'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Luỹ kế cả năm 2021, Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (UPCoM: BSR) 101.080 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 74% so với cùng kỳ, trong đó chiếm tới 34.096 tỷ đồng là doanh thu từ DO 0,05% S và hơn 33.403 tỷ đồng là nguồn thu từ Mogas 95. Lợi nhuận sau thuế năm 2021 đạt 6.673 tỷ đồng, tích cực nhất trong 4 năm qua và đảo ngược thành công khoản lỗ 2.858 tỷ đồng của năm 2020.
Với kết quả đạt được, BSR đã vượt 43% kế hoạch doanh thu (70.898 tỷ đồng) và gấp gần 8 lần kế hoạch lợi nhuận đề ra (870 tỷ đồng).
Kết quả kinh doanh khả quan là nhờ diễn biến giá dầu thô liên tục tăng mạnh trong năm 2021 đã tạo nhiều thuận lợi đối với tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong quý IV nói riêng và cả năm 2021 nói chung. Bên cạnh đó, việc chênh lệch giá dầu thô và sản phẩm trong những tháng cuối năm 2021 cũng góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của BSR.
Trước đó, BSR cũng nhận định các gói giải pháp quản trị biến động, các kịch bản ứng phó ở mức cao nhất, nhà máy vận hành liên tục, không bị dừng do tanktop, ổn định ở công suất tối ưu. Sau quý III buộc phải giảm công suất nhà máy lọc dầu Dung Quất về ngưỡng tối thiểu để tránh tồn kho tăng cao, song sang đầu quý IV sức tiêu thụ của thị trường đã tăng lên đáng kể.
Nắm bắt nhu cầu, BSR đã tăng công suất nhà máy, có thời điểm nhà máy Dung Quất hoạt động ở công suất 108%, tương ứng mức trước dịch, nhờ đó sản lượng sản xuất và tiêu thụ trong quý IV tăng mạnh.
Trong báo cáo mới đây, Công ty Chứng khoán KB (KBSV) cho biết giá dầu thô dự kiến tăng mạnh trong năm 2022 - 2023, qua đó hỗ trợ không nhỏ cho hoạt động kinh doanh của BSR. KBSV kỳ vọng những cổ phiếu dầu khí có mức độ tương quan chặt chẽ sẽ được hưởng lợi lớn nhờ đà tăng tiếp diễn của giá dầu, tiêu biểu là BSR và GAS - 2 cổ phiếu có cơ chế tính giá bán dựa trên giá dầu.
Cụ thể là neo vào bình quân 5, 10 và 15 ngày của giá Platts Singapore (giá tại nhà máy) cho mỗi sản phẩm xăng dầu và cộng thêm phần phụ trội dựa trên thoả thuận giữa BSR và khách hàng mỗi 6 tháng.
Bên cạnh đó, BSR dự báo hưởng lợi khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát và đối thủ cạnh tranh chính là Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn gặp khó khăn hoạt động. KBSV giả định Dung Quất sẽ vận hành ổn định trong năm 2022, với hiệu suất 108% do không phải thực hiện đại tu (BSR đại tu 3 năm/lần với khoảng thời gian 50 – 52 ngày, đợt gần nhất là năm 2020) và bù đắp sản lượng thiếu hụt do Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn giảm công suất.
Công ty chứng khoán này ước tính doanh thu và lợi nhuận sau thuế năm 2022 của BSR sẽ lần lượt đạt 143.713 tỷ đồng (tăng 42% so với năm ngoái) và 10.261 tỷ đồng (tăng 54%). Sang năm 2023, doanh thu và lợi nhuận sau thuế dự báo giảm lần lượt 24% và 22% so với năm trước, xuống còn 109.871 tỷ đồng và 8.031 tỷ đồng, trong bối cảnh giá dầu bình quân sụt giảm, hiệu suất hoạt động nhà máy giảm do vào kỳ đại tu lần 5, sản lượng tiêu thụ và giá bán sản phẩm cũng đi xuống.
Dựa trên định giá DCF, triển vọng kinh doanh cũng như xem xét các rủi ro có thể phát sinh, KBSV khuyến nghị mua đối với cổ phiếu BSR. Giá mục tiêu là 36.800 đồng/cổ phiếu, cao hơn 32,3% so với giá đóng cửa ngày 4/3.
Công ty Chứng khoán SSI (SSI) vừa đưa ra khuyến nghị mua đối với cổ phiếu QNS của Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi, kèm theo giá mục tiêu 1 năm là 61.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng triển vọng tăng 25% so với thời giá, dựa trên P/E mục tiêu là 13 lần.
Năm 2022, SSI ước tính QNS đạt 8.800 tỷ đồng doanh thu thuần (tăng 20,5% cùng kỳ) và 1.450 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (tăng 16,7%), tăng trưởng được thúc đẩy bởi 3 yếu tố, bao gồm sản lượng đường cải thiện (sản lượng đường RS tăng 20% cùng kỳ và 50.000 tấn đường RE); doanh thu sữa đậu nành tăng 11% cùng kỳ; doanh thu từ các mảng khác tăng 10% cùng kỳ, từ mức thấp năm 2021.
Lùi về năm trước, QNS ghi nhận 7.340 tỷ đồng doanh thu (tăng 13% so với năm 2020) và 1.240 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (tăng 17,9% so với cùng kỳ). Mảng mía đường là động lực tăng trưởng chính trong năm, với sản lượng tăng 24% cùng kỳ và giá bán cao hơn đáng kể; mảng sữa đậu nành cũng đạt mức tăng trưởng doanh thu tốt (6% cùng kỳ); ngược lại mảng điện sinh khối vẫn chưa đạt hòa vốn ròng, tương tự mảng đồ uống, bia và bánh kẹo cũng suy giảm tương đối mạnh.
Năm 2021, đáng chú ý là Vinasoy đã giành thêm được thị phần. Theo đó, cuối năm 2021, thị phần của Vinasoy đạt trên 90%, là bước nhảy vọt so với mức 85% trong cuối năm 2020. Điều này phù hợp với mức tăng trưởng doanh thu của công ty là 8% về sản lượng, cao hơn so với mức tiêu thụ sữa uống nói chung.
QNS có kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh đậu nành sang các thực phẩm và đồ uống làm từ đậu nành khác, vì doanh nghiệp cho rằng thị trường đồ uống dinh dưỡng từ đậu nành vẫn còn nhiều tiềm năng. Cụ thể, QNS sẽ ra mắt sữa chua uống làm từ đậu nành trong năm 2022 và một sản phẩm thay thế thịt làm từ đậu nành trong thời gian tới. SSI cũng cho rằng thực phẩm có nguồn gốc thực vật có thể sẽ là một xu hướng trong thời gian tới.
Sản lượng tiêu thụ sữa đậu nành tăng 20% so với cùng kỳ trong 2 tháng đầu năm 2022. Trong khi đó, QNS đã tăng giá bán bình quân khoảng 5%. Mặc dù giá đậu nành nhập khẩu vẫn ở mức cao trong năm nay, nhưng ban lãnh đạo dự kiến biên lợi nhuận của sữa đậu nành sẽ cao hơn khoảng 100-200 điểm cơ bản so với năm 2021, được hỗ trợ một phần bởi giá bán trung bình cao hơn.
Quý IV vừa qua, Công ty Cổ phần Vincom Retail (HoSE: VRE) đã phục hồi so với quý trước, với doanh thu 1.367 tỷ đồng (tăng 74% quý III) và lợi nhuận ròng 122 tỷ đồng, tăng gấp 5 lần quý III. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm 2020, các chỉ tiêu kinh doanh của VRE lần lượt giảm 58% và 87%.
Lũy kế cả năm, doanh thu và lợi nhuận ròng đạt 5.891 tỷ đồng và 1.314 tỷ đồng, lần lượt giảm 29% và 45% so với năm 2020.
Công ty Chứng khoán VNDirect (VND) cho biết, người tiêu dùng đang quay trở lại các trung tâm mua sắm, theo dữ liệu từ VRE và Google mobile, sự phục hồi của lượng khách tới các trung tâm thương mại Vincom đạt khoảng 80% so với thời điểm trước Covid-19 vào tháng 12/2021 và dự kiến sẽ đạt mức như trước đại dịch vào tháng 1/2022, trước kỳ nghỉ Tết. Đây là dấu hiệu tích cực cho sự phục hồi nhanh chóng của thị trường bán lẻ Việt Nam nhờ vào tỷ lệ tiêm chủng vắc-xin cao.
Vì thế, VND thay đổi dự phóng năm 2022-2023 xuống 17,9% và 5,5% so với dự báo đưa ra trước đó. VND cho rằng VRE có xu hướng tập trung vào mảng bất động sản cho thuế, cho nên dự báo doanh thu chuyển nhượng bất động sản năm 2022-2023 cũng điều chỉnh giảm xuống 48,7% và 51,1%.
VND cũng hạ dự phóng lợi nhuận ròng năm 2022-2023 xuống 22,1% và 4,1% so với dự báo trước, về còn 2.569 tỷ đồng và 4.289 tỷ đồng, tương ứng tăng trưởng 95,5% và 64,6% so với năm 2021.
Công ty chứng khoán này duy trì khuyến nghị khả quan đối với VRE, giá mục tiêu 37.800 đồng (tăng 3,3% so với dự báo trước), trên quan điểm chuyển định giá sang 2022; sự phục hồi mạnh mẽ của ngành bán lẻ Việt Nam sau đại dịch giúp tăng giá thuê thêm 1 điểm phần trăm mỗi năm từ 2026 trở đi.
Tiềm năng tăng giá của VRE bao gồm tốc độ mở mới trung tâm thương mại hoặc bán lẻ phục hồi nhanh hơn dự kiến, dẫn đến tăng trưởng mạnh mẽ trong kinh doanh cho thuê và có thể chuyển nhượng trung tâm thương mại với giá trị cao.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.