Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Công ty Chứng khoán SSI (SSI) vừa có báo cáo cập nhật doanh nghiệp dành cho Công ty Cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HoSE: HAH).
Theo đó, HAH ghi nhận kết quả kinh doanh khởi sắc trong 6 tháng đầu năm 2021, với doanh thu và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ lần lượt đạt 808 tỷ đồng (tăng 49%) và 149 tỷ đồng (tăng 127%), lần lượt đạt 49% và 95% kế hoạch năm.
Hỗ trợ cho tăng trưởng kinh doanh chủ yếu đến từ việc bổ sung thêm hai tàu mới trong quý II, giúp tổng trọng tải đội tàu của HAH tăng thêm 40% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bên cạnh đó, hoạt động khai thác cảng cũng rất khả quan, nhờ sự phục hồi mạnh mẽ của các đối tác thương mại lớn của Việt Nam như Mỹ, châu Âu và Trung Quốc.
Trong năm 2021, SSI ước tính doanh thu và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ của HAH lần lượt đạt 1.893 tỷ đồng (tăng 59%) và 279 tỷ đồng (tăng 102%).
Với dự báo tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu dự kiến khó có thể được khắc phục cho đến năm 2023, SSI cho rằng điều kiện thị trường sẽ tiếp tục thuận lợi cho các công ty vận tải container, trong đó HAH cũng được hưởng lợi chính.
Mặc dù dịch Covid-19 hiện tại có thể ảnh hưởng đến sản lượng vận chuyển trong quý II, nhưng SÍ tin rằng HAH sẽ tiếp tục đạt tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ cho đến năm 2022.
Theo đó, SSI ước tính năm 2022, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ của HAH lần lượt đạt 2.418 tỷ đồng (tăng 28%) và 339 tỷ đồng (tăng 21%).
Trên thị trường, cổ phiếu HAH đang giao dịch với hệ số P/E năm 2021 là 8,4 lần và P/E năm 2022 là 6,9 lần và P/B năm 2021 là 1,7 lần, vẫn khá hấp dẫn.
Áp dụng hệ số P/E mục tiêu không đổi là 9 lần cho giai đoạn 1 năm, SSI đưa ra mức giá mục tiêu là 55.900 đồng/cổ phiếu dành cho HAH, với tiềm năng tăng giá là 18,5%.
Trong báo cáo mới nhất, Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) tiếp tục duy trì khuyến nghị phù hợp thị trường dành cho Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (HoSE: CTD), tuy nhiên điều chỉnh giảm giá mục tiêu 2% còn 56.300 đồng/cổ phiếu, thấp hơn 12,7% so với giá đóng cửa phiên 3/8.
VCSC cho rằng, CTD đã ghi nhận lợi nhuận dự kiến chậm hơn trong năm 2021, cho nên VCSC đã điều chỉnh giảm khoảng 17% lợi nhuận sau thuế giai đoạn 2021 - 2025 đối với doanh nghiệp này.
Trong 6 tháng đầu năm, CTD đã ký kết tổng giá trị hợp đồng mới trị giá 14.000 tỷ đồng, cao hơn kỳ vọng của VCSC (18.000 tỷ đồng). Do đó, VCSC nâng dự báo giá trị hợp đồng ký mới năm 2021 lên 20.000 tỷ đồng.
Dù vậy, VCSC cho rằng tiến độ xây dựng và tương ứng là việc ghi nhận doanh thu và lợi nhuận trong 6 tháng cuối năm 2021 của CTD sẽ chững lại một phần, do các gián đoạn gần đây từ dịch Covid-19 đối với hoạt động xây dựng tại một số tỉnh/thành phố.
Mặt khác, công ty chứng khoán này dự báo với giá vật liệu xây dựng tăng cao (thép), cạnh tranh và quá trình tái cơ cấu của CTD sẽ ảnh hưởng đến biên lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh (EBIT).
Sau khi điều chỉnh giảm biên EBIT và giảm dự báo lợi nhuận sau thuế cuối năm 2021 còn 1.910 tỷ đồng (giảm 43% so với cùng kỳ), VCSC định giá cổ phiếu CTD với P/E dự phóng 2021/2022 lần lượt là 22,5 lần/15,7 lần, mức phù hợp so với trung vị trượt 2 năm của các công ty cùng ngành là 9,6 lần, với giả định triển vọng lợi nhuận 2021 thấp.
Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) cho biết, kết thúc 6 tháng đầu năm, Tổng công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí (HoSE: PVT) ghi nhận doanh thu đạt 3.581 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 439 tỷ đồng, lần lượt tăng 5% và 39% so với cùng giai đoạn năm trước.
Với kết quả này, doanh nghiệp đã hoàn thành 60% kế hoạch lợi nhuận năm.
Tính riêng quý II, PVT có kết quả kinh doanh khả quan đến từ việc giá dầu hiện neo ở mức cao (75 USD), hỗ trợ giá cước vận tải của PVT. Theo đó, biên lợi nhuận gộp tăng lên mức 19,4%, cao hơn mức cùng kỳ là 14,1%.
Tuy nhiên, chi phí lãi vay quý II tăng 87% do PVT bắt đầu gia tăng vay nợ để phục vụ cho kế hoạch mở rộng đội tàu trị giá 300 triệu USD trong năm nay. PVT cho biết họ đã tiếp nhận 1 tàu mới vận chở khí siêu lớn (VLGC), chi phí 40 triệu USD, hồi cuối tháng 6/2021.
Ở 6 tháng cuối năm, Yuanta vẫn đánh giá cao khả năng giá dầu Brent vẫn sẽ tiếp tục được neo ở mức cao khi mà các nước đang dần kiểm soát làn sóng Covid-19 và tình hình tiêm vaccine đang tiến triển khả quan hơn ở nhiều nước. Điều này sẽ hỗ trợ giá cước vận tải của PVT.
Đồng thời, động lực tăng trưởng của PVT còn nằm ở kế hoạch mở rộng đội tàu. Tính chung 6 tháng đầu năm, PVT đã tiếp nhận các tàu PVT Azura (tàu xăng dầu thành phẩm), PVT Dawn (tàu xăng dầu thành phẩm), PVT Diamond (tàu hàng rời) và tàu VLGC mới.
Yuanta kỳ vọng, PVT sẽ tiếp tục nhận 1 tàu VLGC thứ 2 và 1 tàu chờ dầu siêu lớn (VLCC) nữa trong 2 quý cuối năm. Ước tính trong 3 năm tới, số tàu mới dự kiến của PVT là 12 - 15 tàu, đây sẽ là động lực tăng trưởng trong trung hạn của PVT.
Ngoài ra, nhà máy lọc dầu Dung Quất đã bảo dưỡng xong cuối 2020 và cũng có kế hoạch mở rộng giai đoạn 2 sắp tới. Điều này sẽ đảm bảo lượng hàng vận tải cho PVT trong trung hạn.
Ở mức giá đóng cửa hiện tại, PVT đang được giao dịch tại mức P/E dự phóng là 8,5 lần (tương ứng EPS là 2.166 đồng). Xu hướng ngắn hạn của PVT được nâng lên mức tăng.
Do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét mua ở mức giá hiện tại với tỷ trọng thấp.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.