Toàn cảnh biệt thự trên bán đảo Sơn Trà bị Đà Nẵng thu hồi
(VNF) - Khu biệt thự được bảo phủ một màu xanh của các tán lá cây rừng. Do đó, Khu biệt thự rất khó nhìn thấy ở trên cao.
Trong quý III, Tổng công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PVDrilling, HoSE: PVD) ghi nhận doanh thu đạt 1.011 tỷ đồng, giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, khấu trừ các chi phí và thuế, lợi nhuận ròng của PVD lại tăng trưởng 72% cùng kỳ, lên mức 55,6 tỷ đồng.
Theo PVD, quý III năm nay doanh thu giàn khoan sụt giảm, trong khi cùng kỳ năm ngoái có 1,7 giàn. Song song, đơn giá cho thuê giàn khoan tự nâng sở hữu giảm gần 15% so với cùng kỳ năm ngoái đã ảnh hưởng đến doanh thu.
Dù vậy, nhờ tăng hiệu suất sử dụng giàn khoan tự nâng trong quý lên 88% (cùng kỳ là 55%) cùng việc tiết giảm các chi phí (bảo dưỡng thường xuyên, quản lý chung) đã giúp lợi nhuận sau thuế có được mức tăng trưởng ấn tượng.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, PVD đạt 2.661 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm gần 40% cùng kỳ và lỗ ròng 13,1 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái có lãi gần 110 tỷ đồng. Với kết quả này, doanh nghiệp mới chỉ hoàn thành 60% kế hoạch doanh thu (4.400 tỷ đồng) và còn cách tương đối xa kế hoạch lợi nhuận (25 tỷ đồng).
Nhận định về giá cổ phiếu, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) vừa duy trì đánh giá tích cực mức xếp hạng tăng trưởng của PVD, do mức stock rating của cổ phiếu đang ở 82 điểm. Kết thúc phiên 8/12, đồ thị giá của PVD đóng cửa tăng nhẹ 0,7% với khối lượng giao dịch giảm khá mạnh so với phiên trước đó và thấp hơn khối lượng giao dịch trung bình 20 phiên trước.
Đồng thời, đồ thị giá có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy ngắn hạn cho thấy rủi ro ngắn hạn giảm. Điểm tích cực là đồ thị giá xuất hiện mô hình vai đầu vai ngược và xu hướng ngắn hạn cũng được nâng lên mức tăng.
Bên cạnh đó, xu hướng ngắn hạn giá dầu có chuyển biến tích cực cho thấy khả năng giá dầu Brent có thể hồi phục trở lại mức đỉnh cũ ngắn hạn (tức là mức 85 USD/thùng) cho nên Yuanta đánh giá sẽ có cơ hội ngắn hạn cho cổ phiếu PVD.
Do đó, Yuantai khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét mua ở mức giá hiện tại với tỷ trọng thấp dưới 5% và tăng dần tỷ trọng ngắn hạn khi sức mạnh giá trên mức 80 điểm.
Kết thúc 9 tháng đầu năm, doanh thu của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (HoSE: DHG) tăng 14,4% cùng kỳ lên 2.909 tỷ đồng, hoàn thành 73% kế hoạch của cả năm. Lợi nhuận sau thuế cũng có mức tăng tương tự với 14,5%, đạt trên 605 tỷ đồng và thực hiện được 82% kế hoạch năm.
Trong kỳ, doanh thu hàng tự sản xuất là động lực tăng trưởng chính cho tổng doanh thu của DHG, đạt gần 2.500 tỷ đồng, tăng 10% cùng kỳ và chiếm 86% doanh thu hợp nhất. Điều này có được trong bối cảnh nhu cầu các sản phẩm kháng sinh tăng cao trong mùa dịch.
Nhận xét về kỳ vọng tăng trưởng thời gian tới của DHG, Công ty Chứng khoán Phú Hưng (PHS) cho rằng yếu tố hỗ trợ đến từ việc hợp tác chiến lược với Taisho Pharmaceuticals. Cụ thể, trong 5 năm qua, thành tựu lớn nhất là Taisho đã hỗ trợ DHG triển khai thành công 2 dây chuyền sản xuất viên nén và viên nén bao phim với gần 100 sản phẩm đạt tiêu chuẩn Japan-GMP.
Hợp tác chiến lược với Taisho làm động lực tăng trưởng doanh thu kênh điều trị và doanh thu xuất khẩu, gia tăng khả năng cạnh tranh và mở ra cơ hội tăng trưởng dài hạn và bền vững cho DHG trong tương lai.
Bên cạnh đó, dư địa tăng trưởng của ngành dược còn khá lớn. Theo hãng nghiên cứu thị trường BMI dự báo, quy mô toàn ngành dược của Việt Nam sẽ đạt 16,1 tỷ USD vào năm 2026 với 11% CAGR trong giai đoạn 2021 - 2026.
Với chiến lược tăng cường đầu tư kênh điều trị, PHS cho rằng DHG sẽ hưởng lợi tốt hơn từ dư địa tăng trưởng của ngành và xu hướng dài hạn của thuốc kênh ETC, nhờ các chính sách của nhà nước bảo vệ thuốc sản xuất trong nước.
Thông tư 15/2019/TT-BYT (quy định lại quy chế đấu thầu) nêu rõ trong nhóm 5 và nhóm 2, các loại thuốc nhập khẩu có thể không được phép chào thầu nếu thuốc sản xuất trong nước đáp ứng tiêu chuẩn WHO-GMP và EU-GMP tương ứng về cùng một hoạt chất chính (API), và nếu năng lực sản xuất của công ty có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu.
Nâng cao năng lực sản xuất tạo điều kiện cho công ty thâm nhập sau hơn vào kênh ETC. Chứng nhận Japan-GMP gia tăng khả năng cạnh tranh cho DHG trước EVFTA, tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế ngày càng gia tăng trong toàn dân, tạo cơ hội cho thuốc đấu thầu kênh ETC tăng trưởng trong tương lai.
PHS ước tính doanh thu năm 2022 của DHG đạt 4.300 tỷ đồng (tăng 8,2% cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế đạt 834 tỷ đồng (tăng 7,7%). Hiện PHS khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu DHG.
Kết thúc quý III, Công ty Cổ phần Phát triển Nhà Bà Rịa – Vũng Tàu (HoSE: HDC) ghi nhận doanh thu thuần đạt 281 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 66,5 tỷ đồng, lần lượt tăng 45% và 116% so với cùng kỳ.
Lũy kế 9 tháng, HDC đạt 920 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 67%; lợi nhuận sau thuế đạt gần 210 tỷ đồng, tăng 93%.
Trong năm 2021, HDC đặt kế hoạch doanh thu 1.300 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 320 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 52% và 11% so với thực hiện trong năm 2020. Với kết quả như trên, HDC đã đạt 74% mục tiêu tổng doanh thu và 82% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Trên thị trường, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) tiếp tục đánh giá tích cực mức xếp hạng tăng trưởng của HDC, do mức stock rating đang ở mức 94 điểm.
Ngày 7/12, đồ thị giá của HDC đóng cửa tăng 7% và vượt lên trên đường trung bình 20 ngày. Tuy nhiên, đồ thị giá có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy cho nên đồ thị giá có thể sẽ còn xuất hiện các nhịp điều chỉnh.
Dòng tiền ngắn hạn cải thiện, nhưng vẫn ở mức thấp. Bên cạnh đó, xu hướng ngắn hạn của HDC vẫn duy trì ở mức tăng cho nên các nhà đầu tư ngắn hạn cần hạn chế mua đuổi ở các nhịp tăng mạnh.
Tuy nhiên, rủi ro ngắn hạn của thị trường vẫn ở mức cao cho nên Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư chỉ nên xem xét mua và nắm giữ với tỷ trọng thấp dưới 5%.
(VNF) - Khu biệt thự được bảo phủ một màu xanh của các tán lá cây rừng. Do đó, Khu biệt thự rất khó nhìn thấy ở trên cao.