và giá cước vận tải biển nội địa tăng 4 lần liên tiếp lên mức 60% so với mức quý III.
Đáng nói, trong cuộc thảo luận gần đây của SSI với ban lãnh đạo HAH, doanh nghiệp đã tiết lộ thêm về kế hoạch mở rộng đầy tham vọng, là việc bổ sung 6 tàu mới và mở thêm tuyến dịch vụ Nội Á trong năm 2022.
Cụ thể, 2 tàu đã qua sử dụng là Haian City (tên cũ là Marine Bia) và Anbien Bay (tên cũ là Putnam) sẽ được bàn giao trong nửa đầu năm, với tổng trọng tải gần 3.300 TEU; 4 tàu đóng mới dự kiến giao trong năm 2023 - 2024. Tổng vốn đầu tư ước tính là 120 triệu USD, trong đó 50% được tài trợ bằng vốn vay ngân hàng.
Với các tàu mới đầu tư, trọng tải đội tàu của HAH sẽ đạt 14.200 TEU (10 tàu) trong năm 2022 và 21.000 TEU (14 tàu) trong năm 2024, tăng gấp đôi so với năm 2021. Như vậy, HAH sẽ đủ năng lực để cung cấp các dịch vụ hàng ngày cho các tuyến nội địa và hơn nữa, trong 3 năm tới, doanh nghiệp đặt mục tiêu tiến ra thị trường khu vực, với bước đầu là hợp tác với các hãng tàu nước ngoài để mở các tuyến dịch vụ mới trong khu vực Nội Á (bao gồm Đông Bắc Á và Đông Nam Á), bắt đầu từ nửa cuối năm 2022. Điều này sẽ mở ra cơ hội mới cho HAH phát triển vượt ra ngoài thị trường Việt Nam và theo quan điểm của SSI, động thái này khá tham vọng nhưng khả thi.
SSI cho rằng các tuyến dịch vụ mới sẽ mang lại lợi nhuận cho HAH, theo đó tăng trưởng lợi nhuận cao trong giai đoạn 2022 - 2023, với lãi ròng (NPATMI) lần lượt ước đạt 744 tỷ đồng (tăng 67% cùng kỳ) và 902 tỷ đồng (tăng 21% cùng kỳ), tương ứng EPS là 14.641 đồng trong năm 2022 và 17.742 đồng trong năm 2023.
SSI cũng dự báo gián đoạn chuỗi cung ứng có thể kéo dài đến năm 2023 lâu hơn kỳ vọng ban đầu, do các yếu tố về dịch bệnh, căng thẳng giữa Nga - Ukraine... Vì thế, công ty chứng khoán này kỳ vọng ngành vận tải container quốc tế và nội địa sẽ tiếp tục hưởng lợi cho đến năm 2023.
Hiện SSI lặp lại khuyến nghị mua đối với cổ phiếu HAH, với giá mục tiêu 1 năm là 106.000 đồng/cổ phiếu (P/E mục tiêu không đổi là 7 lần), tiềm năng tăng giá là 20%.
Công ty Chứng khoán Mirae Asset (MASVN) cho biết, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long An Giang (HoSE: ACL) là doanh nghiệp chế biến xuất khẩu fillet cá tra đông lạnh đứng thứ 7 về doanh thu trong số các công ty niêm yết tại Việt Nam.
Hàng năm, ACL xuất khẩu khoảng 13.000 - 15.000 tấn fillet cá tra đông lạnh tới hơn 70 quốc gia trên thế giới, trong đó chủ yếu là Nam Mỹ, Trung Đông và châu Á. Năm 2021, ACL đạt tổng doanh thu 1.200 tỷ đồng (tăng 27,5% so với năm 2020) và lợi nhuận sau thuế 43 tỷ đồng (tăng 50%).
Bối cảnh hiện nay, cá tra Việt Nam được hưởng lợi trực tiếp từ việc Nga bị cấm vận. Theo đó, cá Minh Thái là loại cá thịt trắng cạnh tranh trực tiếp với cá Tra Việt Nam trên thị trường thế giới, hàng năm Nga xuất khẩu khoảng 400 triệu USD cá Minh Thái. Năm 2022 khi nga bị cấm vận bởi Mỹ và các quốc gia Tây Âu sẽ là cơ hội lớn cho cá Tra Việt Nam.
Bên cạnh đó, giá xuất khẩu tăng và nguồn cung trong nước khan hiếm đã đẩy giá cá tra nguyên liệu trong nước cuối tháng 2/2022 tăng 20% so với đầu năm 2022. Tuy nhiên, MASVN dự phong biên lợi nhuận gộp của ACL vẫn tăng nhờ giá bán tăng và tỷ lệ tự chủ nguyên liệu cao. Căn cứ tình trạng nhu cầu thế giới và nguồn cung trong nước như hiện nay, MASVN tin rằng giá cá tra sẽ tiếp tục được hưởng lợi cho tới cuối quý III/2022.
Công ty chứng khoán này dự phóng lợi nhuận sau thuế 2022 của ACL sẽ tăng 42,4% cùng kỳ, lên mức 61 tỷ đồng nhờ doanh thu trong kỳ tăng 15% lên 1.395 tỷ đồng và biên lợi nhuận gộp cải thiện 0,7 điểm phần trăm, đạt mức 13,4%. Tương ứng EPS đạt 1.027 đồng trong năm.
MASVN khuyến nghị mua dành cho ACL với giá mục tiêu 27.200 đồng/cổ phiếu, triển vọng tăng giá 23% so với thị giá hiện tại. Giá cổ phiếu này được xác định bằng phương pháp P/E với hệ số 22,5 lần (trung bình 3 tháng) áp dụng trên EPS dự phóng 2022. Cổ phiếu ACL đang được giao dịch ở mức P/E dự phóng 18,3 lần, thấp hơn 26% so với P/E hiện tại.
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk, HoSE: VNM) là công ty sữa lớn nhất Việt Nam với thị phần khoảng 60%. Với trên 40 năm kinh nghiệm, Vinamilk đã xây dựng được thương hiệu lớn với danh mục sản phẩm gồm sữa nước, sữa bột, sữa chua, sữa đặc và các loại thức uống khác.
Tiêu thụ FMCG (mặt hàng tiêu thụ nhanh), bao gồm sữa, đang dần phục hồi. Doanh số FMCG được dự đoán sẽ phục hồi từ 5% đến 9% trong năm 2022 sau 2 năm giảm liên tiếp trong giai đoạn 2020-2021. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng doanh số trong nước của VNM giảm từ hơn 20% so với năm 2020 vào tháng 10/2021 còn 7% so với cùng kỳ năm 2020 vào quý IV/2021 cho thấy con đường phục hồi của ngành FMCG còn nhiều thách thức.
Tổng thị phần của VNM tăng gần 1 điểm phần trăm vào năm 2021 (chủ yếu trong mảng sữa uống và sữa đặc). VNM tăng thị phần một phần do năng lực mạnh hơn của VNM so với các đối thủ cạnh tranh trong việc duy trì hoạt động kinh doanh ổn định trước những gián đoạn liên quan đến dịch Covid-19 nhờ mạng lưới cơ sở sản xuất và trung tâm phân phối rộng khắp trên toàn quốc của công ty.
Khả năng tăng thị phần của VNM sẽ hạn chế trong tương lai do hiện đã ở mức cao (tổng thị phần theo sản lượng đạt hơn 60%) và cạnh tranh gay gắt, đặc biệt là trong mảng sữa công thức. Biên lợi nhuận gộp năm 2022 của VNM được kỳ vọng sẽ duy trì ổn định hoặc giảm nhẹ so với năm 2021 khi giá bán tăng có thể bù đắp cho chi phí đầu vào cao hơn.
VNM đã tăng giá bán 2 lần vào tháng 12/2021 và tháng 1/2022, tương ứng với tổng mức tăng giá bán thấp hơn 5%. VNM kỳ vọng không tăng giá bán từ nay đến cuối năm trừ khi có các biến động đáng kể trong cơ cấu chi phí. Tính đến hiện tại, VNM đã chốt giá bột sữa đầu vào cho sản xuất đến tháng 6/2022.
Trong báo cáo mới đây, Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) khuyến nghị khả quan đối với VNM, giá mục tiêu 93.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn 19% giá đóng cửa phiên 3/3. Mặc dù VCSC cho rằng triển vọng tăng trưởng trung bình 1 chữ số của VNM sẽ là yếu tố ghìm định giá cổ phiếu, tuy nhiên, mức P/E 2022 của VNM là 17 lần, vẫn tương đối hấp dẫn so với mức P/E trượt trung bình 5 năm của các công ty cùng ngành trong khu vực là 26 lần.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.